HỆ SINH THÁ

Một phần của tài liệu skkn nghiên cứu phương pháp dạy học tiếp cân hệ thống trong chương trình sinh học lớp 9 thcs bắc giang (Trang 69)

4.1. Khái niệm

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh)

Ví dụ: Hệ sinh thái ao hồ,đồng ruộng, rừng…

Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của môi trường.

Trong hệ sinh thái, trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã – sinh cảnh chúng biểu hiện chức năng của một tổ chức sống.

Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 70

4.2. Các thành phần của hệ sinh thái

- Thành phần vô sinh (sinh cảnh): Nước, các yếu tố khí hậu, các yếu tố thổ nhưỡng, xác sinh vật trong môi trường…..

- Thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật) + Sinh vật sản xuất: Thực vật, tảo

+ Sinh vật tiêu thụ: Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, động vật ký sinh…

+ Sinh vật phân giải: Vi khuẩn dị dưỡng, nấm…

4.3. Vai trò của các yếu tố cấu thành hệ sinh thái

- Sinh vật sản xuất: Sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ một phần năng lượng được tích luỹ trong sinh khối của chúng và cung cấp nguồn vật chất và năng lượng cho sinh vật tiêu thụ các bậc.

- Sinh vật tiêu thụ: Không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ mà phải lấy chất hữu cơ có sẵn dưới dạng thức ăn, truyền năng lượng và vật chất từ thực vật sang động vật

- Sinh vật phân giải: Phân hủy xác chết động, thực vật trả lại nguồn vật chất hữu cơ và vô cơ cho môi trường, đảm bảo sự tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.

4.3 Chuỗi và lưới thức ăn

4.3.1. Chuỗi thức ăn

- Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích thức ăn. Mắt xích này vừa tiêu thụ mắt xích phía trước vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

Ví dụ : Lúa → sâu → ếch → rắn → đại bàng → Vi sinh vật. - Trong hệ sinh thái có hai loại chuỗi thức ăn:

Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất.

Ví dụ: Cỏ → dê → hổ → vi sinh vật.

Cấu trúc : Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ bậc1 → sinh vật tiêu thụ bậc 2 … → vi sinh vật.

Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 71

`Chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ

Ví dụ: Mùn hữu cơ → mối → nhện → chim → vi sinh vật

Cấu trúc: Mùn bã → động vật ăn mùn bã → động vật ăn động vật → vi sinh vật.

- Vì qua mỗi mắt xích thức ăn năng lượng bị tiêu hao rất lớn nên đến bậc cuối cùng chỉ nhận được một phần rất nhỏ từ mắt xích đầu tiên vì vậy chuỗi thức ăn thường có số mắt xích ngắn.

- Trong chăn nuôi người ta thường nuôi các loài sử dụng thức ăn là thực vật hoặc gắn với thực vật để thu được tổng năng lượng cao.

4.3.2. Lưới thức ăn

- Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung (loài sinh vật có phổ thức ăn rộng đã đóng vai trò khâu nối các xích thức ăn lại với nhau). - Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài, giàu ổ sinh thái thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.

+ Lưới thức ăn ở vùng nhiệt đới hay xích đạo, phức tạp hơn lưới thức ăn ở vùng ôn đới hay vùng cực.

+ Lưới thức ăn ở vùng gần bờ phức tạp hơn lưới thức ăn ở vùng ngoài khơi.

Bậc dinh dưỡng

- Tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng, bao gồm:

+ Bậc dinh dưỡng cấp 1 (Sinh vật sản xuất)

+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 (Sinh vật tiêu thụ bậc 1)

+ Bậc dinh dưỡng câp 3 (Sinh vật tiêu thụ bậc 2)

+ Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất:

Một phần của tài liệu skkn nghiên cứu phương pháp dạy học tiếp cân hệ thống trong chương trình sinh học lớp 9 thcs bắc giang (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)