Nhìn vào bảng 3.19 ta thấy như sau:
Năm 2012 năng suất bình quân của các hộ nuôi tại Khánh Hòa là 3.099,01 kg/ha. Vụ nuôi năm 2013 năng suất bình quân đạt 3.351,35 kg/ha. Như vậy năng suất bình quân năm 2013 tăng 252,34 kg/ha tương ứng tăng 8,15% so với năm 2012. Nguyên nhân do năng suất các vùng nuôi đều tăng trong đó vùng nuôi Cam Ranh tăng mạnh hơn với mức tăng 31,8%, vùng nuôi Ninh Hòa tăng 5,6% và vùng nuôi Vạn Ninh tăng 5%.
Chi phí nuôi trung bình trên 1 ha năm 2012 là 481.751,49 nghìn đồng, năm 2013 là 557.145,25 nghìn đồng tăng 15,6% do chi phí nuôi trung bình trên 1ha của 3 vùng đều tăng, trong đó tăng nhiều nhất là Cam Ranh 40,9%, tiếp theo là Vạn Ninh tăng 12,8%, Cam Ranh tăng 40,9% và Ninh Hòa tăng 12,21%. Nguyên nhân khiến chi phí trung bình trên 1ha của cả 3 vùng năm 2013 đều tăng là do tốc độ gia tăng chi phí của từng vùng lớn hơn tốc độ gia tăng diện tích của từng vùng, cụ thể tốc độ gia tăng chi phí của Cam Ranh, Vạn Ninh và Ninh Hòa tương ứng là 173,75%; 90,4% và 147,5%, trong khi đó tốc độ gia tăng diện tích lần lượt là 92,4%; 69,6% và 119,3%.
Doanh thu trung bình trên 1 ha vụ nuôi năm 2012 là 578.712,87 nghìn đồng, doanh thu năm 2013 cũng tăng 12,7% so với năm 2012 là do năm 2013 doanh thu trung bình trên 1ha ở Ninh Hòa tăng 11,3%, ở Vạn Ninh tăng 10,3% và 31,4% ở Cam Ranh so với năm 2012
Mặc dù chi phí trung bình trên 1ha và doanh thu trung bình trên 1ha năm 2013 đều tăng so với năm 2012 tuy nhiên năm 2013 doanh thu trung bình trên 1 ha tăng 12,7% nhưng chi phí trung bình trên 1 ha tăng cao hơn và ở mức 16% do đó nó làm cho lợi nhuận bình quân trên 1 ha trong năm 2013 giảm 1.403,94 nghìn đồng tương ứng giảm 1,45% so với năm 2012.
Bảng 3.19: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế trên 1 ha diện tích nuôi trồng của các hộ nuôi ốc hương năm 2012-2013.
Vụ nuôi năm 2012 Vụ nuôi năm 2013
Các chỉ tiêu Mã số
Ninh Hòa Vạn Ninh Cam Ranh Tổng Ninh Hòa Vạn Ninh Cam Ranh Tổng
Diện tích (ha) 1 21,450 67,450 12,100 101 47,040 114,460 23,500 185 Sản lượng (kg) 2 64.276,786 212.392,857 36.330,357 313.000 148.800 378.200 93.000 620.000 Sản lượng tiêu thụ (kg) 3 64.276,786 212.392,857 36.330,357 313.000 148.800 378.200 93.000 620.000 Tổng chi phí (ng.đ) 4=(5+6) 9.992.041,96 33.017.182,14 5.647.675,89 48.656.900 24.737.249,14 62.873.841,57 15.460.780,71 103.071.871,43 Biến phí (ng.đ) 5 8.730.533,04 28.848.717,86 4.934.649,11 42.513.900 22.121.880 56.226.445 13.826.175 92.174.500 Định phí (ng.đ) 6 1.261.508,93 4.168.464,29 713.026,79 6.143.000 2.615.369,14 6.647.396,57 1.634.605,71 10.897.371,43 Giá thành đơn vị(ng.đ/kg) 7=(4/2) 155,45 166,55 153,66 155,45 166,24 165,50 160,40 166,24 Doanh thu (ng.đ) 8 12.045.125 39.550.000 6.854.875 58.450.000 29.400.000 73.850.000 17.500.000 120.750.000 Giá bán đơn vị (ngđ/kg) 9=(8/3) 187,39 186,21 188,68 186,74 197,58 195,27 188,17 194,76 Lợi nhuận (ng.đ) 10=(8-4) 2.053.083,04 6.545.000 1.195.016,96 9.793.100 4,662,750.86 1.200.500 11.814.877,71 17.678.128,57
Năng suất BQ(kg/ha) 11=(2/1) 2.996,59 3.148,89 3.002,51 3.099,01 3.163,27 3.304,21 3.957,45 3.351,35
Chi phí TB/ha/năm(ng.đ/ha) 12=(4/1) 465.829,46 489.506,04 466.750,07 481.751,49 525.876,90 549.308,42 657.905,56 557.145,25
Biến phí TB/ha/năm(ng.đ/ha) 13=(5/1) 407.017,86 427.705,23 407.822,24 420.929,70 470.278,06 491.232,26 588.347,87 498.240,54
Định phí TB/ha/năm(ngđ/ha) 14=(6/1) 58.811,61 61.800,80 58.927,83 60.821,78 55,598.83 58,076.15 69.557,69 58.904,71
Doanh thu TB/ha/năm(ng.đ/ha) 15=(8/1) 561.544,29 586.360,27 566.518,60 578.712,87 625.000 645.203,56 744.680,85 652.702,70
Lợi nhuận TB/ha/năm(ng.đ/ha) 16=15-12 95.714,83 96.854,23 99.768,52 96.961,39 99.123,10 95,895.15 86.775,29 95.557,45
