2.1.1.1 Vai trò, vị trí của ngành nuôi trồng thủy sản.
Ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam được coi là tiến bộ nhanh nhất, bất chấp sự khởi đầu muộn và hiện chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước, góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân, đặc biệt là vùng dân nghèo ven biển, vùng sâu vùng xa, hải đảo. Từ đó tiến tới sự ổn định các mặt của xã hội. NTTS đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế thế giới, và thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế -xã hội nhất là với một nước nghèo đi lên từ nền sản xuất nông nghiệp như Việt Nam. Việc phát triển mạnh mẽ NTTS thay thế cho khai thác hải sản đã phần nào giảm áp lực khai thác quá mức đối với vùng biển Việt Nam, tiến tới bảo tồn nguồn tài nguyên biển tự nhiên của đất nước. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản vẫn còn không ít những bất cập và phải đối mặt với hàng loạt thách thức như: công tác quy hoạch chưa theo kịp với tốc độ phát triển, đầu tư còn dàn trải, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hàm lượng khoa học công nghệ còn thấp, nguồn lợi thuỷ sản đang có xu hướng giảm, sự phát triển còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, không theo kịp quy hoạch dẫn đến môi trường một số nơi có dấu hiệu suy thoái, dịch bệnh phát sinh và có sự mất cân đối giữa cung và cầu. Do đó, để khắc phục những tồn tại nêu trên, đáp ứng được những biến đổi về khí hậu, các yêu cầu của hội nhập kinh tế toàn cầu, sự suy thoái môi trường, sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như theo kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại thì rất cần một chiến lược phát triển tổng thể nhằm mục tiêu phát triển ngành “Nuôi trồng thủy sản” một cách bền vững, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đáp ứng thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu. Phát triển bền vững NTTS là sự phát triển có sự kết hợp hài hoà của ba mặt: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Đặc biệt sự phát triển bền vững không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại của con người mà còn phải đảm bảo một cơ sở tài nguyên phong phú,
bảo tồn các giống loài thủy sản quý hiếm, một môi trường trong sạch không ô nhiễm, một xã hội tiến bộ cho người dân trong tương lai.
2.1.1.2 Thực trạng ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. a. Diện tích nuôi trồng thủy sản. a. Diện tích nuôi trồng thủy sản.
Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm khá dày đặc. Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng được mở rộng. Sự thay đổi về diện tích giai đoạn 2008-2013 được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.1: Quy mô tốc độ phát triển diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013.
Năm Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng diện tích mặt nước NTTS Nghìn ha 1.052,6 1.044,7 1.066,0 1.048 1.095 1.220 Tốc độ tăng % - 99,24 102,03 98,31 104,48 111,41 Tổng sản lượng nuôi trồng Nghìn tấn 2.465,6 2.599,8 2.706,8 2.931 3.208 3. 459 Tốc độ tăng % - 105,44 104,11 108,28 109,45 107,8 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014 ).
Qua bảng thống kê trên ta thấy diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2009 và năm 2011 có giảm, là do tình hình thời tiết biến đổi bất thường, dịch bệnh gia tăng nên nhiều hộ nuôi đã thu hẹp diện tích nuôi. Nhìn chung, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng. Năm 2008 diện tích nuôi trồng là 1.052,6 nghìn ha. Sang năm 2013 tăng lên 1.220 nghìn ha tương ứng tăng 15,9%. Tuy nhiên tốc độ tăng sản lượng nuôi trồng lại nhanh hơn so với tốc độ tăng diện tích nuôi trồng. Cụ thể năm 2008 sản lượng là 2.465,6 nghìn tấn nhưng đến năm 2013 sản lượng tăng 40% đạt 3.459 nghìn tấn. Như vậy tốc độ tăng sản lượng cao gần gấp 3 lần tốc độ tăng diện tích. Việc mở rộng diện nuôi trồng thủy sản được tiến hành chủ yếu trên các vùng đất ngập nước ven biển, và một phần diện tích từ canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản cùng với việc thay đổi cơ cấu và đối tượng nuôi trồng thủy sản đã làm gia tăng sản lượng nuôi trồng. Đây chính là nguyên nhân làm bùng nổ sự gia tăng về
diện tích và sản lượng nuôi trồng đưa Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển thủy sản nhanh thế giới.
