4.1 Kiến nghị về kỹ thuật dựa trên kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến kết quả nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại Khánh Hòa kết quả nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại Khánh Hòa
Theo kết quả thống kê và mô hình kinh tế lượng cho thấy: Năng suất nuôi ốc hương chịu ảnh hưởng từ các nhân tố: mật độ thả giống, trọng lượng con giống, quy mô diện tích, quy mô vốn, số năm kinh nghiệm của hộ nuôi và 1 biến giả V1 (VN) của biến Vùng nuôi trong đó nhân tố trọng lượng con giống là nhân tố tác động mạnh nhất. Vì vậy để tăng năng suất nuôi các hộ cần phải lựa chọn con giống tốt, kích cỡ, trọng lượng lớn. Thông thường trọng lượng giống (size) ốc khoảng từ 6000-10.000con/kg và mức trọng lượng tốt nhất khoảng từ 6000-7000con/kg. Bên cạnh đó nếu có đủ các điều kiện về kỹ thuật, tài chính, máy móc sục khí cần thả với mật độ cao để tăng năng suất nuôi. Tuy nhiên cũng nên thả mật độ vừa phải vì nếu thả mật độ quá dày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sống của ốc, ốc chết, ảnh hưởng đến môi trường nước. Mặc dù vậy cũng chưa có nghiên cứu nào xác định mật độ thả ốc tối ưu là bao nhiêu con/ m2. Hiện nay ở Khánh Hòa, mật độ thả ốc hương dao động từ 100-250 con/m2. Vì vậy mật độ thả ốc tốt nhất là từ 50-100 con/m2. Ngoài ra qua nghiên cứu cho thấy thì diện tích
ao nuôi có quan hệ đồng biến với năng suất nuôi. Trong quá trình khảo sát thực tế tại vùng nuôi thì các ao nuôi có diện tích trung bình > 0,5ha chiếm 18%, có tới 2 hộ nuôi có diện tích > 1ha. Theo ý kiến của các hộ nuôi thì các ao có diện tích lớn hơn 0,5ha đều có năng suất nuôi thấp vì gặp khó khăn trong quản lý và kiểm soát trong quá trình nuôi cũng như thu hoạch. Vì vậy, diện tích nuôi tốt nhất từ 0,1 đến 0,5 ha để đảm bảo hiệu quả nuôi và quản lý, không nên nuôi diện tích quá lớn (> 1ha) vì quản lý không hiệu quả.
4.2 Một số kiến nghị vĩ mô nhằm phát triển nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại Khánh Hòa Khánh Hòa
Dựa trên kết quả điều tra về những mặt khó khăn cũng như ý kiến, nguyện vọng của các hộ nuôi tác giả mạnh dạn đưa ra những kiến nghị sau: