Tình hình đình công

Một phần của tài liệu xu hướng lao động và xã hội việt nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế (Trang 40)

II. Diễn biến thị trường lao động và xã hội 2002-2012

2.5.Tình hình đình công

Số vụ đình công trong những năm từ 2006-2012 (ngoại trừ năm 2009) cao hơn nhiều so với giai đoạn 2002-2005, đặc biệt là hai năm 2008 và 2011. Số vụ đình công xảy ra năm 2011 đạt mức kỷ lục với 885 vụ, tăng hơn gấp đôi so với năm 2010 (422 vụ). Tuy nhiên năm 2012, số vụ đình công giảm 365 vụ, bằng 41,2% so với năm 2011 do sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.

18

Hình 1.11. Diễn biến số vụ đình công và tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Bộ LĐTB&XH và TCTK.

Theo loại hình doanh nghiệp, trên 65% số vụ đình công xảy ra tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng những năm 2008, 2010, 2012, tỷ lệ này tăng lên trên 80%, chủ yếu là do người lao động chưa thỏa mãn về môi trường lao động và chế độ đãi ngộ19.

Hình 1.12. Tỷ lệ vụ đình công theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị: (%)

Nguồn: Bộ LĐTB&XH.

19

Trong 10 năm qua, GDP khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khá ổn định trong tổng GDP cả nước (18-19%), nhưng tiền lương bình quân trong khu vực này lại có tốc độ tăng khá thấp (12,6%/năm) so với mức tăng bình quân chung (16,5%/năm), điều này có nghĩa là tiền lương của người lao động làm việc trong khu vực này giảm tương đối so với tiền lương thị trường.

Phần lớn số vụ tranh chấp xảy ra ở các doanh nghiệp của Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Hình 1.13. Số vụ đình công theo quốc gia đầu tư vào Việt Nam

Đơn vị: Số vụ

Nguồn: Bộ LĐTB&XH.

Cường độ làm việc cao cũng là nguyên nhân dẫn đến mức độ thỏa mãn giảm và khả năng xảy ra đình công cao. Điều này lý giải tại sao đình công thường xảy ra ở những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động giản đơn trong ngành công nghiệp chế biến (dệt may, da giày, chế biến gỗ, điện tử) ở những khu công nghiệp tập trung, là ngành có thời gian làm thêm giờ cao.

Hình 1.14. Cơ cấu số vụ đình công chia theo ngành kinh tế

Đơn vị: (%)

Nguồn: Bộ LĐTB&XH.

Một đặc điểm nổi bật và kéo dài trong nhiều năm ở Việt Nam là hầu hết các cuộc đình công diễn ra không theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Bởi vậy, giải quyết các cuộc đình công

cũng không theo các trình tự thủ tục của pháp luật. Điều này đặt câu hỏi về tính khả thi của các qui định pháp luật liên quan đến trình tự diễn ra và giải quyết các cuộc đình công. Việc các cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết không theo luật vô hình chung khuyến khích các cuộc đình công không theo trình tự quy định của pháp luật. Ngoài ra, vai trò hạn chế của tổ chức công đoàn cơ sở trong đàm phán, thương lượng với chủ doanh nghiệp và đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động cũng là nguyên nhân làm gia tăng số vụ đình công tự phát, không theo trình tự quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu xu hướng lao động và xã hội việt nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế (Trang 40)