Biểu đồ 2.1: Thể hiện quy mô tốc độ phát triển diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2008-2013.
b. Xuất khẩu thủy sản.
Với tốc độ phát triển về nuôi trồng thủy sản đã thúc đẩy quá trình xuất khẩu thủy sản, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Trước năm 2000, Việt Nam chỉ xuất khẩu qua hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapore nhưng sau đó theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 170 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó 3 thị trường lớn nhất là EU, Mỹ và Nhật Bản (chiếm tỉ trọng hơn 60% xuất khẩu thủy sản), đưa Việt Nam trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới. Mặc dù gặp khủng hoảng song châu Âu vẫn là thị trường nước ngoài quan trọng nhất của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đang xu hướng thâm nhập vào các thị trường mới như: Braxin, Mehico,…
Bảng 2.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ năm 2009-2013.
Năm
Chỉ tiêu ĐVT
2009 2010 2011 2012 2013
Kim ngạch xuất khẩu
thủy sản Tỷ USD 4,24 5,01 6,11 6,2 6,72 Tốc độ tăng % - 118,16 121,9 101 110,34 Tổng kim ngạch xuất khẩu Tỷ USD 57,1 72,18 96,01 114,57 125,79 Tốc độ tăng % - 100,26 100,33 100,19 100,09 Tỷ trọng kim ngạch XK thủy sản/Tổng kim ngạch % 7,42 6,94 6,36 5,31 5,34
(Nguồn: Tổng cục hải quan,2014).
Qua bảng phân tích trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản đều tăng qua các năm mặc dù trong điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động khủng hoảng, sức tiêu thụ kém và các doanh nghiệp đối mặt với tình trạng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất… nhưng từ năm 2009 đến năm 2013 kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 58% tương ứng 2,48 tỷ USD. Tiêu biểu cho những mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn đó là: tôm, cá tra, cá basa và cá ngừ. Năm 2012, theo VASEP đánh giá mặt hàng tôm của Việt Nam có mặt trên 92 nước, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,25 tỷ USD. Mặt hàng cá tra ở vị trí thứ 6 trong top 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ năm 2011 do Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) bình chọn; WWF Thụy Điển và Phần Lan đưa vào “danh sách xanh” trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản vào cuối năm 2012. Bên cạnh đó xuất khẩu cá ngừ Việt Nam trong năm 2012 ước đạt gần 600 triệu USD, tăng 5,7% so với năm 2011. So với năm 2011, xuất khẩu cá ngừ của Việt Namsang Mỹ năm 2012 có sự vượt trội hơn hẳn hai đối thủ nặng ký là Indonesia và Ecuador. Trong số 86 nước xuất khẩu cá ngừ vào thị trường Mỹ, xét về giá trị xuất khẩu, Việt Nam đứng thứ 3 sau Thái Lan và Philippines, tiếp đến là Indonesia, Ecuador và Trung Quốc (Theo đánh giá của VASEP, 2013). Theo dự báo của VASEP tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong một vài năm tới sẽ chuyển biến tích cực hơn khi nền kinh tế thế giới phục hồi tốt hơn và người tiêu dùng quan tâm tới mặt hàng thủy sản nhiều hơn do lo ngại về dịch bệnh với các loại thực phẩm khác.
Biểu đồ 2.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ năm 2009-2013. c. Tình hình nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây.
