III. Xu hướng lao động và xã hội 2013-2020
3. Một số phương pháp xác định mức sống tối thiểu
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp xác định mức sống tối thiểu khác nhau, tuỳ vào từng điều kiện cụ thể mà các quốc gia có thể lựa chọn để sử dụng cho mình phương pháp xác định phù hợp.
Một trong những cách phổ biến là mức sống tối thiểu sẽ được thiết lập tại mức giúp cho các cá nhân có được một khả năng nhất định, bao gồm cả sức khoẻ, cuộc sống tích cực và tham gia đầy đủ vào xã hội.
Về bản chất, đó chính là phương pháp xác định chuẩn nghèo khách quan với 2 cách phương pháp phổ biến là:
Dựa vào năng lượng trong khẩu phần lương thực thực phẩm-FEI (phương pháp tiếp cận gián tiếp)
Dựa vào chi phí cho các nhu cầu cơ bản-CBN (phương pháp tiếp cận trực tiếp)
3.1. Dựa vào năng lượng trong khẩu phần lương thực thực phẩm-FEI
Phương pháp này xác định mức chi tiêu cho đời sống (hoặc thu nhập) cho phép có đủ lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình. Chi tiêu cho đời sống bao gồm cả chi tiêu LTTP cũng như chi tiêu phi LTTP.
Hình 1 cho thấy một hàm biểu diễn quan hệ giữa năng lượng Calories và thu nhập (hoặc chi tiêu). Khi thu nhập (hoặc chi tiêu) tăng lên thì năng lượng trong khẩu phần ăn tăng lên song chậm hơn. Gọi k là mức năng lượng cần trong khẩu phần ăn, người ta có thể dựa vào đường cong này để xác định đường nghèo z. Ta có công thức sau:
k = f(y) do đó: y = f-1(k)
hoặc, cho một mức calories tối thiểu vừa đủ kmin ta sẽ có:
z = f-1(kmin)
Lưu ý rằng cách tiếp cận này không đòi hỏi phải có bất kỳ một thông tin nào về giá của hàng hoá tiêu dùng.
Hình 2.4.1. Hàm quan hệ thu nhập-calories
Điều trước tiên là phải xác định được số lượng lương thực, thực phẩm thích hợp. Cần phải lưu ý là, không có sự thống nhất giữa các quốc gia về luợng Kcal tiêu dùng để xác định mức sống tối thiểu. Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng các quốc gia xây dựng mức sống tối thiểu dựa trên các tiêu chuẩn calo rất khác nhau, dao động từ mức thấp là 1800 Kcals ở Ấn Độ (GOI, 2009) đến mức trên 2700 Kcals đối với một số quốc gia ở Châu Phi.
Bảng 2.4.1. Lượng Kcal tiêu dùng hàng ngày sử dụng khi xây dựng mức sống tối thiểu
Nước Kcal/ngày/người Ấn Độ 1.80084 Indonesia 2.100 Philippines 2.000 Thái Lan 1.978 Trung Quốc 2.150
Phương pháp dựa vào khẩu phần ăn không hoàn hảo và không được sử dụng trừ khi nếu các cách khác không thực hiện được. Một trong những lý lo chính đó là:
- Sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị: Hộ gia đình ở nông thôn có thể mua LTTP rẻ hơn, do LTTP ở nông thôn thường rẻ hơn vừa vì họ có xu hướng tiêu dùng những thực phẩm mà tính theo calories thì rẻ hơn (ví dụ như sắn nhiều hơn gạo). Kết quả, hàm calories thu nhập cho các hộ gia đình ở nông thôn sẽ cao hơn các hộ gia đình thành thị. Nói cách khác với mỗi đầu vào năng lượng từ LTTP đưa ra, chuẩn nghèo trong khu vực nông thôn sẽ thấp hơn ở khu vực thành thị thể hiện trong hình 2.
84
Hình 2.4.2. Các hàm Calaories thu nhập cho khu vực nông thôn và thành thị
FEI (Cal/day) Inc/exp
- Sự biến động của giá cả: Trong một vài trường hợp đặc biệt như ở Việt Nam, giai đoạn 1993-1998, 2009-2011 có sự tăng vọt của giá cả LTTP (70%). Trong khi đó giá cả các hàng hoá phi lương thực, thực phẩm lại chỉ tăng 25%. Kết quả là người tiêu dùng lương thực, thực phẩm chuyển từ tiêu dùng LTTP sang phi LTTP.
3.2 Mức sống tối thiểu dựa vào chi phí cho các nhu cầu cơ bản-CBN
Phương pháp này xác định giá trị của chi tiêu tiêu dùng cần thiết để đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Mức sống tối thiểu được tính toán như sau:
Nhu cầu Msmin Z: Z=ZF + ZN
ZF = Nhu cầu min về lương thực, thực phẩm ZN= Nhu cầu min về phi lương thực, thực phẩm
a. Xác định nhu cầu min về lương thực, thực phẩm
Xác định lượng kcalo tiêu dùng
Xác định rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm để bảo đảm lượng Kcalo tiêu dùng
Có thể áp dụng một rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm cho cả nước hoặc rổ riêng cho từng vùng địa lý, khu vực thành thị-nông thôn. Tuy nhiên, phương pháp đơn giản nhất là chỉ áp dụng một rổ hàng hoá lương thực, thực phẩm cho tất cả các vùng trong các khu vực thành thị, nông thôn, miền núi, bởi vì:
Bảo đảm sự công bằng trong tiếp cận nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân không phân biệt nơi sinh sống của họ.