3.1.3.2 Hiệu quả nuôi trên 1 ha mặt nước.
Nhìn vào bảng 3.20 dưới đây ta có thể đánh giá như sau:
Tỷ suất giá trị sản xuất trên chi phí trung gian trung bình năm 2012 đạt 1,345 lần có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra đầu tư thu được giá trị là 1,345 đồng . Năm 2013 cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ vào đầu tư thu được giá trị là 1,291 đồng Tỷ suất giá trị sản xuất trên chi phí cố định năm 2012 là 9,515 lần tức là cứ 1 đồng chi phí cố định đầu tư vào sản xuất thu được 9,515 đồng giá trị sản xuất/ha/năm. Tương tự năm 2013 cứ 1 đồng chi phí cố định thu được 11,081 đồng giá trị sản xuất/ha/năm tăng 1,566 đồng so với năm 2012.
Bình quân giá trị gia tăng trên mỗi ha nuôi năm 2012 là 148.322,77 ngàn đồng, năm 2013 là 146.944,32 ngàn đồng giảm 1.378 ngàn đồng/ha/năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm giá trị gia tăng bình quân này là do giá trị sản xuất và chi phí trung gian đều tăng nhưng mức tăng của chi phí trung gian lớn hơn mức tăng của giá trị sản xuất (chi phí trung gian tăng 17,51%, còn giá trị sản xuất tăng 12,78%).
Thu nhập hỗn hợp tính trên mỗi ha vụ nuôi năm 2012 đạt 144.392,08 ngàn đồng/ha. Năm 2013 giá trị này là 143.595,29 ngàn đồng/ha; như vậy giảm 796,79 ngàn đồng/ha.
Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian là 0,355 lần, có nghĩa rằng cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ vào đầu tư sẽ thu được 0,355 đồng thu nhập hỗn hợp. Tương tự năm 2013 cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ vào đầu tư sẽ thu được 0,284 đồng thu nhập hỗn hợp.
Thu thập hỗn hợp tính trên chi phí cố định năm 2012 là 2,374 lần và năm 2013 là 2,438 lần tức là cứ 1 đồng chi phí cố định người nuôi đầu tư sẽ thu được 2,374 đồng thu nhập hỗn hợp năm 2012 và 2,438 đồng thu nhập hỗn hợp năm 2013.
Thu nhập bình quân cho 1 lao động trên 1 ha năm 2012 là 20.846,71 ngàn đồng tương ứng thu nhập 1.737 ngàn đồng/tháng/ha. Thu nhập bình quân cho 1 lao động năm 2013 tăng 1.042,45 ngàn đồng so với năm 2012, đạt giá trị 21.889,16 ngàn đồng, tương ứng 1.824 ngàn đồng/tháng/ha. Điều này chứng tỏ thu nhập của người lao động đã được từng bước cải thiện giúp họ nâng cao đời sống.
Lợi nhuận bình quân cho 1 lao động trong 1 ha năm 2012 là 42.211,64 ngàn đồng tức là cứ 1 lao động trong 1 năm 2012 tạo ra được 42.211,64 đồng lợi nhuận. Tương tự cứ 1 lao động trong năm 2013 tạo ra được 43. 542,19 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất năm 2012 là 20,12% nghĩa là cứ 1 đồng tổng chi phí sản xuất thu được 0,2 đồng lợi nhuận. Trong đó vùng nuôi Vạn Ninh đạt hiệu quả cao nhất cứ đầu tư 1 đồng chi phí sản xuất thu được 0,13 đồng lợi nhuận. Vùng nuôi Ninh Hòa cứ 1 đồng chi phí sản xuất thu được- 0,19 đồng lợi nhuận hay nói cách khác cứ 1 đồng vốn bỏ ra thu về được 0,81 đồng lợi nhuận. Vùng nuôi Cam Ranh cứ 1 đồng vốn bỏ ra thu về được 0,62 đồng lợi nhuận.