Hiện nay, xu hướng nuôi đang chuyển từ phương thức nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh. Nhiều vùng nuôi tập trung theo kiểu thâm canh công nghiệp và sản xuất hàng hóa lớn đã hình thành. Hình thức và đối tượng nuôi cũng khá phong phú, nhưng ở vùng nước lợ chủ yếu là tôm và một số loài nhuyễn thể có giá trị xuất khẩu. Sản phẩm nuôi mặn, lợ đã mang lại giá trị xuất khẩu rất cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động. Hình thức nuôi lồng bè trên biển cũng đang là hướng mở mới cho ngành Thủy sản, với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc đặc biệt là cá chẽm, tôm chân trắng hiện nay được nuôi phổ biến ở các tỉnh Miền Trung như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận,… Đối với nuôi thủy sản nước ngọt, hình thức nuôi lồng bè và kết hợp với khai thác cá trên sông đang ngày càng phổ biến. Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước, tạo được việc làm và tăng thu nhập. Ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung đối tượng nuôi lồng chủ yếu là trắm cỏ với quy mô lồng nuôi khoảng 12 – 24 m3 , năng suất 550 – 650 kg/lồng. Cá tầm, cá hồi bắt đầu được triển khai từ năm 2009 tại Lâm Đồng là đối tượng có giá trị kinh tế cao. Ở các tỉnh phía Nam đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long đối tượng nuôi chủ yếu là cá basa, cá tra, cá lóc, cá bống tượng và cá he. Nuôi các đối tượng loài đặc sản có giá trị kinh tế cao như: ba ba, tôm càng xanh, cá sấu, lươn, ếch, cá rô đồng và cá
thát lát tại Đắc Lắc, Gia Lai cũng đang được mở rộng, làm tăng giá trị kinh tế của các mô hình nuôi nước ngọt.
2.1.2 Tình hình nuôi ốc hương thương phẩm trên thế giới.
Ở Ấn Độ, thí nghiệm nuôi ốc hương thương phẩm tiến hành tại cửa sông Velar trong ba tháng trước mùa mưa (từ 15/4 đến 15/7/1994). Ốc giống tự nhiên có chiều cao trung bình 27,5mm, trọng lượng 6,42g được thả nuôi với mật độ 38 con/m2. Bãi nuôi đóng cọc bao lưới nilon có mắt lưới 2,5cm, chất đáy gồm 75% cát, 19% bùn, 6% sét. Các yếu tố thủy hóa, thủy hóa: Nhiệt độ nước 29-33 độ C, độ mặn 30-36‰, pH 7-8,1, oxy hòa tan: 3,7-5,9mg/L, độ sâu mực nước 10-114cm. Thức ăn cho ốc là nghêu, cho ăn 7% trọng lượng thân. Kết quả nuôi 3 tháng tăng trưởng chiều dài là 3,2cm, trọng lượng là 4,03 g. Tỷ lệ sống giảm dần và chết sau 105 ngày nuôi. Nguyên nhân là do ốc hương chưa thích nghi được với các điều kiện mới vào những ngày đầu. Ốc hương thoát ra khỏi đăng nhốt nước bị ô nhiễm, không thông thoáng do sinh vật bám trên lưới, gió mạnh gây đục nước và sự lắng đọng của cát gây ra sự ngột ngạt của bãi nuôi, sự hình thành H2S của độ mặn giảm và thất thoát do dịch hại.
Năm 1998 ở Đại học Chulalongkorn, Sichang Island, trong chương trình nghiên cứu của Thái Lan đã nuôi thử nghiệm nuôi ốc Hương (B.areolata, link 1997) trong bể
composit kích thước 1,5x0,5x0,3m. Thời gian nuôi là 180 ngày từ tháng 2 đến tháng 8. Mật độ thả nuôi 70 con/m2. Cỡ giống là 7,5+-0,4mm. Thức ăn là cá caragid với chế độ ăn khác nhau là 1 ngày cho ăn 1 lần vào lúc 8:00 và 1 ngày/lần nhưng cách ngày cho ăn 1 ngày, lúc 8:00 (2 ngày/lần). Tỷ lệ sống lần lượt là 97%, 95,5% và không khác nhau ở độ tin cậy 95% giữa 2 chế độ ăn 1 ngày/lần và 2 ngày/lần. Chiều dài là 30:28,7mm và HSTA = 1,75:1,5. Theo báo cáo này không có sự khác nhau khi cho ốc ăn 1 ngày/lần và 2 ngày/lần với độ tin cậy 95%. Tuy nhiên cho ăn 2 ngày/lần thì hiệu quả kinh tế cao hơn về HSTA (N.Chaitanawisutu & Kritsanaputu, 1999).
