Vấn đề giới trong lĩnh vực lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Một phần của tài liệu xu hướng lao động và xã hội việt nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế (Trang 95)

III. Xu hướng lao động và xã hội 2013-2020

5. Vấn đề giới trong lĩnh vực lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

theo hợp đồng

Một số nghiên cứu gần đây về lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng hay gọi tắt là xuất khẩu lao động (XKLĐ) cho thấy, vẫn tồn tại nhiều “vấn đề giới” dưới góc độ giới.

Tổng số lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (XKLĐ) có xu hướng tăng, năm 2002, mới có 10.555 lao động nữ đi XKLĐ, đến năm 2012, con số này tăng lên 26.787 người.

Hình 2.3.3. Tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm chia theo giới tính

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTB&XH, 2012.

Tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài có xu hướng tăng, từ 22,89% năm 2002 lên 33,35% năm 2012 (DOLAB, 2012), do: (i) nhu cầu của các quốc gia tiếp nhận lao động trong các ngành nghề sử dụng nhiều lao động nữ tăng (nghề giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh, lắp ráp điện tử, dệt-may, dịch vụ giải trí,…); (ii) nhu cầu của lao động nữ Việt Nam đi XKLĐ nhằm cải thiện kinh tế tăng; (iii) quan niệm, định kiến về vấn đề lao động nữ tham gia XKLĐ được cải thiện.

Bảng 2.3.12. Cơ cấu lao động đi làm việc ở nước ngoài theo giới tính

Tốc độ tăng bình quân (%/năm) 2002 2005 2007 2011 2012 2002-2006 2007-2012 2002-2012

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 15,58 0,41 5,99

Nữ 22,89 34,85 33,26 36,23 33,35 31,36 0,23 8,60 Nam 77,11 65,15 66,74 63,77 66,65 9,32 0,45 5,42

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTB&XH, 2012

Lao động nữ gặp nhiều khó khăn hơn lao động nam khi quyết định đi XKLĐ, do: (i) vai trò giới truyền thống trong gia đình, phụ nữ vẫn chịu trách nhiệm chính trong công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, chăm sóc con nhỏ, cha mẹ già, người ốm,… (ii) lao động nữ, đặc biệt lao động nữ nông thôn phải được sự cho phép của gia đình chồng, chồng,… trước khi quyết định đi XKLĐ.

Lao động nữ bị hạn chế về tiếp cận thông tin tuyển dụng XKLĐ chính thức. Lao động nữ thường tiếp cận thông tin XKLĐ, tư vấn XKLĐ từ mạng lưới môi giới cá nhân bất hợp pháp (còn gọi là “cò XKLĐ”), vì vậy nguy cơ bị lừa đảo cao. Một số lao động nữ bị “cò XKLĐ” lừa mất tiền, phải trả chi phí cao gấp nhiều lần so với quy định, thậm chí bị lừa bán người qua biên giới, bị

cưỡng bức lao động, bị giam giữ bất hợp pháp, bị cưỡng bức mại dâm,… Lao động nữ di cư lao động bất hợp pháp nhiều hơn lao động nam ở một số ngành nghề, ví dụ lao động giúp việc gia đình ở Cộng hoà Síp, Hàn Quốc,… do: (i) trình độ học vấn của lao động nữ thấp hơn; (ii) lao động nữ ít tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng; (iii) phương pháp phổ biến thông tin, tư vấn về XKLĐ chưa nhạy cảm giới, chưa quan tâm đầy đủ đến những hạn chế, rào cản đối với lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ nông thôn, DTTS, vùng sâu, vùng xa ,…

Có sự lựa chọn giới tính khá rõ ràng trong ngành nghề/lĩnh vực XKLĐ. Trong quá trình tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hầu hết các công ty/doanh nghiệp XKLĐ đều ấn định các ngành nghề tuyển dụng theo giới tính. Lao động nữ tập trung trong công việc có vị trí thấp hơn, tiền lương ít hơn và thường không được luật lao động của nước tiếp nhận bảo vệ.

Vấn đề giới liên quan đến việc làm: Thoả thuận về hạn chế quyền mang thai và sinh đẻ của lao động nữ trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong nội dung một số hợp đồng giữa doanh nghiệp dịch vụ và công ty sử dụng lao động nước ngoài có điều khoản chung đối với lao động nữ là không được mang thai và sinh con trong thời gian làm việc ở nước ngoài, nếu có thai sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Nguy cơ đối với nhóm lao động nữ làm công việc như giúp việc gia đình, chăm sóc người ốm, phụ nữ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ giải trí,… bao gồm: bị hạn chế các quyền (bị giữ hộ chiếu, giấy tờ; bị hạn chế tiếp xúc với bên ngoài; bị hạn chế ra khỏi khu vực làm việc; bị hạn chế sử dụng điện thoại,…); bị ngược đãi (mắng chửi, đánh đập); bị xâm hại tình dục; …..

Một phần của tài liệu xu hướng lao động và xã hội việt nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)