Xu hướng thị trường lao động và xã hội 2013-2020

Một phần của tài liệu xu hướng lao động và xã hội việt nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế (Trang 56)

III. Xu hướng lao động và xã hội 2013-2020

3.2.Xu hướng thị trường lao động và xã hội 2013-2020

3.2.1. Dự báo dân số và lực lượng lao động

a. Dân số

Dân số Việt Nam tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, mức tăng bình quân năm đạt 1,1% giai đoạn 2013-2015 và 0,9% giai đoạn 2016-2020, đạt 91,8 triệu người năm 2015 và 96,4 triệu người vào năm 2020.

Khu vực nông thôn, do tác động của đô thị hóa nên sẽ thu hẹp đồng thời cả qui mô và tỷ trọng dân số. Dự kiến, dân số bình quân năm giảm 1,1% giai đoạn 2013-2015 và 1,7% giai đoạn 2016-2020, đạt 59,4 triệu năm 2015 và 54,6 triệu người vào năm 2020.

Khu vực thành thị chịu áp lực lớn về gia tăng dân số cơ học do đô thị hóa và lao động di cư. Dự kiến, dân số bình quân năm tăng 5,4% giai đoạn 2013-2015 và 5,2% giai đoạn 2016-2020, đạt 32,4 triệu năm 2015 và 41,7 triệu người vào năm 2020.

Bảng 1.38. Dự báo dân số đến 2020

Số lượng (nghìn người) Cơ cấu (%)

Tổng số Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn

2013 89.787 29.137 60.650 32,4 67,6 2014 90.834 30.771 60.063 33,9 66,1 2015 91.764 32.386 59.379 35,3 64,7 2016 92.696 34.094 58.602 36,8 63,2 2020 96.369 41.733 54.636 43,3 56,7 Bình quân 2013-2015 (%) 1,1 5,4 -1,1 Bình quân 2016-2020 (%) 0,9 5,2 -1,7

Nguồn: Dự báo dân số của TCTK và ILSSA (điều chỉnh theo kết quả thực tế các năm 2009-2012).

Dân số từ 15 tuổi trở lên tiếp tục tăng với tốc độ bình quân một năm đạt 1,2% giai đoạn 2013-2015 và xấp xỉ 1% giai đoạn 2016-2020, đạt 70,7 triệu người năm 2015 và 74,3 triệu người năm 2020. Giai đoạn 2013-2015, dân số từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn sẽ giảm bình quân năm là 0,9% và giảm bình quân năm là 1,6% trong giai đoạn 2016-2020, giảm còn 44 triệu người năm 2015 và còn 40,7 triệu người năm 2020.

Bảng 1.39. Dự báo dân số từ 15 tuổi trở lên đến 2020

Số lượng (nghìn người) Cơ cấu (%) Cả nước Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn 2013 69.071 24.252 44.819 35,1 64,9 2014 70.519 26.049 44.470 36,9 63,1 2015 70.727 26.721 44.006 37,8 62,2 2016 72.070 28.681 43.389 39,3 60,7 2020 74.250 33.583 40.666 45,2 54,8 Bình quân 2013-2015 (%) 1,2 5,0 -0,9 Bình quân 2016-2020 (%) 1,0 4,6 -1,6

b. Lực lượng lao động và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

Việt Nam vẫn còn lợi thế dân số vàng với nguồn cung lao động tiếp tục tăng. Trong bối cảnh TTLĐ phát triển thấp và tác động đồng thời của cung lao động tăng và tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ làm cho tỷ lệ tham gia LLLĐ tăng. Dự báo, tỷ lệ tham gia LLLĐ đạt 79% năm 2015 và đạt khoảng 80,8% năm 2020. Tỷ lệ tham gia LLLĐ nông thôn khá cao, đạt 83,2% và 86,5%; tỷ lệ tham gia LLLĐ thành thị thấp hơn, đạt mức 72,2% và 74% vào năm 2015 và 2020 tương ứng.