Tương tự năm 2013 tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất là 17,15% giảm 2,97% so với năm 2012. Nguyên nhân là do tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất của vùng nuôi Vạn Ninh giảm 0,23% so với năm 2012 tức là năm 2013 cứ bỏ ra 1 đồng vốn thu được 0,1 đồng lợi nhuận ít hơn năm 2012 là 0,03 đồng . Vùng nuôi Ninh Hòa và Cam Ranh cứ 1 đồng vốn bỏ ra thu được tương ứng 0,89 đồng và 0,71 đồng. Như vậy có thể kết luận rằng năm 2012 hiệu quả nuôi tốt hơn năm 2013. Trong cả 2 năm vùng nuôi Vạn Ninh đạt hiệu quả nhất. Còn 2 vùng nuôi Cam Ranh và Ninh Hòa hiệu quả chưa cao, bị thua lỗ mặc dù năm 2013 lỗ ít hơn 2012.
Bảng 3.20: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên 1 ha diện tích nuôi trồng của các hộ nuôi ốc hương năm 2012-2013.
Năm 2012 Năm 2013
Vùng nuôi Vùng nuôi
Các chỉ tiêu ĐVT Mãsố
Ninh Hòa Vạn Ninh Cam Ranh
Tổng (BQ
Chung Ninh Hòa Vạn Ninh Cam Ranh
Tổng (BQ Chung Diệntích ha 1 21,45 67,45 12,10 101,00 47,04 114, 46 23,50 185,00 Sảnlượng kg 2 64.276,79 212.392,86 36.330,36 313.000,00 148.800,00 378.200,00 93.000,00 62.000,00 Năngsuất kg/ha 3=2/1 2.996,59 3.148,89 3.002,51 3.099,01 3.163,27 3.304,21 3.957,45 3.351,35 GO Ng.đ/ha 4 561.544,29 586.360,27 566.518,60 578.712,87 625.000,00 645.203,56 744.680,85 652.702,7 IC=LV+SCL+VC Ng.đ/ha 5=6+7+8 451.563,31 441.871,28 486.789,18 430.390,10 499.844,39 503.383,23 647.53,85 505.758,38 Lãivay Ng.đ/ha 6 14.522,14 4.618,24 25.743,80 3.084,16 6.868,62 2.822,82 13.748,94 1.746,49 Sữachữalớn Ng.đ/ha 7 30.023,31 9.547,81 53.223,14 6.376,24 22.697,70 9.328,15 45.434,04 5.771,35 VC Ng.đ/ha 8 407.017,86 427.705,23 407.822,24 420.929,7 470.278,06 491.232,26 588.347,87 498.240,54 FC Ng.đ/ha 9 58.811,61 61.800,80 58.927,83 60.821,78 55.598,83 58.076,15 69.557,69 58.904,71 A Ng.đ/ha 10 18.508,16 5.885,84 32.809,92 3.930,69 13.171,16 5.413,00 26.364,74 3.349,03 T Ng.đ/ha 11 - - - - - - - - CL Ng.đ/ha 12 223.333,33 71.022,98 395.909,09 47.430,69 188.924,32 77.642,84 378.170,21 48.037,84 VA=GO-IC Ng.đ/ha 13=4-5 10.980,98 144.488,99 79.729,41 148.322,77 125.155,61 141.820,33 97.150,00 146.944,32 MI=VA-A-T Ng.đ/ha 14=13-10-11 91.472,82 138.603,15 46.919,50 144.392,08 111.984,45 136.407,34 70.785,26 143.595,29 Pr=MI-CL Ng.đ/ha 15=14-12 (131.860,51) 67.580,17 (348.989,60) 96.961,39 (76.939,87) 58.764,49 (307.384,95) 95.557,45 GO/IC Lần 16=4/5 1,244 1,327 1,164 1,345 1,250 1,282 1,150 1,291 VA/IC Lần 17=13/5 0,244 0,327 0,164 0,345 0,250 0,282 0,150 0,291 GO/FC Lần 18=4/9 9,548 9,488 9,614 9,515 11,241 11,110 10,706 11,081 MI/IC Lần 19=14/5 0,203 0,314 0,096 0,335 0,224 0,271 0,109 0,284 MI/FC Lần 20=14/9 1,555 2,243 0,796 2,374 2,014 2,349 1,018 2,438 LĐ Người 21 63 102 67 232 89 190 127 406 GO/LĐ Ng.đ/ha/năm 22=4/(21/1) 191.192,46 387.745,1 102.311,57 251.939,65 330.337,08 388.684,21 137.795,28 297.413,79 MI/LĐ Ng.đ/ha/năm 23=14/(21/1) 31.144 91.655 8.474 62.860 59.188 82.175 13.098 65.431 TNBQ/laođộng/năm Ng.đ/ha/năm 24=12/(21/1) 76.039,68 46.965,69 71.500 20.648,71 99.853,93 46.773,68 69.976,38 21.889,16 Pr/LD Ng.đ/ha/năm 25=15/(21/1) (44.895,36) 44.689,04 (63.026,48) 42.211,64 (40.665,75) 35.400,97 (56.878,32) 43.542,19 Pr/(IC+CL+A+T) % 26=15/(5+12+10+11) (19) 13 (38) 20,12 (11) 10 (29) 17,15
