Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 49)

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra khảo sát thực địa 200 hộ nuôi tại 3 địa phương: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Ranh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhằm cung cấp số liệu điều tra về năng lực chủ hộ, mức độ đầu tư, chi phí, trình độ sản xuất, doanh thu, những khó khăn, phương hướng phát triển của nghề,…

Phiếu điều tra hiện trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại Khánh Hòa được thiết kế như sau:

Nội dung bản câu hỏi phỏng vấn.

 Thông tin chung: gồm những thông tin liên quan tới thời gian phỏng vấn, tên người phỏng vấn và địa chỉ người phỏng vấn.

 Thông tin về hộ nuôi: độ tuổi, trình độ chuyên môn,…  Thông tin về số năm kinh nghiệm của người nuôi.  Thông tin ao nuôi: số ao nuôi, diện tích ao.

 Thông tin về hình thức nuôi: thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến,…  Thông tin về nguồn giống: đánh giá về chất lượng con giống, trọng lượng (size) giống, mật độ thả, mật độ nuôi, nguồn giống mua.

 Thông tin về chi phí bao gồm: chi phí đầu tư TSCĐ, máy móc thiết bị, chi phí mua giống, chi phí thức ăn, khấu hao và sửa chữa lớn MMTB, phòng trừ dịch bệnh, năng lượng, chi phí thuê lao động, chi phí vật chất, dịch vụ, chi phí khác.

 Thông tin về doanh thu của nuôi ốc hương trong năm của các hộ nuôi gồm thông tin về giá bán, sản lượng nuôi ốc hương.

 Thông tin về khó khăn khi nuôi ốc hương, hướng phát triển và kiến nghị của các hộ nuôi, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự hợp tác của các hộ nuôi.

 Một số thông tin khác từ sự đóng góp ý kiến của người nuôi.

Quy trình thực hiện điều tra.

Xác định đối tượng điều tra: Liên hệ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Khánh Hòa, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Ranh nhằm thu thập số liệu về trại nuôi ốc hương thương phẩm đang hoạt động tại 3 địa bàn trên.

Tiến hành phân loại danh sách, địa chỉ hộ gia đình nuôi ốc hương.

Phương pháp chọn mẫu.

Dùng mẫu thuận tiện dựa trên thông tin thu thập được từ 3 vùng: Vạn Ninh, Ninh Hòa và Cam Ranh. Mẫu được điều tra một cách thuận tiện từ các hộ nuôi có trong danh sách lưu tại Phòng Nông nghiệp và PTNT của các huyện. Đối với các các địa bàn mà các cơ quan quản lý chưa thống kê cập nhật hoặc các cơ sở mới nuôi thì tác giả sẽ tìm hiểu, điều tra thêm thông tin qua người dân, cán bộ thôn để cập nhật thêm thông tin vào danh sách mẫu cần điều tra nghiên cứu. Sau đó rút thăm ngẫu nhiên không lặp lại từ danh sách đã lập (bằng sự trợ giúp của phần mềm SPSS)để chọn các trại cần điều tra mà không quan tâm đến quy mô trại cũng như kết quả của trại nuôi.

Xác định kích thước mẫu: Tác giả lựa chọn kích thước mẫu là 200 hộ nuôi tương ứng 43,57% tổng thể dùng cho cả phân tích hồi quy và đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ nuôi.

Số mẫu điều tra thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4: Số mẫu điều tra tại các vùng

Chỉ tiêu Vạn Ninh Ninh Hòa Cam Ranh Tổng số

Số hộ nuôi ốc hương thương

phẩm 247 115 98 459

Số hộ điều tra 122 48 30 200

Tỷ lệ(%) 49,39 42,1 30,61 43,57

Đối tượng thu thập và cung cấp thông tin.

Các hộ nuôi ốc hương thương phẩm cung cấp thông tin thỏa mãn các tiêu chí. Có khả năng tiếp cận khảo sát bởi các cán bộ địa phương, người dẫn đường. Có kinh nghiệm và mang tính tiêu biểu cho phương thức nuôi.

Tham gia khảo sát thực địa thu thập số liệu gồm tác giả điều tra, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đơn vị nuôi ốc hương. Thông tin được thu thập qua quan sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 49)