Tình hình nuôi ốc hương thương phẩm trong ao tại Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 45)

Năm 2000, sau khi nghiên cứu về đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ốc hương thương phẩm. Khánh Hòa bắt đầu thử nghiệm nuôi ốc hương thương phẩm và Vạn Ninh là địa phương bắt đầu tiến hành nuôi ốc hương. Năm 2000 đầu sản lượng và diện tích nuôi của toàn tỉnh chỉ có 2 tấn trên diện tích 3ha. Sang năm 2002 diện tích tăng nuôi ốc hương tăng lên đến 15,2ha và sản lượng thu được trên 20 tấn (Nguyễn Thị Xuân Thu, 2003)

Năm 2003, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 tiến hành nuôi thử nghiệm ốc hương thương phẩm trong ao đất tại 2 địa phương là xã Xuân Tự, Vạn Ninh, Khánh Hòa và Ba Ngòi, Cam Ranh, Khánh Hòa. Với diện tích ao nuôi từ 1000-5000m2, mật độ thả 50; 83; 90; 100 con/ m2, ngày cho ăn từ 1-2 lần. Sau 4-6 tháng thu hoạch trọng lượng ốc đạt từ 130-200 con/kg, tỷ lệ sống đạt trên 75%. Các thử nghiệm này là nền

tảng để phát triển nghề nuôi trong toàn tỉnh. Cho đến nay, theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa, toàn tỉnh có 254ha nuôi ốc hương trong ao tập trung chủ yếu ở các các xã Xuân Tự, Vạn Hưng huyện Vạn Ninh, xã Ninh Phú, Ninh Phước huyện Ninh Hòa và xã Cam Thịnh Đông, Cam Phúc Bắc, Cam Phú, thị xã Ba Ngòi thuộc thành phố Cam Ranh.

Bảng 2.3: Quy mô tốc độ phát triển diện tích và sản lượng ốc hương trong ao tại Khánh Hòa từ năm 2008-2013. Năm Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng diện tích nuôi ốc hương Ha 148 194 167 229 180 254 Tốc độ tăng % - 131,08 80,92 145,86 78,63 141,11 Sản lượng ốc hương thu hoạch Tấn 1820 2134 2505 3824 2310 4216 Tốc độ tăng % - 106,26 126,76 141,37 60,408 182,51

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Khánh Hòa, 2014).

Qua bảng trên ta thấy năm 2009 diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 31% nhưng sản lượng chỉ tăng 6% so với năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2009 các hộ nuôi ốc hương đã không may mắn vì thời tiết có bão, độ mặn trong nước giảm vì vậy ốc hương bị chết hàng loạt, người nông dân thất thu. Tại Vạn Ninh có hộ lỗ gần 2 tỷ đồng. Thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh lan tràn làm cho sản lượng ốc tụt giảm. Vì vậy có nhiều hộ gia đình chán nản, họ chuyển sang nuôi đối tượng khác như tôm thẻ chân trắng do đó năm 2010 diện tích nuôi ốc hương đã giảm 20% so với năm 2009. Đến năm 2012, người nông dân lại bị thua lỗ nặng do một số hộ nuôi đã nhập con giống từ các cơ sở tư nhân không đảm bảo chất lượng khiến dịch bệnh bùng phát. Hơn nữa sự hạn chế của các cơ quan chức năng trong việc kiểm dịch môi trường NTTS, từ đó dịch bệnh tràn lan, không được ngăn chặn kịp thời cũng là một trong những nguyên nhân . Việc chậm quy hoạch những vùng NTTS nên tình trạng NTTS tràn lan, không kiểm soát nổi đã diễn ra ở nhiều nơi, làm phá hủy cân bằng sinh thái môi trường biển. Như vậy đây cũng là bài toán cần phải giải quyết với các hộ nuôi ốc hương thương phẩm nói chung và ở Khánh Hòa nói riêng.

Hiện nay, để tăng hiệu quả nghề nuôi ốc hương, năm 2012 tại Khánh Hòa đã triển khai mô hình nuôi ốc hương kết hợp với tu hài tại Vạn Ninh do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 thực hiện. Kết quả mô hình mang lại năng suất bình quân ốc hương

đạt từ 25-28 tấn/ha/vụ, tu hài đạt 15 tấn/ha/vụ. Trước tình trạng môi trường bị ô nhiễm tại các vùng nuôi trồng, mô hình nuôi ốc hương kết hợp với tu hài được xem là một trong những giải pháp góp phần cải thiện môi trường, hiệu quả kinh tế cao

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 45)