Bình đẳng giới trong việc làm

Một phần của tài liệu xu hướng lao động và xã hội việt nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế (Trang 88)

III. Xu hướng lao động và xã hội 2013-2020

2.Bình đẳng giới trong việc làm

Tốc độ tăng việc làm của lao động nữ thấp hơn lao động nam trong thời kỳ 2002-2012

Năm 2012, trong tổng số 51.422 việc làm của nền kinh tế, việc làm của lao động nữ đạt 24.923 người, bằng 48,47%. Trong giai đoạn 2002-2012, bình quân hàng năm tăng khoảng 1,2 triệu người, tốc độ tăng 2,6%. Tốc độ tăng việc làm của lao động nữ chậm hơn lao động nam (2,8%) dẫn đến xu hướng giảm tỷ trọng việc làm của lao động nữ trong tổng số việc làm, từ 48,6% năm 2002 xuống còn 48,47% năm 2012.

Bảng 2.3.3. Lao động có việc làm theo giới tính

2002 2006 2011 2012 1. Cả nước (nghìn người) Nam 22.313 22.894 26.135 26.499 Nữ 21.139 21.655 24.327 24.923 2. Tỷ lệ (%) Tỷ lệ nam 51,40 51,40 51,80 51,53 Tỷ lệ nữ 48,60 48,60 48,20 48,47

Chênh lệch theo giới tính,

% (Nữ-Nam) -2,80 -2,80 -3,60 -3,06

Chỉ số khoảng cách giới

(Nữ/Nam) 0,95 0,95 0,93 0,94

Nguồn: - Bộ LĐTB&XH, Số liệu thống kê lao động-việc làm các năm 1996-2005. - TCTK, Số liệu Điều tra lao động-việc làm các năm 2008-2012.

Chỉ số khoảng cách giới năm 2012 là 0,94 điểm cho thấy mức độ bất bình đẳng không lớn trong tham gia làm việc của lao động nữ và lao động nam. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới trong việc làm lại thể hiện ở những khía cạnh khác như cơ cấu việc làm, khu vực làm việc, vị thế làm việc,… của lao động nữ và lao động nam.

56

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu việc làm, tốc độ chuyển dịch việc làm ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp của lao động nữ chậm hơn lao động nam.

Năm 2012, tỷ lệ lao động nữ làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 1,7% so với năm 2011 (từ 50,9% năm 2011 xuống 49,2% năm 2012). Các con số tương ứng của lao động nam là 2,4%, 45,2% và 47,6%. Nguyên nhân khiến tỷ trọng việc làm của lao động nữ trong ngành nông-lâm-ngư giảm chậm hơn so với lao động nam có thể do: (i) Trong số lao động chuyển dịch ra khỏi lĩnh vực nông-lâm thuỷ sản, lao động nam nhiều hơn lao động nữ; (ii) Trong số lao động mới gia nhập/tái gia nhập thị trường lao động ngành nông-lâm-thuỷ sản, số lao động nam ít hơn lao động nữ.

Hình 2.3.1. Cơ cấu lao động đang làm việc theo ngành và giới tính, ngành nghề năm 2012

Đơn vị: %

Nguồn: ILSSA tính toán từ Số liệu điều tra lao động-việc làm năm 2011, 2012 của TCTK.

Những khó khăn của lao động nữ trong chuyển dịch việc làm ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp xuất phát từ vai trò giới trong việc làm và trong hộ gia đình. Theo truyền thống, lao động nữ gắn với nông nghiệp nhiều hơn, lao động nam có xu hướng thoát ly tìm việc làm phi nông nghiệp. Trong gia đình, đặc biệt ở khu vực nông thôn, phụ nữ vẫn đảm nhiệm phần lớn công việc nội trợ gia đình, chăm sóc con cái và người già, người ốm,... đây cũng là một trong những lý do lao động nữ khó thoát ly nông nghiệp và nông thôn hơn so với nam giới. Lao động nữ khó khăn hơn lao động nam trong tiếp cận thông tin việc làm phi nông nghiệp57. Một khó khăn nữa đối với phụ nữ trong dịch chuyển việc làm ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp là trình độ học vấn, CMKT của lao động nữ thấp hơn lao động nam58.

Xem xét theo nghề nghiệp, lao động nữ vẫn chiếm tỷ trọng cao ở những nghề không đòi hỏi trình độ CMKT. Cụ thể “Nghề giản đơn”, “Dịch vụ cá nhân, bán hàng” có tỷ lệ lao động nữ tương ứng là 43,9% và 19,7%; trong khi đó tỷ lệ này ở nam chỉ là 37,1% và 10,6%. Trái lại, ở những nghề nghiệp có vị thế cao hơn như “Lãnh đạo”, “CMKT bậc cao”, tỷ lệ lao động nữ thấp hơn đáng kể so với lao động nam. Chỉ số khoảng cách giới ở nhóm “Lãnh đạo” là 0,31 cũng phản ánh rõ ràng mức độ bất bình đẳng còn khá lớn đối với lao động nữ ở lĩnh vực này

57Nguồn: Khảo sát 500 phụ nữ có nhu cầu học nghề, hỗ trợ việc làm tại 5 tỉnh. Nhóm nghiên cứu ILSSA, 2012.

58

Bảng 2.3.4. Khoảng cách giới về nghề nghiệp năm 2012

Đơn vị: %

Nam Nữ Chỉ số khoảng cách giới (Nữ/Nam) Tổng số 100,0 100,0 Nhà lãnh đạo 1,6 0,5 0,31 CMKT bậc cao 7,1 5,1 0,72 CMKT bậc trung 4 3 0,75 Nhân viên 1,6 1,4 0,88 Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng 10,6 19,7 1,86 Nghề trong nông, lâm và ngư nghiệp 12,6 14,2 1,13 Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 16,9 6,9 0,41 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 8,5 5,3 0,62

Nghề giản đơn 37,1 43,9 1,18

ILSSA tính toán từ Số liệu điều tra lao động-việc làm năm 2011, 2012 của TCTK.

Xem xét về vị thế làm việc, lao động nữ làm các công việc không ổn định, dễ bị tổn thương hơn nhiều so với lao động nam. Năm 2012, tỷ lệ lao động nữ làm các công việc “Lao động gia đình không hưởng lương” là 23,2%, gần gấp đôi so với tỷ lệ này của lao động nam là 12,2%. Tỷ lệ lao động nữ “Tự làm việc” cũng cao hơn đáng kể so với lao động nam, tương ứng là 44,10% và 46,0%. Đây là những nhóm lao động dễ bị mất việc làm và hầu như không được hưởng một loại hình BHXH nào.

Hình 2.3.2. Lao động theo vị thế làm việc, giới tính năm 2012

Đơn vị: % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lao động nữ vẫn kém hơn lao động nam trong tiếp cận công việc “Làm công ăn lương”, với sự đảm bảo về BHXH và điều kiện lao động. Chỉ có 29,1% lao động nữ “Làm công ăn lương", so với tỷ lệ này ở lao động nam là 40%.

Một phần của tài liệu xu hướng lao động và xã hội việt nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế (Trang 88)