Ở Việt Nam các nghiên cứu về ốc hương chỉ bắt đầu từ năm 1998. Các nghiên cứu về ốc hương cũng chủ yếu tập trung nghiên cứu các đặc điểm sinh học, kỹ thuật trong quá trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm còn việc đánh giá hiệu quả kinh tế tuy có đề cập đến trong các nghiên cứu nhưng nó chưa thực sự toàn diện vì các mô hình
mới bắt đầu đưa vào thử nghiệm, vì thế độ tin cậy chưa được cao. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau:
Đề tài khoa học“Phát triển nuôi ốc hương vùng ven biển miền Trung” của tác giả Nguyễn Thị Xuân Thu thực hiện từ năm 2001-2003. Thu được kết quả nghiên cứu như sau: Quy trình công nghệ sản xuất giống ốc hương tương đối hoàn thiện. Tỷ lệ sống trong sản xuất giống ốc hương đạt trung bình 41,52 và 22% ở các giai đoạn tương ứng: ấu trùng - ốc bò, ốc bò-ốc giống, ấu trùng-ốc giống. Sản xuất giống ốc hương trong nhiệt độ lạnh từ 15-22 độ C đạt tỷ lệ sống cao. Sản lượng ốc giống trong dự án đạt 35 triệu con và ốc thương phẩm đạt 13,34 tấn. Nghiên cứu cho thấy: Nuôi ốc hương thương phẩm trong ao đất đạt năng suất từ 1,9-3,8 tấn/ha, thời gian nuôi 5-6 tháng, hiệu quả kinh tế đạt lãi từ 3,5-264 triệu đồng/ha/vụ. Nuôi ốc hương trong đăng, lồng đạt năng suất từ 1,8-5kg/m2. Thời gian nuôi từ 110-140 ngày. Xác suất thành công 10/12 đợt. Đặc biệt đề tài còn đào tạo được 20 cán bộ khuyến ngư các tỉnh, 30 công nhân hoạt động ở trại giống và 20 công nhân làm việc ở các cơ sở nuôi. Các cán bộ tham gia dự án đều được nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật trong quá trình sản xuất giống, nuôi thương phẩm ốc hương (Theo Nguyễn Xuân Thu, 2003).
Luận văn tốt nghiệp “Hiện trạng nghề nuôi ốc hương (Babylonia areolata, Link 1807) thương phẩm ở Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa và cải tiến kỹ thuật bằng cách
thay đổi chế độ cho ăn” của sinh viên Nguyễn Văn Đặng. Trong luận văn tác giả đã
cho thấy kết quả điều tra 7/15 hộ nuôi ốc hương với diện tích 7,3ha ở Vạn Hưng trong đó diện tích đăng/lồng nuôi chiếm diện tích trung bình 20% diện tích ao nuôi. Giống có kích cỡ 6000-10.000con/kg, mật độ thả 100-250 con/m2 thức ăn là thức ăn tươi khẩu phần từ 5-10% trọng lượng thân và ngày cho ăn 1-2 lần, kiểm tra thức ăn thừa và thay nước, định kỳ 15-30 ngày vệ sinh lồng lưới, đáy ao. Sau 4,5-6 tháng nuôi ốc đạt cỡ 120-150 con/kg thì thu hoạch. Tỷ lệ sống đạt trung bình 85% và 1 vạn ốc cho trung bình 60-75 kg ốc thương phẩm. Người nuôi thu lãi vài chục đến vài trăm triệu đồng/ha ao nuôi (Nguyễn Văn Đặng, 2006).
Bên cạnh đó, một số đề tài nghiên cứu liên quan tới nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của một số đối tượng nuôi thủy sản như:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi tôm sú giống (penaeus monodon) tại tỉnh Khánh Hòa” (2008), của tác giả Hoàng Thu Thủy, luận văn thạc sỹ, Đại học Nha
Trang. Kết quả nghiên cứu được tác giả xác định nghề nuôi tôm sú giống đã giải quyết được công ăn việc làm cho 3.387 lao động trực tiếp cho nghề nuôi tôm sú giống và 20.169 lao động cho nghề nuôi tôm thương phẩm trong 2 năm 2005 và 2006, và đề tài còn xác định được một số nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất ấu trùng tôm sú như: Nhân tố về trình độ kỹ thuật của người nuôi; nguồn gốc tôm bố mẹ; sản lượng tôm mẹ trong một chu kỳ sản xuất, tỷ lệ m3 bể chứa
“Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa (2009)”, Nguyễn Xuân Bảo Sơn, luận văn Thạc sỹ, trường Đại học Nha Trang. Kết quả nghiên cứu được tác giả xác định nghề nuôi cá Chẽm thương phẩm đã giải quyết cho 957 lao động trực tiếp với sản lượng thu hoạch là 3.500 tấn sản lượng vào năm 2008, đề tài còn xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng nuôi cá hàng năm là mật độ thả, kích thước giống thả, số năm kinh nghiệm của chủ hộ nuôi và quy mô vốn đầu tư.
Và một số tài liệu, báo cáo của FAO về các đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi ốc
hương thương phẩm; các số liệu báo cáo thống kê của các nước hàng năm có liên quan
tới ốc hương của FAO. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tham khảo một số bài viết trên các trang website của FAO, các bài báo cáo mà các số liệu này tác giả sử dụng đã trích dẫn nguồn và tài liệu tham khảo được chỉ dẫn chi tiết tại mục “Tài liệu tham khảo”.