Tạo điều kiện cho việc tính toán và tránh gây nhầm lẫn cho người sử dụng thông tin. 2100 Cal Zn Inc/exp Nông thôn Thành thị Y Zt
Bảng 2.4.2. Rổ lương thực, thực phẩm của Việt Nam cung cấp 2100 K.cal/ngày
Đơn vị: kg/năm
Loại lương thực, thực phẩm
Khối lượng lương thực, thực phẩm
năm 1993 (kg)
Khối lượng lương thực, thực phẩm năm 2002 (kg) Chênh lệch (2002-1993) Gạo tẻ 169,6 165,6 -4,0 Gạo nếp 5,9 5,8 -0,2 Ngô 2,1 2,5 0,4 Sắn 9,4 4,2 -5,2
Khoai lang, khoai tây 11,4 4,9 -6,5
Bánh mì, bột mì 0,8 0,7 -0,1 Mì sợi, mì tôm 0,7 1,9 1,2 Bánh phở 2,5 2,0 -0,5 Miến 0,8 0,5 -0,3 Thịt lợn 5,2 7,2 2,0 Thịt trâu, bò 0,1 0,3 0,2 Thịt gà 2,3 2,6 0,3 Thịt vịt, gia cầm khác 0,7 1,3 0,6 Thịt khác 0,2 0,0 -0,2 Thịt chế biến 0,0 0,1 0,1 Dầu, mỡ ăn 1,5 2,7 1,2 Cá, tôm tơi 11,0 12,9 1,9 Cá, tôm khô 0,7 0,8 0,1 Trứng gà, vịt 0,4 0,9 0,5 Đỗ tương 3,1 3,9 0,8 Vừng, lạc 0,9 0,9 -0,1 Đỗ xanh 1,0 1,0 0,0 Rau muống 15,0 16,0 1,0 Su hào 6,0 3,3 -2,7 Cải bắp 5,9 5,6 -0,3 Cà chua 3,4 2,7 -0,7 Rau khác 15,2 0,0 -15,2 Cam 0,5 0,8 0,3 Chuối 6,6 6,8 0,2 Xoài 0,6 0,7 0,1 Hoa quả khác 6,3 1,2 -5,1 Nước mắm, nước chấm 6,0 4,5 -1,5 Muối 5,7 3,9 -1,8 Bột ngọt, mì chính 0,8 1,2 0,4 Đường, mật 2,5 2,5 -0,1 Bánh kẹo các loại 0,4 1,2 0,8 Sữa và các sản phẩm từ sữa 0,0 0,3 0,2 Đồ uống có cồn 4,1 5,8 1,7 Cà phê 0,1 0,1 0,0 Chè 2,5 1,0 -1,5
b. Xác định chi phí cho rổ hàng hoá lương thực, thực phẩm
Chi phí cần thiết để mua rổ hàng hoá được tính bằng cách nhân khối lượng từng mặt hàng trong rổ với giá của mặt hàng tương ứng theo công thức sau đây:
Chi phí rổ = Xi Pi Trong đó: Xi: Hàng hoá i trong rổ hàng hoá LT-TP
Pi: Giá mua hàng hoá i
- Do định lượng của rổ hàng hoá cố định, sự khác biệt về giá trị của rổ hàng hoá chủ yếu là do sự khác biệt về giá cả gây nên.
c. Xác định chi phí nhu cầu phi lương thực, thực phẩm
Các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm rất khó xác định được khối lượng tiêu dùng cho từng mặt hàng do chúng bao gồm cả các hàng hoá là dịch vụ (như y tế, giáo dục) và các hàng hoá được tiêu dùng trong nhiều năm như đồ dùng lâu bền, quần áo và chi cho ASXH, v.v... Cách tiếp cận xác định nhu cầu phi lương thực-thực phẩm cũng dựa trên mức chi tiêu thực tế của nhóm hộ gia đình “chuẩn” theo hướng như sau:
- Giả định rằng các hộ gia đình phân bổ chi tiêu cân bằng giữa nhu cầu lương thực-thực phẩm và phi lương thực-thực phẩm. Có nghĩa là, những hộ gia đình đáp ứng vừa đủ nhu cầu chi tiêu cho hàng hoá lương thực thì cũng đáp ứng được chi tiêu cho hàng hoá phi lương thực. Vì vậy, nhu cầu đối với hàng hoá phi lương thực được tính trên cơ sở chi tiêu thực tế cho hàng hoá phi lương thực của những hộ gia đình có mức chi cho LTTP tương đương ở mức lương thực lựa chọn (ví dụ mức 2100 kcal/ngày).
d. Xác định mức sống tối thiểu chung
Có 2 cách xác định:
Lấy chi phí cho nhu cầu lương thực, thực phẩm cộng với chi phí cho nhu cầu các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm.
MS min chung = Chi (LT-TP + phi LT-TP)
Xác định tỷ lệ chi lương thực, thực phẩm trong tổng chi tiêu của hộ (K), chi tiêu cho nhu cầu chung sẽ bằng = chi (TT-TP)/K