2.1.3 Tình hình nuôi ốc hương thương phẩm ở Việt Nam.
Nghề nuôi ốc hương ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở thành công của đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ốc hương” do Trung
tâm Nghiên cứu Thủy sản 3 nay là Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 thực hiện từ năm 1998-2000. Bắt đầu từ năm 2000, đề tài đã mở rộng nuôi ốc hương tại các khu vực Vạn Ninh, Nha Trang, Phú Yên, Ninh Thuận với tổng số giống đưa ra gần 1 triệu
con giống, tổng số ốc thu hoạch về được 2 tấn. Từ đó nghề nuôi ốc hương đã bắt đầu phát triển ở một số tỉnh miền Trung đặc biệt là Phú Yên, Khánh Hòa. Tại Khánh Hòa, năm 2001 lượng ốc giống tại các cơ sở là 8 triệu con sản lượng thu hoạch 20 tấn. Năm 2002 từ 15 triệu con giống thu được 30 tấn. Hiện nay nghề nuôi ốc hương thương phẩm phát triển rất nhanh các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu, nhiều hộ dân ở Vạn Ninh, Khánh Hòa và Phan Rang, Ninh Thuận đã dùng các ao nuôi tôm không hiệu quả sang nuôi ốc hương. Do đó, quy mô và sản lượng nuôi ốc hương của cả nước không ngừng tăng lên qua các năm, đời sống nhân dân được cải thiện. Cụ thể năm 2002 sản lượng ốc hương cả nước thu được là 30 tấn, năm 2013 là 70 tấn, năm 2004 là 150 tấn (Hoàng Văn Duật và Nguyễn Thị Xuân Thu 2005) và đến cuối năm 2011 sản lượng đạt cả nước đạt 20.668 tấn ốc hương (theo số liệu tổng cục thống kê 2012) đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Thời gian nuôi trung bình của ốc từ 5-6 tháng, trọng lượng ốc đạt từ 90-150con/kg là thu hoạch được, giá bán ốc tại ao nuôi trên thị trường nội địa dao động từ 150.000- 280.000đ/kg. Giá ốc xuất khẩu từ 12-15USD/kg.
2.1.3.1 Tình hình nuôi ốc hương ở Bình Định.
Trước đây, bà con nông dân Bình Định chủ yếu nuôi tôm hùm giống. Đến năm 2007 bà con bắt đầu tiến hành nuôi ốc hương thương phẩm. Lúc đầu chỉ có 1 hộ nuôi là gia đình ông Đoàn Ngọc Trung ở Nhơn Hải- Quy Nhơn nuôi thử nghiệm ốc hương và thu được kết quả khả quan. Do thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp hơn so với nuôi tôm hùm nên phong trào nuôi ốc hương tại đây phát triển mạnh mẽ điển hình nhất là tại địa phương này. Đến năm 2010, xã Nhơn Hải có 56 hộ thả nuôi trên 7 triệu con ốc hương, với khoảng 200 lồng. Tuy nhiên, năm đó, ngư dân bị thiệt hại nặng do ốc hương bị nhiễm khuẩn Vibrio, ốc bỏ ăn rồi chết hàng loạt. Đến vụ nuôi năm 2011, Nhơn Hải có 20 hộ đầu tư khoảng 1,3 tỉ đồng thả nuôi 330 vạn con ốc hương, cứ 3-5 hộ nuôi chung một bè. Khi thu hoạch, ốc có giá từ 180.000-185.000 đồng/kg (khoảng 150 con/kg), mỗi hộ có thu từ 50-90 triệu đồng. Năm 2012 đã kết thúc, sản lượng toàn xã đạt gần 10 tấn, trị giá trên 1,2 tỷ đồng (http:www.vista.gov.vn). Tuy nhiên, do giá
thức ăn, nguyên vật liệu, con giống… tăng cao, trong khi giá bán giảm nên sau khi trừ chi phí, tính bình quân mỗi hộ chỉ thu nhập được vài triệu đồng sau 4 tháng nuôi. Các địa phương khác trên địa bàn Bình Định cũng bị thiệt hại do ốc nhiễm bệnh, sản lượng của toàn tỉnh năm 2011 và 2012 thu được khoảng 1.340 tấn ốc hương thương phẩm.
2.1.3.2 Tình hình nuôi ốc hương ở Phú Yên.
Phú Yên hiện nay có khoảng 17 cơ sở nuôi ốc hương với diện tích 890ha tập trung ở