Tổng quan nghiên cứu

Một phần của tài liệu xu hướng lao động và xã hội việt nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế (Trang 77)

III. Xu hướng lao động và xã hội 2013-2020

2. Tổng quan nghiên cứu

2.1. Các nghiên cứu trong nước

Hiện chưa có nghiên cứu trong nước về tác động của đầu tư công đến việc làm và phân phối thu nhập. Các nghiên cứu về chính sách tài khoá chủ yếu được xem xét trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế.

* Bài viết được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu “Tác động của chính sách cắt giảm chi tiêu công tới thị trường lao động Việt Nam” của nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Lao động và Xã hội, bao gồm: TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Ths. Lưu Quang Tuấn, Ths. Nguyễn Thị Lan, Ths. Phạm Ngọc Toàn, Ths. Trịnh Thu Nga, Ths. Bùi Thái Quyên, CN. Đinh Thị Vân

Hoàng Thị Chinh Thon (2010) phân tích “tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của các địa phương ở Việt Nam”. Kết quả hồi quy cho thấy nguồn chi cho đầu tư cấp huyện cần được tăng cường, trong khi chi tiêu đầu tư cấp tỉnh nên giảm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Nghiên cứu cho rằng, chi ngân sách được chia ra nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần lại có tác động khác nhau tới tăng trưởng kinh tế, trong đó chi đầu tư phát triển tạo thêm năng lực sản xuất cho nền kinh tế và có tác động dài hạn tới tăng trưởng kinh tế. Nguyễn Khắc Minh (2008) phân tích về “Hiệu quả của chi tiêu công ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế” đã chỉ ra tính phi hiệu quả cả trong chi tiêu công và đầu tư công hàng năm. Phạm Thế Anh (2008) thực hiện “Phân tích cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” cho thấy có hiệu ứng tích cực của các khoản chi đầu tư so với chi thường xuyên trong một số ngành và ngược lại cũng có những tác động tích cực của các khoản chi thường xuyên so với chi đầu tư trong một số ngành khác.

Nghiên cứu của Rizwanul Islam (2011) về “Chính sách kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, việc làm và thất nghiệp: những vấn đề và thách thức đối với Việt Nam”42 đã xem xét tổng quan về những thay đổi trong chính sách điều tiết vĩ mô, từ chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá đến chính sách tài khóa trong giai đoạn 2001-2010 và chỉ ra những thách thức đối với xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm ở Việt Nam. Nghiên cứu cho rằng tạo việc làm không chỉ cần cho những người mới tham gia lực lượng lao động hàng năm mà còn với những người hiện đang thất nghiệp, những người đang có việc làm nhưng hiện đang còn nghèo và những người hiện đang thiếu việc làm. Nghiên cứu cũng xác nhận đầu tư công là một trong những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt đầu tư công vào cơ sở hạ tầng đã tạo ra những tác động lan tỏa tốt thúc đẩy tăng đầu tư khu vực tư nhân. Do vậy, nếu Chính phủ thực hiện mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách thì cần phải quan tâm đến: (1) những khoản mục chi tiêu công nào cần cắt giảm mà không ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư công trong cơ sở hạ tầng; và (2) những yếu tố tăng thu ngân sách tiềm năng.

2.2. Các nghiên cứu quốc tế

Nghiên cứu của Michał Gradzewicz và các tác giả (2007) về“cái giá phải trả cho chính sách tài khoá thắt chặt ở Ba Lan trên con đường gia nhập Cộng đồng chung Châu Âu: vấn đề gì đối với thị trường lao động?”43 đã đánh giá sự điều chỉnh các chính sách tài khoá của Ba Lan bằng mô hình mô phỏng CGE trong giai đoạn 2006-2008. Hai nhóm mô phỏng được phân tích là mức lương cố định và mức lương linh hoạt. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các chương trình thắt lưng buộc bụng của Chính phủ không phải là nguyên nhân làm suy giảm tăng trưởng trong giai đoạn 2006- 2008 mà ngược lại nó tạo thêm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Tiền lương được điều chỉnh giảm sẽ làm cho chi phí đơn vị của lao động giảm, do vậy sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và vì vậy góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chính sách tài khoá thắt chặt không gây thêm chi phí cho nền kinh tế là do TTLĐ cũng được thực hiện đổi mới đồng thời.

Nghiên cứu của Dario Caldara và Christophe Kamps (2008) về “những ảnh hưởng nào từ những cú shock tài khóa? Một phân tích so sánh dựa trên phương pháp tự hồi quy vecto (Vector autoregression -VAR)”44 đã thử nghiệm những phương pháp tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu

42

Rizwanul Islam, (2011), Macroeconomic Policy, Economic Growth, Employment and Poverty: Issues and Challenges for Viet Nam, (Draft for discussion), 20 November 2011.

