1.1. Phân tích nội dung của bài, chương, phần học.
Phân tích nội dung của bài, chương và phần học theo lôgic hệ thống. Có thể dùng sơ đồ, bảng biểu để hệ thống kiến thức của chương, bài và phần học, từ đó xác định vấn đề trọng tâm của bài.
Để bài dạy có hiệu quả hơn GV nên phân tích nội dung các bài trong hệ thống chương, phần học nhằm chọn ra các nội dung liên quan đến vấn đề chính cần hệ thống, khái quát.
1.2. Xác định mục tiêu.
Khi xác định mục tiêu của bài cần được đặt trong hệ thống của chương hoặc phần học. Việc xác định mục tiêu phải dùng những động từ diễn đạt yêu cầu hành động mà HS phải đạt được về chuẩn kiến thức, chuẩn về kỹ năng; phải lượng hóa được và có khả năng khái quát.
1.3. Xây dựng tư liệu bổ sung.
- Thu thập tư liệu từ các nguồn khác nhau liên quan đến bài học. Tư liệu có thể là các đoạn băng hình, các ảnh động…có thể là các bảng biểu, các sơ đồ… mà GV tự thiết kế. Đương nhiên nguồn tư liệu chính vẫn là thông tin từ SGK, HS phải gia công, xử lí theo định hướng khái quát.
- Sắp xếp tư liệu theo hệ thống thể hiện theo cấu trúc, chức năng hoặc cả cấu trúc và chức năng, theo mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng…
1.4. Thiết kế hệ thống hoạt động của thày, trò cho từng nội dung
Các hoạt động phải định hướng HS thu thập, xử lí thông tin theo một định hướng nhận thức nhất định. Kết quả của việc xử lí thông tin là HS hệ thống hóa, khái quát hóa nội dung theo lôgic phản ánh các mối quan hệ bản chất giữa các yếu tố cấu thành nội dung.
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 77
Thiết kế các hoạt động của thày và trò phải phát huy được tính tích cực của học sinh, tính sáng tạo, khả năng tư duy độc lập hoặc kỹ năng hoạt động nhóm của học sinh.
1.5. Hướng dẫn tự học
Căn cứ vào mục tiêu của bài, cách tổ chức các hoạt động trên lớp, khả năng lĩnh hội kiến thức từ học liệu và mục tiêu của bài tiếp theo để hướng dẫn học sinh học tại nhà, cụ thể:
- Khái quát, hệ thống kiến thức đã học;
- Nghiên cứu bài mới, tìm hiểu các thông tin liên quan từ các nguồn học liệu để trả lời các nội dung do GV định hướng.