Giảm nghèo

Một phần của tài liệu xu hướng lao động và xã hội việt nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế (Trang 49)

II. Diễn biến thị trường lao động và xã hội 2002-2012

2.7.Giảm nghèo

2.7.1. Tỷ lệ nghèo

Trong thập kỷ vừa qua, công cuộc giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-201528, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 18,1% năm 2004 xuống còn 11,1% năm 2012. Tuy nhiên, vẫn còn chênh lệch lớn giữa dân tộc Kinh/Hoa và DTTS về điều kiện sống và tỉ lệ nghèo với xu hướng ngày càng giãn rộng. Nghèo đói còn tập trung ở một số địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng bãi ngang ven biển và vùng đông đồng bào DTTS. Mặc dù DTTS chỉ chiếm 15% tổng dân số, nhưng lại chiếm 48% số người nghèo ở Việt Nam. Năm 2012, còn trên 42% hộ gia đình DTTS sống dưới chuẩn nghèo, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng TD&MNPB là 24,2%, Tây Nguyên là 18,6%, BTB&DHMT là 16,7%, khu vực nông thôn là 14,4% (cao gấp 4 lần so với khu vực thành thị).

28

Tỷ lệ hộ nghèo được tính theo thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của hộ gia đình.

- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2004, 2006, 2008 tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006-2010 có điều chỉnh theo trượt giá như sau:

Năm 2004: 170 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn và 220 nghìn đồng đối với khu vực thành thị. Năm 2006: 200 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn và 260 nghìn đồng đối với khu vực thành thị. Năm 2008:290 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn và 370 nghìn đồng đối với khu vực thành thị.

- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010, 2012 tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 có điều chỉnh theo trượt giá như sau:

Năm 2010: 400 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn và 500 nghìn đồng đối với khu vực thành thị. Năm 2012: 530 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn và 660 nghìn đồng đối với khu vực thành thị.

Bảng 1.33. Tỷ lệ hộ nghèo theo vùng Đơn vị: % 2004 2006 2008 2010 2012 Cả nước 18,1 15,5 13,4 14,2 11,1 Thành thị 8,8 7,7 6,7 6,9 3,9 Nông thôn 21,2 18,0 16,1 17,4 14,4 Kinh\Hoa 14,3 11,8 10,1 9,3 6,6 Dân tộc thiểu số 49,0 44,6 39,8 47,6 42,2 Đồng bằng sông Hồng 14,1 10,0 8,6 8,3 6,1 Trung du và Miền núi phía Bắc 30,2 27,5 25,1 29,4 24,2 Bắc Trung Bộ và DHMT 25,7 22,2 19,2 20,4 16,7

Tây Nguyên 26,1 24 21 22,2 18,6

Đông Nam Bộ 3,2 3,1 2,5 2,3 1,4

Đồng bằng sông Cửu Long 14,4 13 11,4 12,6 10,6

Nguồn: TCTK, VLHSS 2004-2012.

2.7.2. Thu nhập của người nghèo và bất bình đẳng trong thu nhập

Chỉ số khoảng cách nghèo và khoảng cách nghèo bình phương29 cho thấy điều kiện sống của người nghèo đã được cải thiện không chỉ đối với các hộ có thu nhập sát với chuẩn nghèo mà cả với hộ nghèo hơn. Năm 2004, thu nhập bình quân của hộ nghèo thấp hơn so với chuẩn nghèo khoảng 4,7%, giảm xuống còn 3% vào năm 2012; mức độ trầm trọng về nghèo đói cũng giảm từ 13,7% năm 2004 xuống còn 10,5% vào năm 2012.

Tuy nhiên, nghèo trầm trọng vẫn diễn ra ở khu vực nông thôn, trong nhóm hộ DTTS và ở vùng TD&MNPB. Năm 2012, chỉ số khoảng cách nghèo ở khu vực nông thôn cao gấp 4 lần so với thành thị; của hộ DTTS cao gấp gần 10 lần so với hộ người Kinh\Hoa; của vùng TD&MNPB cao 4,9 lần so với vùng ĐBSH, cho thấy thu nhập của hộ nghèo trong những vùng này còn cách xa so với chuẩn nghèo.

29

Khoảng cách nghèo đo lường mức độ bình quân khoảng cách giữa mức sống của tất cả những người nghèo so với chuẩn nghèo. Khoảng cách nghèo bình phương thể hiện mức độ trầm trọng của nghèo đói, được tính tương tự nhưng gán trọng số cao hơn cho các hộ mà có mức sống cách xa chuẩn nghèo hơn.

Bảng 1.34. Chỉ số khoảng cách nghèo và khoảng cách nghèo bình phương Chỉ số khoảng cách nghèo Thay đổi Chỉ số bình phương khoảng cách nghèo Thay đổi 2004 2012 2004 2012 Chung 0,047 0,03 -0,017 0,137 0,105 -0,032 Khu vực Thành thị 0,023 0,010 -0,013 0,101 0,059 -0,042 Nông thôn 0,055 0,039 -0,016 0,147 0,119 -0,028 Dân tộc Kinh 0,035 0,017 -0,018 0,117 0,078 -0,039 Dân tộc thiểu số 0,138 0,111 -0,027 0,239 0,202 -0,037 Vùng Đồng bằng sông Hồng 0,034 0,016 -0,018 0,109 0,075 -0,034

Trung du và miền núi phía Bắc 0,079 0,079 0 0,171 0,172 0,001

Bắc Trung Bộ và DHMT 0,074 0,038 -0,036 0,173 0,118 -0,055

Tây Nguyên 0,074 0,041 -0,033 0,178 0,118 -0,06

Đông Nam Bộ 0,006 0,005 -0,001 0,044 0,041 -0,003

Đồng bằng sông Cửu Long 0,032 0,024 -0,008 0,124 0,093 -0,031

Nguồn: TCTK, KSMSHGĐ 2004-2012.