3.1.4 Khó khăn gặp phải của các hộ nuôi ốc hương. 3.1.4.1 Những khó khăn trong quá trình nuôi ốc hương. 3.1.4.1 Những khó khăn trong quá trình nuôi ốc hương.
Mặc dù nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại Khánh Hòa đạt được những thành tựu đáng kể tuy nhiên trong những năm gần đây nghề nuôi ốc hương tại Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung cũng gặp phải không ít khó khăn, thử thách.
Qua điều tra của tác giả thu thập được khó khăn lớn nhất của các hộ nuôi là dịch bệnh. Trong số 200 hộ nuôi thì 148 hộ rất khó khăn về dịch bệnh chiếm tỷ lệ 74%, 37 hộ khá khó khăn tỷ lệ 18,5%. Số hộ không gặp khó khăn hoặc ít gặp khó khăn về dịch bệnh rất thấp. Thực tế vấn đề dịch bệnh ngày nay rất đáng lo ngại vì nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả nuôi của các hộ dân. Hơn nữa, do việc quy hoạch các ao nuôi mang tính tự phát nên mật độ chỗ thưa, chỗ lại rất dày do đó khi dịch bệnh xuất hiện nó có thể bùng phát và lây lan rất nhanh.
Khó khăn thứ hai người dân gặp phải là thiếu nguồn vốn. Vốn là điều kiện kiên quyết để người nuôi tiến hành sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy hình thức nuôi ốc hương quy mô chủ yếu là hộ gia đình, nhỏ, lẻ chưa có sự gắn kết chặt chẽ. Hơn nữa, nghề nuôi ốc hương cũng tương đối bấp bênh, có những năm người dân thất thu ví dụ năm 2009 nhiều hộ nuôi gần như mất trắng. Bên cạnh đó việc tiếp cận với vốn vay ngân hàng rất khó khăn, một mặt chính sách vay phức tạp mặt khác lãi suất lại cao. Qua thống kê cho thấy trong 200 hộ thì có 81 hộ rất khá khó khăn về vốn chiếm tỷ lệ 40,5%. Có 50 hộ rất khó khăn chiếm 25%. Số hộ còn lại ít gặp khó khăn hơn về vốn có thể do quá trình sản xuất đã tích lũy được một số vốn nhất định từ những năm trước hoặc vay mượn được của bạn bè, anh em. Cụ thể, có 13 hộ không gặp khó khăn chiếm 6,5%; 7 hộ gặp khó khăn rất ít chiếm 3,5% và 49 hộ có gặp khó khăn nhưng ở mức độ trung bình chiếm 24,5%.
Khó khăn thứ ba là ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Ô nhiễm môi trường ở đây chủ yếu là ô nhiễm nguồn nước. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước trong đó nguyên nhân chính là do sử dụng bừa bãi các loại hóa chất, chế phẩm sinh học trong phòng và trị bệnh cho ốc làm cho môi trường bị ô nhiễm sinh học và hóa học. Bên cạnh đó, ý thức của các hộ nuôi chưa cao nên còn xả nước thải bừa bãi bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động nuôi các đối tượng thủy sản khác như: tôm, cá chẽm,…
Theo phản ánh của các hộ nuôi ở Cam Ranh và Ninh Hòa thì nước thải từ nhà máy đường Cam Ranh, hay việc quy hoạch xây dựng khu vịnh Vân Phong cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của ốc. Ô nhiễm nguồn nước cũng là nguyên nhân dễ dàng dẫn đến dịch bệnh. Theo khảo sát của tác giả, có 40,5% hộ khá khó khăn và 34,5% số hộ rất khó khăn đối với ô nhiễm môi trường. Những hộ này phần lớn là hộ nuôi ở Cam Ranh và Ninh Hòa.
