- Giới hạn sinh thá
1.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
1.2.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đốii với động vật.
- Nhiệt độ tác động đến hình thái, cấu trúc, tuổi thọ hoạt động sinh lí, sinh thái, tập tính. Mỗi loài sinh vật chỉ tồn tại được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định.
+ Sinh vật biến nhiệt: Phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường khi nhiệt độ môi trường tăng thì nhiệt độ cơ thể cũng tăng hoặc giảm theo.
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 59
+ Sinh vật đẳng nhiệt: Có khả năng điều tiết thân nhiệt nên bớt lệ thuộc vào nhiệt độ của môi trường→ có thể phát tán và sinh sống ở khắp nơi do giữ được thân nhiệt ổn định.
+ Nhiệt độ được tích luỹ trong một giai đoạn phát triển gần như là một hằng số:
T = ( x – k ) n
T: tổng nhiệt hữu hiệu: nhiệt độ cần thiết cho 1 chu kì phát triển của ĐV biến nhiệt (trong 1 loài T không đổi)
x: nhiệt độ môi trường
k: ngưỡng nhiệt phát triển (nhiệt độ mà dưới mức đó sinh vật không phát triển được)
n. Thời gian phát triển
- Sự thích nghi của sinh vật với môi trường có nhiệt độ khác nhau: + Nhiệt độ môi trường cạn biến đổi nhiều hơn so với nước;
+ Các đặc điểm thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ của cơ thể là khả năng giữ cân bằng nhiệt, toả bớt nhiệt hoặc chống mất nhiệt khi cần thiết;
+ Ở nơi giá rét động vật có lớp mỡ dưới da dày, lông dày, trú đông và ngủ đông; thực vật có vỏ dày cách nhiệt, sinh trưởng phát triển chậm, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm trong năm.
1.2.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật.
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái, giải phẫu của TV:
+ Ở vùng ôn đới , về mùa đông cây thường rụng lá, hạn chế diện tiếp xúc với không khí lạnh, hình thành vảy để bảo vệ chồi non và lớp bần cách nhiệt bao quanh chồi cây.
+ Cây mọc ở nơi có nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh: có vỏ dầy, tầng bần phát triển nhiều lớp giữ vai trò cách nhiệt với môi trường ngoài, lá có tầng cu tin dày, hạn chế thoát hơi nước.
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí của thực vật: + Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều làm giảm quang hợp
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 60
+ Nhiệt độ ảnh hưởng tới quá trình hình thành và hoạt động của diệp lục (nhiệt độ quá thấp hạt lục lạp ít, nhỏ; nhiệt độ quá cao diệp lục bị phân huỷ)
1.2.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với động vật
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái của động vật: + Qui tắc về kích thước cơ thể: (qui tắc Becman)
ĐV hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh) thì kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay với loài có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp và chúng thường có lớp mỡ dày.
ĐV biến nhiệt ở vĩ độ thấp có kích thước cơ thể tăng (trăn, đồi mồi, cá sấu, kì đà...)
+ Qui tắc về các bộ phận tai, đuôi, chi… của cơ thể (qui tăc Anlen)
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai đuôi, chi… thường bé hơn tai, đuôi, chi … của các loài động vật tương tự sống ở vùng nóng.
Giải thích
ĐV hằng nhiệt sống ở nơi có nhiệt độ thấp có tỷ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích (V) giảm → hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của động vật:
+ Nhiệt độ môi trưởng ảnh hưởng tới lượng thức ăn và tốc độ tiêu hoá thức ăn của ĐV
+ Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới trao đổi khí của ĐV: Nhiệt độ càng cao hô hấp càng tăng.
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự phát triển của động vật: Tốc độ phát triển của ĐV biến nhiệt phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ của môi trường. Khi nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá động vật không phát triển được (ngưỡng nhiệt phát triển)
Mỗi loài có một ngưỡng nhiệt phát triển nhất định
Ví dụ: trứng cá hồi bắt đầu phát triển ở 00C.
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự sinh sản: nhiều loài ĐV chỉ sinh sản trong một nhiệt độ thích hợp nhất định. Nếu nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn sinh sản sẽ bị giảm hoặc ngừng trệ.
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 61
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới tập tính của ĐV:
Nhiều loài ĐV nhờ có tập tính mà giữ thăng bằng nhiệt có hiệu quả.
Ví dụ: Chim cánh cụ, Lạc đà ở xa mạc…..