Xem xét các yếu tố thu nhập bình quân của hộ gia đình và bất bình đẳng trong thu nhập cho thấy yếu tố thu nhập có tác động thuận tới giảm nghèo, còn bất bình đẳng trong thu nhập có tác động ngược lại. Nói cách khác, phân phối thu nhập đóng vai trò quan trọng trong giảm nghèo.

Hệ số co giãn giữa tỷ lệ nghèo theo thu nhập giảm dần trong giai đoạn 2004-2012 (từ 2,3 năm 2004 xuống 2,0 năm 2012). Năm 2004, khi tăng thu nhập thêm 1% thì tỷ lệ nghèo sẽ giảm khoảng 2,3%, trong khi con số này của năm 2012 là 2,0%, cho thấy giảm nghèo khó khăn hơn. Nói cách khác, để giảm tỷ lệ nghèo với cùng một mức, thu nhập cần phải tăng lên nhiều hơn so với trước. Riêng đối với DTTS, vùng TD&MNPB, BTB&DHMT và ĐBSCL, hệ số co giãn tỷ lệ nghèo theo thu nhập có xu hướng tăng trong giai đoạn 2004-2012, phản ánh vai trò quan trọng của việc nâng cao thu nhập hộ gia đình đến mục tiêu giảm nghèo ở những vùng còn khó khăn.

Năm 2012, hệ số co giãn tỷ lệ nghèo theo Gini tính theo thu nhập là 4,3, tức là nếu hệ số Gini tăng 1% thì tỷ lệ nghèo tăng khoảng 4,3%. Hệ số này tăng lên ở tất cả các nhóm trong giai đoạn 2004-2012 cho thấy việc gia tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có tác động tiêu cực đến giảm nghèo, làm chậm tốc độ giảm nghèo.

Bảng 1.35. Hệ số co giãn giữa tỷ lệ nghèo và tăng trưởng thu nhập

Hệ số co giãn của tỷ lệ nghèo đói theo thu nhập bình quân

Hệ số co giãn của tỷ lệ nghèo đói theo GINI

2004 2012 Thay đổi 2004 so với 2012 2004 2012 Thay đổi 2012 so với 2004 Chung -2,3 -2,0 -0,3 3,0 4,3 1,3 Khu vực Thành thị -0,9 -0,8 -0,2 2,1 2,6 0,5 Nông thôn -2,9 -2,7 -0,2 3,3 4,9 1,6 Dân tộc Kinh -2,1 -1,6 -0,5 3,0 3,7 0,7 Dân tộc thiểu số -4,0 -5,8 1,8 2,5 6,5 4,0 Vùng Đồng bằng sông Hồng -2,1 -1,3 -0,8 2,8 3,3 0,5 Trung du và miền núi phía Bắc -3,5 -4,1 0,6 3,4 5,4 2,0 Bắc Trung Bộ và DHMT -3,3 -3,6 0,3 3,3 5,5 2,2 Tây Nguyên -3,0 -2,9 -0,1 2,9 4,2 1,3 Đông Nam Bộ -0,4 -0,4 0,0 1,7 1,8 0,1 Đồng bằng sông Cửu long -2,5 -2,8 0,2 3,2 4,8 1,6

Nguồn: TCTK, KSMSHGĐ 2004-2012

Sử dụng số liệu mảng của cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình (KSMSHGĐ) năm 2010 và 2012 để phân tích thay đổi của nghèo đói theo ba yếu tố tác động: do tăng thu nhập trung bình, do phân bố thu nhập và do các yếu tố khác theo phương pháp của Datt và Ravallion (1991), cho kết quả sau đây:

Bảng 1.36. Phân rã sự thay đổi của tỷ lệ nghèo theo tăng trưởng thu nhập và phân phối thu nhập

Chung Thành thị Nông thôn Dân tộc thiểu số

Tăng trưởng thu nhập -2,68 -0,98 -3,39 -6,90 Phân phối thu nhập -0,51 -2,73 0,64 2,84 Yếu tố khác 0,08 0,71 -0,25 -1,34

Thay đổi tỷ lệ nghèo 2012-2010 -3,10 -3,00 -3,00 -5,40

Nguồn: TCTK, KSMSHGĐ 2010-2012

Biểu trên cho thấy nguyên nhân giảm nghèo phần lớn là do từ tăng thu nhập và phân phối lại thu nhập. Trong giai đoạn 2010-2012, tăng trưởng kinh tế có tác động làm tăng thu nhập bình quân, làm giảm 2,6 điểm phần trăm tỷ lệ nghèo; phân phối lại thu nhập cho người nghèo thông qua các chương trình giảm nghèo đã làm giảm 0,5 điểm phần trăm tỷ lệ nghèo.

Đối với khu vực nông thôn và DTTS, tăng trưởng kinh tế làm tăng nhanh thu nhập của người nghèo do vậy tác động làm giảm nghèo nhanh, trong khi phân phối thu nhập không có tác động đến giảm tỷ lệ nghèo. Ngược lại, trong khi tăng trưởng kinh tế ở khu vực thành thị tác động không đáng kể đến giảm tỷ lệ nghèo thì phân phối thu nhập lại có tác động rất tích cực đến giảm tỷ lệ nghèo.

Một phần của tài liệu xu hướng lao động và xã hội việt nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế (Trang 49)