Trợ giúp xã hội

Một phần của tài liệu xu hướng lao động và xã hội việt nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế (Trang 53)

II. Diễn biến thị trường lao động và xã hội 2002-2012

2.8. Trợ giúp xã hội

2.8.1. Trợ giúp xã hội thường xuyên

Trong 10 năm qua, các chính sách TGXH thường xuyên ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, diện đối tượng hưởng TCXH được mở rộng nên gia tăng đáng kể số đối tượng được hưởng trợ cấp.

Thời kỳ 2001-2012, số đối tượng hưởng TCXH thường xuyên tăng bình quân năm là 28,6% và đặc biệt tăng mạnh trong thời kỳ 2010-2012, trong đó:

- Giai đoạn 2002-2006, có 4 nhóm đối tượng, với tổng số 0,6 triệu người nhận trợ cấp xã hội thường xuyên, đạt tỷ lệ bao phủ thực tế là 0,7%30.

- Giai đoạn 2007-2009, có 9 nhóm đối tượng, với tổng số 1,2 triệu người hưởng năm 2009, đạt tỷ lệ bao phủ thực tế 1,4%.

- Từ năm 2010 đến nay, do bỏ quy định phải thuộc hộ nghèo đối với người tàn tật và giảm độ tuổi đối với người cao tuổi từ 85 xuống còn 80 tuổi, tổng số đối tượng hưởng TGXH thường xuyên tăng lên 2,85 triệu người năm 2012, đạt tỷ lệ bao phủ thực tế 3,2%, bao gồm: 80.028 trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi (2,8%); 1.523.209 người cao tuổi cô đơn, người từ đủ 80 tuổi trở lên (52,5%); 700.702 người khuyết tật (24,2%); 210.000 người tâm thần (7,2%); 100.760 người nghèo đơn thân nuôi con (3,5%); 25.444 người, gia đình nuôi trẻ em bị bỏ rơi, trẻ mồ côi (0,9%); 8.900 gia đình có từ 2 người khuyết tật nặng trở lên (0,3%); 250.000 người nhiễm HIV/AIDS (8,6%).

Hình 1.16. Số lượng và độ bao phủ thực tế đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên

Nguồn: Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB&XH.

Hàng năm, Chính phủ chi khoảng 6 nghìn tỷ đồng thực hiện chế độ TCXH hàng tháng. Bên cạnh việc mở rộng diện đối tượng hưởng lợi, mức chuẩn trợ cấp cũng được điều chỉnh tăng, từ 65 nghìn đồng/người/tháng (năm 2006) lên 180 nghìn đồng/người/tháng (áp dụng từ năm 2010 đến nay).

30

Độ bao phủ thực tế của chính sách TGXH thường xuyên được đo bằng tỷ lệ phần trăm dân số được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên so với tổng dân số.

Tuy nhiên, so với mức sống tối thiểu thì mức chuẩn TCXH hàng tháng còn thấp. Theo của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, mức chuẩn TCXH hàng tháng mới đáp ứng được 44,3% mức tiêu dùng tối thiểu về LTTP năm 2008, giảm còn 40% vào năm 2011 và chỉ còn 34,1% vào năm 2012.

So sánh giữa mức chuẩn TCXH hàng tháng với chuẩn nghèo nông thôn giai đoạn 2006-2010 thì mức chuẩn trợ cấp không thấp hơn nhiều so với chuẩn nghèo. Tuy nhiên, từ năm 2011, mức chuẩn nghèo nông thôn đã được điều chỉnh lên 400.000 đồng/tháng, vì vậy mức chuẩn TCXH chỉ bằng 45% chuẩn nghèo nông thôn.

Hình 1.17. Mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng và mức sống tối thiểu

Đơn vị: Nghìn đồng 270,7 356,9 388,0 450,8 527,5 475,9 583,3 634,2 736,8 862,1 200,0 200,0 200,0 400,0 400,0 120,0 120,0 180,0 180,0 180,0 0 200 400 600 800 1000 2008 2009 2010 2011 2012 N ghì n đ ồng/ n gư ờ i/ thá ng

Mức sống tối thiểu về LTTP Mức sống tối thiểu

Chuẩn nghèo nông thôn Chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng

Nguồn: - Tổng hợp từ các văn bản quy phạm pháp luật.

