PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH

Một phần của tài liệu skkn nghiên cứu phương pháp dạy học tiếp cân hệ thống trong chương trình sinh học lớp 9 thcs bắc giang (Trang 97)

Từ những kết quả trong và sau thực nghiệm cho thấy các lớp TN có kết quả học tập cao hơn các lớp ĐC cả về chất lượng lĩnh hội kiến thức, năng lực tư duy (đặc biệt là tư duy khái quát, tổng hợp và so sánh), khả năng vận dụng kiến thức và độ bền kiến thức.

2.1.Về khả năng chiếm lĩnh kiến thức

Khi xem xét các bài kiểm tra chúng tôi thấy rằng học sinh lớp TN đã hiểu tốt các khái niệm, các cấu trúc của các phần di truyền học, sinh thái học, đặc

Đ C

Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 98

biệt là mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng, mối quan hệ giữa các quá trình. Tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu, kém ở các lớp ĐC (20,97%) cao hơn các lớp TN (12,68%) trong khi tỉ lệ học sinh khá giỏi ở các lớp TN (40,98%) lại cao hơn ở các lớp ĐC (29,99%).

Như vậy, khả năng chiếm lĩnh kiến thức ở nhóm lớp TN cao hơn và tăng nhanh hơn so với nhóm lớp ĐC.

2.2. Về năng lực tư duy và khả năng vận dụng kiến thức

Năng lực tư duy thể hiện ở khả năng nhận biết vấn đề, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa và vận dụng kiến thức để giải các bài tập, giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.

Năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy hệ thống của HS ở các nhóm TN tốt hơn so với HS ở các nhóm ĐC. Năng lực tư duy hệ thống của HS thể hiện khả năng tổng hợp vấn đề, hiểu được các mối quan hệ qua lại giữa cấu trúc và chức năng, giữa các thành phần với nhau, giữa các quá trình sống...của hệ sống. Qua phân tích các bài kiểm tra cho thấy các câu hỏi mang tính khái quát, thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức trong từng bài, từng chương và liên thông trong phần học thì tỉ lệ HS làm tốt các câu hỏi này ở nhóm TN bao giờ cũng cao hơn nhóm ĐC.

Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 99

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

I. KẾT LUẬN

1. Điều tra ban đầu cho thấy: Nhận thức về quan điểm hệ thống và vận dụng quan điểm hệ thống vào dạy học của GV còn rất thấp. Điều này dẫn đến hệ quả học sinh học một cách máy móc, chủ yếu là học thuộc, ít nắm được bản chất và không có sự liên thông giữa các đơn vị kiến thức.

2. Việc vận dụng quan điểm hệ thống vào thiết kế và dạy học phần di truyền học, sinh thái học thuộc chương trình lớp 9 là hoàn toàn khả thi, dựa trên cơ sở về lí luận về quan điểm hệ thống và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động người học, trên cơ sở cấu trúc nội tại của chương trình sinh học trong cấp học THCS.

3. Logic cấu trúc và quy trình thiết kế bài dạy theo phương pháp tiếp cận hệ thống phù hợp nhất đối với những bài dầu của chương, bài cuối của chương hay phần học, bài ôn tập, những bài về cấu trúc, thành phần hay quy trình sinh học, nhưng cũng có thể được vận dụng được trong tất cả các bài thuộc chương trình sinh học THCS.

5. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ hiệu quả của việc thiết kế và dạy học bài ôn tập chương theo quan điểm hệ thống có những ưu thế cơ bản sau:

- Mang lại cho học sinh tri thức đầy đủ, khái quát hơn trong một chỉnh thể thống nhất hơn về phần sinh học tế bào.

- Rèn luyện cho học sinh cách tự học, tư duy hệ thống, quan điểm nhìn nhận các sự vật hiện tượng trong thực tế, khả năng vận dụng các tri thức để giải quyết các vấn đề của khoa học, xã hội và cuộc sống.

II. ĐỀ NGHỊ

1. Cần sớm đưa nội dung quan điểm hệ thống và vận dụng quan điểm hệ thống trong dạy học để rèn luyện cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

2. Dựa trên những kết quả nghiên cứu cho thấy việc thiết kế bài dạy và tổ chức dạy học theo phương pháp tiếp cận hệ thống là cần thiết, cần triển khai sâu rộng không chỉ trong môn sinh học cấp THCS mà áp dụng cả trong chương trình THPT, và các môn học khác, đáp ứng việc đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay./.

Một phần của tài liệu skkn nghiên cứu phương pháp dạy học tiếp cân hệ thống trong chương trình sinh học lớp 9 thcs bắc giang (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)