Mức sống tối thiểu Việt Nam năm 2013 dựa trên phương pháp xác định nhu cầu cơ bản

Một phần của tài liệu xu hướng lao động và xã hội việt nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế (Trang 113)

III. Xu hướng lao động và xã hội 2013-2020

4.Mức sống tối thiểu Việt Nam năm 2013 dựa trên phương pháp xác định nhu cầu cơ bản

cầu cơ bản

4.1. Xác định nhu cầu tối thiểu về lương thực, thực phẩm

- Xác định lượng kcalo tiêu dùng: Tiêu chuẩn dinh dưỡng 2230 kcalo/ngày/người

Theo kiến nghị của Viện dinh dưỡng Việt nam, theo cơ cấu dân số điều tra tháng 4/2009, nhu cầu năng lượng bình quân cho người Việt nam là 2.067 kcal/ người/ngày. Nếu lấy lề an toàn là 10% thì cần 2267 kcal và lề an toàn là 20% thì cần 2473 kcal. Theo tính toán của tổ chức FAO, thì khi mức bình quân lương thực đạt 2500 Kcal trở lên thì coi như đã đạt được mức an ninh thực phẩm quốc gia. Theo khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng, muốn đảm bảo an ninh thực phẩm ở cấp hộ gia đình thì cần một khẩu phần ăn bình quân 2300 Kcal/ người/ngày. Một tiêu chuẩn 2230 Kcals/người/ngày đã được ước tính nhờ sử dụng các nhu cầu về calo cụ thể theo giới tính và theo độ tuổi đối với dân số Việt Nam do Viện Dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế xây dựng (Bộ Y tế, 2006), và được điều chỉnh theo cơ cấu dân số quốc gia theo giới tính và theo độ tuổi theo kết quả Điều tra Mức sống Hộ Gia đình Việt Nam năm 2010, với khả năng phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian qua kết hợp với sự thay đổi về chiều cao và cân nặng của người dân trong thập niên qua nên nghiên cứu này khuyến nghị một khẩu phần đảm bảo mức tối thiểu 2230 Kcal. Những tiêu chuẩn mới này có nhiều nét tương đồng so với thông lệ quốc tế.

4.2. Xác định chi phí mua rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm để bảo đảm lượng 2230 Kcalo/ngày/người tiêu dùng

Sử dụng bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư năm 2010 xác định nhóm chi tiêu sử dụng gần mức 2230kcal nhất để làm nhóm tham chiếu tính toán. Chia tổng số hộ điều tra thành 10 nhóm dân cư, bắt đầu với nhóm 1 tương ứng là 10% số hộ nghèo nhất. Tiêu chí phân nhóm dựa trên tổng chi tiêu thực tế bình quân đầu người năm 2010.

Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam85 và thực đơn hàng ngày (trung bình trong năm) của người Việt để tính năng lượng tiêu dùng bình quân đầu người theo các nhóm chi tiêu.

Tiếp đó, lựa chọn nhóm dân cư được căn cứ vào mức tiêu thụ năng lượng Kcal/ngày gần nhất với mức 2230 Kcal/ngày/người. Sau đó, hiệu chỉnh khối lượng các mặt hàng để rổ hàng hóa đáp ứng đủ 2230kcal.

Tổng hợp lượng kcal của 10 nhóm dân cư được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.4.3 Lượng Kcalo tiêu dùng của các nhóm dân cư, năm 2010

Nhóm Tổng chi tiêu/tháng (nghìn đồng) Chi tiêu LTTP /tháng (nghìn đồng)

Chi tiêu phi LTTP /tháng

(nghìn đồng)

kcal/ngày/người Đơn giá kcal %LTTP 1 362,9 219,0 143,9 1906,9 0,0039 60,35 2 562,2 313,2 249,0 2217,2 0,0047 55,71 3 708,2 365,6 342,6 2401,5 0,0051 51,62 4 843,1 414,7 428,4 2516,8 0,0056 49,19 5 992,7 463,3 529,4 2603,1 0,0061 46,67 6 1153,2 517,3 635,9 2748,0 0,0066 44,86 7 1379,5 590,4 789,1 2917,0 0,0073 42,80 8 1683,3 679,3 1004,0 3098,7 0,0080 40,36 9 2205,4 796,7 1408,7 3225,2 0,0093 36,12 10 4413,7 1096,5 3317,2 3606,5 0,0123 24,84

Nguồn: ILSSA tính toán từ VHLSS 2010 của TCTK.

Từ biểu trên cho thấy, nhóm dân cư thứ 2 là nhóm có mức tiêu dùng gần với ngưỡng 2230 K.cal nhất. Do vậy, khối lượng hàng hoá lương thực, thực phẩm tiêu dùng bình quân đầu người của nhóm dân cư này sẽ được hiệu chỉnh và tính toán để xác định rổ hàng hoá lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu 2230 K.cal/ngày/người.

Như đã đề cập, chi phí cần thiết để mua rổ hàng hoá được tính bằng cách nhân khối lượng từng mặt hàng trong rổ với giá của mặt hàng. Trong đó, giá mua hàng hoá i là giá trị trung vị của giá các mặt hàng trong rổ theo giá khai báo của các hộ gia đình thực tế năm 2010 để mua các hàng hoá đó. Chi phí để mua được rổ hàng hóa 2230 kcal là: 315 ngàn đồng/người/tháng.

85

4.3. Xác định chi phí nhu cầu phi lương thực, thực phẩm và mức sống tối thiểu chung

Mức sống tối thiểu chung = mức chi phí LTTP+ Mức chi phí phi LTTP, kết quả ở bảng dưới đây:

Bảng 2.4.4. Kết quả tính toán mức sống tối thiểu năm 2010 Tổng chi tiêu

(nghìn đồng

/người/tháng)

Chi tiêu cho LTTP

(nghìn đồng

/người/tháng)

Chi tiêu phi LTTP

(nghìn đồng

/người/tháng)

Tỷ lệ LTTP trong tổng chi tiêu (%)

616 315 301 51

Nguồn: ILSSA tính toán từ VHLSS 2010 của TCTK.

Ngoài ra, mức sống tối thiểu có thể được xác định dựa trên cơ cấu chi tiêu LTTP và phi LTTP. Thông thường, cơ cấu chi tiêu LTTP giao động trong khoảng từ 40-60% tổng chi tiêu, tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, khi đời sống càng tiến lên thì tỷ trọng LTTP có xu hướng giảm, các phương án theo tỷ trọng được mô tả dưới đây :

Bảng 2.4.5. Mức sống tối thiểu qua các phương án

PA 1 PA 2 PA 3 PA 4 PA 5 PA 6 PA 7 PA 8 PA 9 PA 10 PA 11 LTTP (nghìn đồng người/tháng) 315 3 15 315 315 315 315 315 315 315 315 315 Tỷ trọng LTTP/tổng chi tiêu (%) 50 49 48 47 46 45 44 43 42 41 40

Mức sống tối thiểu chung

(nghìn đồng /người/tháng) 630 643 656 670 685 700 716 733 750 768 788

Nguồn: ILSSA tính toán từ VHLSS 2010 của TCTK.

Một phần của tài liệu xu hướng lao động và xã hội việt nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế (Trang 113)