- Số liệu về mức sống tối thiểu và mức sống tối thiểu về LTTP do ILSSA ước tính.

Bên cạnh chính sách TGXH cho các đối tượng tại cộng đồng, công tác chăm sóc đối tượng đặc thù được tăng cường theo hướng xã hội hóa. Hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội được củng cố, nâng cấp từ nhiều nguồn kinh phí, tăng quy mô, nâng cao chất lượng phục vụ cho đối tượng. Năm 2012, phát triển thêm 20 cơ sở bảo trợ xã hội (2 cơ sở công lập, 18 cơ sở dân lập) đưa tổng số cơ sở bảo trợ xã hội cả nước lên 432 cơ sở (182 cơ sở công lập và 250 cơ sở ngoài công lập) tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc thường xuyên 42 ngàn đối tượng xã hội đặc biệt khó khăn, không nơi nương tựa. Các địa phương từng bước chuyển hướng hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội, đầu tư nâng cao năng lực, mở rộng các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ tạo thuận lợi để những người yếu thế tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản; đã có 7 tỉnh xây dựng mô hình điểm Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội31.

2.8.2. Trợ giúp xã hội đột xuất

Các hoạt động TGXH đột xuất đã hỗ trợ kịp thời những hộ gia đình và cá nhân bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, v.v. để họ sớm ổn định đời sống và khôi phục sản xuất. Do đặc điểm thời tiết khí hậu phức tạp, hàng năm nước ta phải hứng chịu hàng chục cơn bão, mưa lũ, lốc, nước biển dâng..., gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh. Từ năm 2006-2012, thiên tai và hỏa hoạn đã làm cho 2.600 người chết, 4.841 người bị thương nặng, trên 319 ngàn nhà đổ, sập trôi, cháy, trên 2 triệu nhà bị ngập, hư hỏng nặng, tổng thiệt hại về dân sinh trên 80 nghìn tỷ đồng. Hậu quả của thiên tai cũng đã làm cho hàng triệu người thiếu lương thực cần hỗ trợ gạo ngay sau thiên tai, giáp hạt, dịp Tết nguyên đán. Từ năm 2006 đến 2011, ngân sách Trung ương đã hỗ trợ địa phương 326.097 tấn gạo và 5.263 tỷ đồng để cứu trợ đột xuất. Các địa phương cũng đã tổ chức huy động ngân sách địa phương, cộng đồng và các nhà hảo tâm hỗ trợ hàng ngàn tỷ đồng. Riêng 8 tháng đầu năm 2013, Nhà nước đã chi

31

trên 42 nghìn tấn gạo cho 22 tỉnh để khác phục thiên tai ổn định đời sống, đặc biệt là thời kỳ giáp hạt và Tết nguyên đán.

Bảng 1.37. Số đối tượng được hưởng trợ giúp đột xuất

Năm Số người chết (người) Số người bị thương (người) Nhà đổ, sập, trôi (nhà) Nhà ngập, hư hỏng (nhà) 2006 553 2.133 267.363 8.397 2007 492 740 15.825 739.761 2008 400 241 3.440 212.338 2009 430 783 24.701 319.273 2010 256 298 4.558 243.849 2011 200 206 1.118 437.365 2012 269 440 2.000 116.000 Tổng số 2.600 4.841 319.005 2.076.983

Nguồn: Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB&XH.

Tuy nhiên, chính sách TGXH đột xuất còn hẹp, mới tập trung chủ yếu vào rủi ro thiên tai, chưa tính hết những rủi ro kinh tế, sản xuất kinh doanh. Mức trợ cấp còn thấp, mới chỉ bù đắp được một phần thiệt hại, chưa đáp ứng được nhu cầu của người bị rủi ro.

Một phần của tài liệu xu hướng lao động và xã hội việt nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)