QUẦN XÃ SINH VẬT

Một phần của tài liệu skkn nghiên cứu phương pháp dạy học tiếp cân hệ thống trong chương trình sinh học lớp 9 thcs bắc giang (Trang 66)

Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian xác định (gọi là sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

3.1. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã

Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã là kết quả tổng hợp quan hệ giữa ngoại cảnh và quần thể.

Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 67

- Tính chu kì của quần xã:

Các nhân tố khí hậu, các nhân tố hữu sinh: thức ăn, kẻ thù dịch bệnh thay đổi theo chu kì → tạo nên tính chất chu kì của quần xã.

+ Quần xã vùng lạnh thay đổi theo chu kì mùa.

+ Quần xã rừng nhiệt đới thay đổi theo chu kì ngày đêm. - Hiện tượng khống chế sinh học:

Giữa các quần thể trong quần xã thường xuyên diễn ra mối quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch.

Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm.

Ví dụ: Gặp điều kiện sống thuận lợi làm cho sâu bọ phát triển khiến cho chim ăn sâu cũng phát triển theo. Khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều quần thể sâu bị quần thể chim tiêu diệt mạnh mẽ số lượng sâu lại giảm.

Ý ghĩa của khống chế sinh học

- Sinh học:

+ Phản ánh mối quan hệ về sự phụ thuộc số lượng cá thể giữa các loài có mối quan hệ đối địch trong quần xã;

+ Khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng, đảm bảo sự tồn tại của các loài trong quần xã, từ đó tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã→ đảm bảo sự ổn định của hệ sinh thái.

- Thực tiễn:

+ Là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học: dùng thiên địch để tiêu diệt các loài sinh vật gây hại thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu.

+ Ví dụ: Dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa; bảo vệ kiến vống để diệt rệp hại cam....

3.2. Các mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã

- Quan hệ hỗ trợ: Cộng sinh, hợp tác, hội sinh …các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại

- Quan hệ đối kháng: Quan hệ cạnh tranh, ức chế cảm nhiễm, đối địch... ít nhất có một loài bị hại.

Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 68

Quan hệ Đặc điểm Ví dụ

Cộng sinh A  B + +

Hai loài chung sống thường xuyên, đều có lợi, bắt buộc (nếu rời khỏi nhau cả 2 đều chết)

- Nấm, vi khuẩn, tảo đơn bào cộng sinh trong địa y

- Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ đậu

- Mối và trùng roi

- Vi sinh vật sống trong dạ dầy động vật nhai lại

Hợp tác A  B + +

Hai hay nhiều loài cùng sống cùng có lợi, không nhất thiết

- Chim sáo và trâu rừng

- Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn - Lươn biển và cá nhỏ Hỗ trợ Hội sinh A  B 0 + Hợp tác giữa 2 loài, một loài có lợi còn loài kia không có lợi nhưng cũng không có hại

- Phong lan bám trên thân cây gỗ. - Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, mối. - Cá ép và cá lớn. Cạnh tranh A  B - -

Các loài tranh giành nhau về thức ăn, chỗ ở và các điều kiện sống

khác cảu môi

trường…

Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.

- Cạnh tranh giữa cú và chồn - Cạnh tranh giữa các loài thực vật như cây trồng và cỏ dại. - Cạnh tranh nhau về ánh sáng giữa các cây ưa sáng

Kí sinh A  B - +

Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó Không giết chết vật chủ mà chỉ gây hại cho vật chủ

- Cây tầm gửi (nửa kí sinh); - Dây tơ hồng;

- Giun sán sống trong ống tiêu hoá của người và động vật

Ức chế cảm nhiễm

Tiêu diệt sinh vật khác thông qua khâu trung gian

- Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá tôm, chim ăn cá tôm bị độc, tỏi tiết ra chất ức chế các vi sinh vật xung quanh

- Tảo tiểu cầu tiết ra chất làm ức chế thẩm thấu của dận nước Đối Kháng SV này ăn sinh vật khác A  B - + Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn: động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, thực vật ăn động vật.

Cây bắt ruồi, bò ăn cỏ, hổ ăn thịt….

Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 69

3.4. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã

3.4.1. Số lượng các loài trong quần xã

- Độ đa dạng: Mức độ phong phú về số loài trong quần xã.

+ Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc điều kiện sống: điều kiện sống thuận lợi, quần xã có nhiều quần thể cùng sống, độ đa dạng cao; điều kiện sống không thuận lợi, quần xã có ít quần thể cùng sống, độ đa dạng thấp.

+ Trong một sinh cảnh xác định khi số loài tăng lên thì số cá thể của loài phải giảm đi vì chúng phải chia xẻ với nhau nguồn sống.

- Độ nhiều: Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.

- Độ thường gặp: Tỷ lệ phần trăm số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.

3.4.2. Thành phần loài trong quần xã

Loài ưu thế: Là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng, độ lớn hoặc tính chất hoạt động của nó.

Ví dụ: Thực vật có hạt là loài ưu thế trong quần xã sinh vật cạn.

Loài đặc trưng: là loài tiêu biểu nhất cho quần xã do số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác, loài chỉ có mặt ở quần xã này mà không có mặt ở quần xã khác

Ví dụ: Cọ là loài đặc trưng cho quần xã sinh vật đồi Phú Thọ; Cá cóc ở Tam Đảo.

Một phần của tài liệu skkn nghiên cứu phương pháp dạy học tiếp cân hệ thống trong chương trình sinh học lớp 9 thcs bắc giang (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)