43

Michał Gradzewicz, Tomasz Jędrzejowicz, Zbigniew śółkiewski, The cost of fiscal tightening in Poland on the road to euro: does the labour market matter? (CGE model simulations), MPRA Paper, Published in Bank i Kredyt 4.2007:

pp. 3-17 (http://mpra.ub.uni-muenchen.de/28146/)

44 Dario Caldara and Christophe Kamps, 2008, What are the effects of fiscal policy shocks? A VAR-based comparative analysis,European Central Bank Working Paper Series, No 8 77 / March, 2008

những cú shock tài khóa như phương pháp đệ quy (the recursive approach), phương pháp Blanchard-Perotti (the Blanchard-Perotti approach), phương pháp giới hạn dấu hiệu (the sign- restrictions approach) và phương pháp nghiên cứu tình huống (the event-study approach) theo số liệu hàng quý của Mỹ trong giai đoạn 1995-2006, đều cho những kết quả định tính tương tự như các kết quả định lượng. Nghiên cứu đã tách biệt cú shock tài khóa thành 2 loại shock về thuế cú shock về chi tiêu chính phủ. Nghiên cứu này đã cung cấp những phương pháp đánh giá tác động khác nhau của các cú shock tài khóa lên các biến số vĩ mô trên cơ sở sử dụng hai mô hình VAR 5 biến và 6 biến để tính toán những thay đổi trong những chỉ số vĩ mô (như GDP, chi tiêu của chính phủ, thuế thuần, lạm phát, lãi suất, việc làm và tiền lương).

Nghiên cứu của Horridge J.M. và Parmenter B.R. (1995) về “những ảnh hưởng vĩ mô, công nghiệp, phân phối và khu vực của các chương trình chi tiêu chính phủ Nam Phi” đã xây dựng mô hình cân bằng tổng thể khả tính cho Nam Phi (IDC-GEM). Mô hình này được sử dụng để phân tích ảnh hưởng kinh tế của việc Chính phủ Nam Phi tăng chi tiêu đến các chỉ số vĩ mô, đến các ngành công nghiệp, đến các vùng và đến phân bổ thu nhập. Nghiên cứu mô phỏng tác động ngắn hạn của 10% tăng trong chi tiêu chính phủ do: (1) tài trợ nước ngoài, (2) thuế, (3) nợ trong nước và (4) mô phỏng mức nhạy cảm đối với các cấu phần trong chi tiêu của chính phủ. Kết quả cho thấy, tăng chi tiêu của chính phủ (với mức tăng không đổi) từ nguồn tài trợ nước ngoài thúc đẩy tăng GDP và tiêu dùng nhưng lại dẫn đến tăng giá đồng nội tệ (tỷ giá hối đoái tăng giá), khuyến khích nhập khẩu và giảm xuất khẩu. Những tỉnh phụ thuộc vào hàng xuất khẩu gặp phải tình trạng giảm GDP và mức ảnh hưởng của phân phối thu nhập là thấp. Trường hợp tăng chi tiêu của chính phủ từ nguồn tăng thuế cho kết quả là không tác động mấy đến các chỉ số vĩ mô. Tuy vậy, nếu tăng thuế tiêu dùng thì có ảnh hưởng nhiều hơn đến giá cả do ảnh hưởng thay thế và tăng thuế thu nhập cũng gây ra tác động nhẹ thông qua ảnh hưởng phân phối thu nhập.

Adam S. Hersh (2012) thuộc trung tâm tiến bộ Mỹ trong nghiên cứu “Thắt lưng buộc bụng làm tồi tệ hơn nền kinh tế của các bang: Các bang cắt giảm chi tiêu công để chống suy thoái kinh tế làm cho kinh tế tồi tệ hơn”45 đã so sánh mức tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp của 20 bang cắt giảm chi tiêu công và 30 bang tăng chi tiêu công. Kết quả cho thấy, trung bình bang cắt giảm chi tiêu gây ra thất nghiệp cao hơn bang không cắt giảm chi tiêu 4,1 điểm phần trăm và việc làm trong khu vực tư nhân thấp hơn 6%. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của bang cắt giảm chi tiêu công tăng chậm hơn 2,7 điểm phần trăm so với trước khi cắt giảm.

Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu nước ngoài đều phân tích tác động của tăng chi tiêu chính phủ lên các yếu tố vĩ mô, một số ít nghiên cứu tác động của thắt chặt chi tiêu công lên các yếu tố vĩ mô như nghiên cứu của Michał Gradzewicz và các tác giả (2007) hay nghiên cứu của Adam S. Hersh (2012) đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, điều kiện thắt chặt chi tiêu của Chính phủ trong nghiên cứu của Michał Gradzewicz khác với thắt chặt chi tiêu mà Chính phủ Việt Nam thực hiện trong năm 2011 ở chỗ Chính phủ Ba Lan cắt giảm chi tiêu cho các khoản lương và việc làm trong khu vực công, còn Chính phủ Việt Nam cắt giảm chi tiêu cho những đầu tư công thiếu hiệu quả và cắt giảm chi tiêu thường xuyên cho các cấu phần không phải là lương và không mang tính chất lương.

Một phần của tài liệu xu hướng lao động và xã hội việt nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)