Bảng 1.40. Dự báo tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đến 2020

Đơn vị: %

Cả nước Thành thị Nông thôn

2013 78,0 71,1 81,8 2014 78,4 71,6 82,4 2015 79,0 72,2 83,2 2016 79,4 72,6 83,8 2020 80,8 74,0 86,5 Nguồn: ILSSA (2013).

LLLĐ dự báo tiếp tục tăng với tốc độ bình quân năm đạt 1,8% giai đoạn 2013-2015 và 1,4% giai đoạn 2016-2020, đạt 55,9 triệu người năm 2015 và 60 triệu người năm 2020. LLLĐ nông thôn giảm dần do tác động của đô thị hóa và di cư nông thôn-thành thị, giảm xuống 36,6 triệu người năm 2015 và còn 35,2 triệu người vào năm 2020.

Bảng 1.41. Dự báo lực lượng lao động đến 2020

Số lượng (nghìn người) Cơ cấu (%)

Cả nước Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn

2013 53.883 17.235 36.648 32,0 68,0 2014 55.304 18.651 36.653 33,7 66,3 2015 55.882 19.284 36.598 34,5 65,5 2016 57.196 20.823 36.373 36,4 63,6 2020 60.009 24.849 35.160 41,4 58,6 Bình quân 2013-2015 (%) 1,8 5,8 -0,1 Bình quân 2016-2020 (%) 1,4 5,1 -0,9 Nguồn: ILSSA (2013). 3.2.2. Dự báo việc làm

Số lao động có việc làm sẽ đạt 54,5 triệu người năm 2015 và 58,3 triệu người vào năm 2020. Tổng số việc làm ở thành thị sẽ đạt tương ứng 18,5 triệu và 23,9 triệu người, ở nông thôn sẽ đạt gần 36 triệu và 34,9 triệu người vào các năm tương ứng.

Tốc độ tăng việc làm bình quân năm là 1,6% giai đoạn 2013-2015, giảm xuống còn dưới 1,4% giai đoạn 2016-2020. Tổng số việc làm ở thành thị tăng nhanh còn ở nông thôn thì giảm dần, tốc độ tăng việc làm bình quân năm ở thành thị là 5,4% trong giai đoạn 2013-2015 và 5,1% trong giai đoạn 2016-2020; ngược lại, số việc làm ở nông thôn giảm bình quân năm là 0,2% trong giai đoạn 2013-2015 và 0,9% trong giai đoạn 2016-2020.

Bảng 1.42. Dự báo lao động có việc làm đến 2020

Số lượng (nghìn người) Cơ cấu (%)

Cả nước Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn

2013 52.772 16.656 36.116 31,6 68,4 2014 54.052 17.984 36.068 33,3 66,7 2015 54.470 18.515 35.955 34,0 66,0 2016 55.687 20.011 35.677 35,9 64,1 2020 58.266 23.893 34.373 40,5 58,6 Bình quân 2013-2015 (%) 1,6 5,4 -0,2 Bình quân 2016-2020 (%) 1,4 5,1 -0,9 Nguồn: ILSSA (2013).

Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch mạnh cơ cấu việc làm nông nghiệp, nông thôn. Dự báo đến năm 2015, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm còn 42,1% và giảm còn 30,1% vào năm 2020. Giai đoạn 2013-2020 bình quân mỗi năm sẽ chuyển 921,8 nghìn lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp (trong đó 50% sẽ tiếp tục làm việc ở nông thôn, 50% làm việc ở khu vực thành thị). Ngành dịch vụ sẽ phát triển mạnh và mỗi năm sẽ có thêm khoảng 965 nghìn người vào làm việc trong ngành dịch vụ, lớn hơn 1,4 lần so với ngành CN-XD.