Biến đổi khí hậu là tác nhân ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nghề nuôi ốc hương. Theo đánh giá của các hộ nuôi thì vụ nuôi đầu năm khoảng từ tháng 1 đến tháng 6 dương lịch khí hậu thuận lợi hơn. Vụ nuôi thứ hai từ khoảng tháng 7 đến tháng 12 dương lịch khí hậu diễn biến phức tạp hơn có thể gặp mưa nhiều hoặc bão, lũ gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ nuôi thậm chí có hộ nuôi mất trắng. Trong số 200 hộ nuôi thì 81 hộ cho rằng họ gặp tương đối nhiều khó khăn khi khí hậu biến đổi, tỷ trọng 41%, 69 hộ thì rất khó khăn chiếm tỷ trọng 30%
Hiện nay do việc cung cấp thông tin về thị trường của các cơ quan chức năng chưa được rộng rãi, kịp thời. Hộ nuôi chủ yếu là thăm dò, trao đổi với nhau nên đôi khi thông tin của họ nó không chính xác, đầy đủ. Qua tìm hiểu có 102 hộ cho rằng họ thiếu thông tin về thị trường chiếm tỷ trọng 51% trong tổng số 200 hộ nuôi. Do đó trong quá trình tiêu thụ họ hay bị ép giá hoặc sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Một khó khăn nữa mà nhiều hộ nuôi gặp phải là thiếu khoa học kỹ thuật. Qua điều tra tác giả thấy không có hộ nuôi nào sử dụng cán bộ kỹ thuật một mặt có thể do quy mô nuôi còn nhỏ mặt khác họ chủ yếu nuôi dựa trên kinh nghiệm bản thân và học hỏi những hộ nuôi xung quanh. Có 59 hộ khá khó khăn trong vấn đề kỹ thuật, 17 hộ rất khó khăn. Tuy nhiên cũng có rất nhiều hộ đã tiếp cận với khoa học kỹ thuật thông qua những lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn hoặc tham khảo trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo,…Cụ thể có 40 gặp rất ít khó khăn còn 84 hộ có gặp khó khăn nhưng ở mức độ trung bình.
Một thuận lợi cho các hộ nuôi là nguồn giống và thức ăn tương đối ổn đinh do Khánh Hòa là cái nôi của nghề sản xuất ốc hương, có rất nhiều cơ sở sản xuất giống được hình thành đáp ứng nhu cầu về con giống cho các hộ nuôi. Bên cạnh đó số lượng ngư của tỉnh dân tham gia đánh bắt tương đối lớn nên lượng thức ăn tươi cho ốc hương đảm bảo cung cấp cho ốc hương.
Bảng 3.21: Những khó khăn chủ yếu của các hộ nuôi trong quá trình nuôi ốc hương. Các mức độ khó khăn Tỷlệ % tương ứng Những khó khăn chủ yếu của các hộ gặp khó Không khăn Khó khăn rất ít Trung bình Khá khó khăn Rất khó khăn % Cộng hộ Cộng % Thiếu vốn 13 7 49 81 50 6,5 3,5 24,5 40,5 25 200 100
Thiếu nguồn giống 65 75 54 6 - 32,5 37,5 27 3 - 200 100
Thiếu nguồn thức ăn 85 92 13 10 - 42,5 46 6,5 5 - 200 100
Thiếu khoa học - kỹ thuật 40 84 59 17 20 42 29,5 8,5 200 100
Khí hậu biến đổi 15 23 20 82 60 7,5 11,5 10 41 30 200 100
Môi trường ô nhiễm 12 23 15 81 69 6 11,5 7,5 40,5 34,5 200 100
Dịch bệnh - 5 10 37 148 - 2,5 5 18,5 74 200 100
Thiếu thông tin về thị trường - 15 43 102 40 - 7,5 21,5 51 20 200 100
Khó tiêu thụ sản phẩm - 49 133 18 - - 24,5 66,5 9 - 200 100
3.1.4.2 Khó khăn gặp phải trong việc mua con giống.
Mặc dù Khánh Hòa là nơi có số lượng trại ốc giống lớn nhất cả nước tuy nhiên do nghề nuôi ốc hương ở Khánh Hòa phát triển nên sự cạnh tranh về nguồn cung con