Thực trạng ngành nuôi trồng thủy sả nở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 34)

Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm khá dày đặc. Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng được mở rộng. Sự thay đổi về diện tích giai đoạn 2008-2013 được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.1: Quy mô tốc độ phát triển diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013.

Năm Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng diện tích mặt nước NTTS Nghìn ha 1.052,6 1.044,7 1.066,0 1.048 1.095 1.220 Tốc độ tăng % - 99,24 102,03 98,31 104,48 111,41 Tổng sản lượng nuôi trồng Nghìn tấn 2.465,6 2.599,8 2.706,8 2.931 3.208 3. 459 Tốc độ tăng % - 105,44 104,11 108,28 109,45 107,8 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014 ).

Qua bảng thống kê trên ta thấy diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2009 và năm 2011 có giảm, là do tình hình thời tiết biến đổi bất thường, dịch bệnh gia tăng nên nhiều hộ nuôi đã thu hẹp diện tích nuôi. Nhìn chung, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng. Năm 2008 diện tích nuôi trồng là 1.052,6 nghìn ha. Sang năm 2013 tăng lên 1.220 nghìn ha tương ứng tăng 15,9%. Tuy nhiên tốc độ tăng sản lượng nuôi trồng lại nhanh hơn so với tốc độ tăng diện tích nuôi trồng. Cụ thể năm 2008 sản lượng là 2.465,6 nghìn tấn nhưng đến năm 2013 sản lượng tăng 40% đạt 3.459 nghìn tấn. Như vậy tốc độ tăng sản lượng cao gần gấp 3 lần tốc độ tăng diện tích. Việc mở rộng diện nuôi trồng thủy sản được tiến hành chủ yếu trên các vùng đất ngập nước ven biển, và một phần diện tích từ canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản cùng với việc thay đổi cơ cấu và đối tượng nuôi trồng thủy sản đã làm gia tăng sản lượng nuôi trồng. Đây chính là nguyên nhân làm bùng nổ sự gia tăng về

diện tích và sản lượng nuôi trồng đưa Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển thủy sản nhanh thế giới.

Biểu đồ 2.1: Thể hiện quy mô tốc độ phát triển diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2008-2013.

b. Xuất khẩu thủy sản.

Với tốc độ phát triển về nuôi trồng thủy sản đã thúc đẩy quá trình xuất khẩu thủy sản, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Trước năm 2000, Việt Nam chỉ xuất khẩu qua hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapore nhưng sau đó theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 170 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó 3 thị trường lớn nhất là EU, Mỹ và Nhật Bản (chiếm tỉ trọng hơn 60% xuất khẩu thủy sản), đưa Việt Nam trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới. Mặc dù gặp khủng hoảng song châu Âu vẫn là thị trường nước ngoài quan trọng nhất của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đang xu hướng thâm nhập vào các thị trường mới như: Braxin, Mehico,…

Bảng 2.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ năm 2009-2013.

Năm

Chỉ tiêu ĐVT

2009 2010 2011 2012 2013

Kim ngạch xuất khẩu

thủy sản Tỷ USD 4,24 5,01 6,11 6,2 6,72 Tốc độ tăng % - 118,16 121,9 101 110,34 Tổng kim ngạch xuất khẩu Tỷ USD 57,1 72,18 96,01 114,57 125,79 Tốc độ tăng % - 100,26 100,33 100,19 100,09 Tỷ trọng kim ngạch XK thủy sản/Tổng kim ngạch % 7,42 6,94 6,36 5,31 5,34

(Nguồn: Tổng cục hải quan,2014).

Qua bảng phân tích trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản đều tăng qua các năm mặc dù trong điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động khủng hoảng, sức tiêu thụ kém và các doanh nghiệp đối mặt với tình trạng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất… nhưng từ năm 2009 đến năm 2013 kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 58% tương ứng 2,48 tỷ USD. Tiêu biểu cho những mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn đó là: tôm, cá tra, cá basa và cá ngừ. Năm 2012, theo VASEP đánh giá mặt hàng tôm của Việt Nam có mặt trên 92 nước, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,25 tỷ USD. Mặt hàng cá tra ở vị trí thứ 6 trong top 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ năm 2011 do Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) bình chọn; WWF Thụy Điển và Phần Lan đưa vào “danh sách xanh” trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản vào cuối năm 2012. Bên cạnh đó xuất khẩu cá ngừ Việt Nam trong năm 2012 ước đạt gần 600 triệu USD, tăng 5,7% so với năm 2011. So với năm 2011, xuất khẩu cá ngừ của Việt Namsang Mỹ năm 2012 có sự vượt trội hơn hẳn hai đối thủ nặng ký là Indonesia và Ecuador. Trong số 86 nước xuất khẩu cá ngừ vào thị trường Mỹ, xét về giá trị xuất khẩu, Việt Nam đứng thứ 3 sau Thái Lan và Philippines, tiếp đến là Indonesia, Ecuador và Trung Quốc (Theo đánh giá của VASEP, 2013). Theo dự báo của VASEP tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong một vài năm tới sẽ chuyển biến tích cực hơn khi nền kinh tế thế giới phục hồi tốt hơn và người tiêu dùng quan tâm tới mặt hàng thủy sản nhiều hơn do lo ngại về dịch bệnh với các loại thực phẩm khác.

Biểu đồ 2.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ năm 2009-2013. c. Tình hình nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây.

Hiện nay, xu hướng nuôi đang chuyển từ phương thức nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh. Nhiều vùng nuôi tập trung theo kiểu thâm canh công nghiệp và sản xuất hàng hóa lớn đã hình thành. Hình thức và đối tượng nuôi cũng khá phong phú, nhưng ở vùng nước lợ chủ yếu là tôm và một số loài nhuyễn thể có giá trị xuất khẩu. Sản phẩm nuôi mặn, lợ đã mang lại giá trị xuất khẩu rất cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động. Hình thức nuôi lồng bè trên biển cũng đang là hướng mở mới cho ngành Thủy sản, với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc đặc biệt là cá chẽm, tôm chân trắng hiện nay được nuôi phổ biến ở các tỉnh Miền Trung như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận,… Đối với nuôi thủy sản nước ngọt, hình thức nuôi lồng bè và kết hợp với khai thác cá trên sông đang ngày càng phổ biến. Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước, tạo được việc làm và tăng thu nhập. Ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung đối tượng nuôi lồng chủ yếu là trắm cỏ với quy mô lồng nuôi khoảng 12 – 24 m3 , năng suất 550 – 650 kg/lồng. Cá tầm, cá hồi bắt đầu được triển khai từ năm 2009 tại Lâm Đồng là đối tượng có giá trị kinh tế cao. Ở các tỉnh phía Nam đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long đối tượng nuôi chủ yếu là cá basa, cá tra, cá lóc, cá bống tượng và cá he. Nuôi các đối tượng loài đặc sản có giá trị kinh tế cao như: ba ba, tôm càng xanh, cá sấu, lươn, ếch, cá rô đồng và cá

thát lát tại Đắc Lắc, Gia Lai cũng đang được mở rộng, làm tăng giá trị kinh tế của các mô hình nuôi nước ngọt.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)