Bảng 1.43. Dự báo lao động có việc làm theo ngành đến 2020

Số lượng (nghìn người) Cơ cấu (%)

Chung Nông nghiệp Công nghiệp- Xây dựng Dịch vụ Chung Nông nghiệp Công nghiệp Xây dựng Dịch vụ 2013 52.772 23.966 11.443 17.363 100,0 45,4 21,7 32,9 2014 53.649 23.511 11.982 18.156 100,0 43,8 22,3 33,8 2015 54.470 22.916 12.409 19.145 100,0 42,1 22,8 35,1 2016 55.268 22.089 13.157 20.021 100,0 40,0 23,8 36,2 2020 58.266 17.513 16.542 24.212 100,0 30,1 28,4 41,6 Bình quân 2013-2015 (%) 1,6 -2,2 4,1 5,0 Bình quân 2016-2020 (%) 1,4 -5,6 5,9 4,9 Nguồn: ILSSA (2013). 3.2.3. Thất nghiệp

Tăng trưởng kinh tế không cao và bất cập giữa cơ cấu đào tạo và nhu cầu lao động là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng32. Giai đoạn 2013-2020, tỷ lệ thất nghiệp cả

32 Mặc dù trong giai đoạn 2012-2020 tỷ lệ tham gia LLLĐ tăng, tỷ lệ thất nghiệp cũng có xu hướng tăng do thất nghiệp theo cơ cấu tăng.

nước dự kiến sẽ tăng từ 2,5% năm 2015 lên 2,9% năm 2020. Quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp diễn ra nhanh hơn khiến cho tỷ lệ thất nghiệp nông thôn tăng nhẹ, từ 1,8% năm 2015 lên 2,2% năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị tăng lên 4,0% năm 2015 nhưng nhờ sự phục hồi của các ngành công nghiệp và dịch vụ nên tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm còn 3,9% vào năm 2020.

Bảng 1.44. Dự báo thất nghiệp đến 2020

Số người thất nghiệp (nghìn người) Tỷ lệ thất nghiệp (%)

Cả nước Thành thị Nông thôn Cả nước Thành thị Nông thôn

2013 1.111 578 533 2,1 3,4 1,5 2014 1.253 668 585 2,3 3,7 1,6 2015 1.412 769 643 2,5 4,0 1,8 2016 1.512 815 697 2,7 4,0 1,9 2020 1.743 956 787 2,9 3,9 2,2 Bình quân 2013-2015 (%) 12,7 15,2 9,9 Bình quân 2016-2020 (%) 3,6 4,1 3,1 Nguồn: ILSSA (2013).

PHẦN THỨ HAI

I. CHẤT LƯỢNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ Ở VIỆT NAM

II. TÁC ĐỘNG CỦA CẮT GIẢM CHI TIÊU CÔNG TỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI

IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN MỨC SỐNG TỐI THIỂU CHUNG CỦA VIỆT NAM, 2013

CHẤT LƯỢNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Ths. Chử Thị Lân

Viện Khoa học Lao động và Xã hội

1. Đặt vấn đề

Việc làm đầy đủ, có năng suất chất lượng là mục tiêu của mọi người lao động ở các quốc gia trên thế giới nhằm hướng tới việc làm bền vững (decent work). Việc làm không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội và chính trị, nhất là trong bối cảnh kinh tế suy giảm như hiện nay. Giai đoạn 2009-2012, kinh tế nước ta có nhiều biến động phức tạp và khó khăn, tăng trưởng kinh tế bình quân năm chỉ đạt dưới 6% nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn giảm nhẹ, tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 chỉ là 1,7%33 so với 2,6% năm 2009. Ngược lại, tỷ lệ lao động PCT năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 36,6% năm 2012. Ngày càng có nhiều quan ngại rằng suy giảm kinh tế có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm nói chung và chất lượng việc làm của người lao động làm công ăn lương nói riêng. Liệu chất lượng việc làm của lao động làm công ăn lương có bị ảnh hưởng nghiêm trọng hay không? Nghiên cứu này sử dụng số liệu Điều tra Lao động-việc làm năm 2009 và 2012 của Tổng cục Thống kê để phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng việc làm trong bối cảnh kinh tế suy giảm và đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của suy giảm tăng trưởng kinh tế đến chất lượng việc làm của lao động làm công hưởng lương.

Một phần của tài liệu xu hướng lao động và xã hội việt nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế (Trang 56)