Nuơi trồng thủy hải sản

Một phần của tài liệu môn học sử dụng hợp lý tài nguyên biển (Trang 114)

506 679 100,0 202 272 100,0 5 Gò Nổi Cá nổi 10 000 100,0 2 500 100,0 0,

3.2.3Nuơi trồng thủy hải sản

Khai thác phải đi đơi với nuơi trồng. Đĩ là con đường đúng đắn nhất của nghề thủy sản hiện nay. Trước đây cũng như trong tương lai, dù cĩ cơ giới hĩa mọi quá trình trên biển thì khai thác vẫn giữ đặc tính là “săn bắt” và “hái lượm”. Khoa học càng tiến bộ, kỹ thuật khai thác càng đa dạng và hiện đại, sản lượng thủy sản thu hồi từ biển càng đa dạng và hiện đại, sản lượng thủy sản thu hồi từ biển càng tăng thì nguồn lợi, nếu khơng được duy trì và phát triển, càng sớm suy giảm và nghèo kiệt chẳng kém gì tài nguyên khơng cĩ khả năng tái tạo trên đất liền. Do vậy, nuơi trồng thủy sản chẳng những bù đắp lại sự thiếu hụt do khả năng khai thác bị hạn chế mà cịn làm giàu thêm cho biển, tạo nên những đặc sản mà trong điều kiện tự nhiên đang bị suy thối hoặc khơng thể khai thác do sản lượng thấp.

Theo tài liệu của Chương trình mơi trường của Liên hiệp quốc (UNEP), từ năm 1950 đến 1984 sản lượng thủy sản tồn thế giới khai thác được tăng hơn 4 lần, từ 20 đến 82 triệu tấn, trong đĩ 73 triệu tấn từ biển. Song, từ năm 1970 lại đây, tốc độ khai thác tăng rất chậm, liên quan đến một số vùng bị đánh bắt quá mức và bị ơ nhiễm. Tổ chức lương thực và thực phẩm của Liên hiệp quốc (FAO) cho rằng, biển và đại dương khơng thể chịu đựng nổi một khi sản lượng khai thác hàng năm vượt quá 100 triệu tấn. Như vậy, đến năm 2000 với sản lượng khai thác cho phép, nghề cá thế giới cũng chỉ cĩ thể nâng sản lượng cá hơn so với 1984 gần 30 triệu tấn. Dự báo này khơng cịn nghi ngờ gì khi nguồn lợi của một số vùng và một số đối tượng khai thác thực sự đã bị giảm sút. Chẳng hạn, ngay từ đầu những năm 70 nguồn lợi cá tuyết và cá trích đã bị giảm đi nghiêm trọng. Sự sụp đổ của nghề cá trổng Pêru vào những năm 1971-1972 xảy ra do khai thác quá mức và do cả sự biến động của điều kiện khí hậu mà ta đã quen gọi là hiện tượng “El-Nino”.

Nghề nuơi trồng thủy sản nước ngọt và nuơi thả biển (Mariculture) gần 2 thập kỷ qua đã thu hẹp khoảng cách giữa sự cung cấp lâu dài do khai thác và nhu cầu tiêu thụ của lồi người vào cuối thế kỷ này. Trong năm 1985 sản lượng nuơi trồng trên tồn thế giới vượt hơn 10 triệu tấn, tức là trên 11% tổng sản lượng thủy sản. Từ năm 1975 đến 1980 sản lượng nuơi tăng trung bình hàng năm là 7% so với 2% tốc độ tăng trưởng của các khu vực sản xuất thực phẩm khác. Ở giai đoạn 1980-1985 nhịp độ nuơi trồng cĩ giảm song vẫn duy trì ở mức 5,5%. Nhịp điệu này cĩ thể cịn được duy trì cho tới năm

2010 và do đĩ, tổng thu hoạch của nghề nuơi trồng sẽ vượt lên 18 triệu tấn mỗi năm tại bước ngoặt của thế kỷ này.’

Nuơi trồng thủy sản đã được con người chú ý từ lâu. Ngay cả việc nuơi thả cá biển trên một số vùng như ở Ha-Oai đã được tiến hành từ giữa thế kỷ thứ XV. Tại đây người ta đã xây dựng các đầm nuơi cá đối, giữ được cả cá thành thục để cho đẻ ngqy trong điều kiện của đầm.

Ở các nước châu Á, Trung Quốc cĩ nghề nuơi thủy sản sớm nhất và lâu đời nhất, tới hàng ngàn năm về trước, đầu tiên là các lồi thủy sản nước ngọt, sau là tơm cá nước lợ.

Nuơi thả biển trên quy mơ lớn trước tiên xuất hiện ở các nước Bắc Mỹ và là hệ quả của những thành tựu đạt được trong nghề nuơi cá nước ngọt ở đây. Cuối thế kỷ thứ XIX, bằng cách nuơi thả nhân tạo, nhiều đàn cá ở bờ đơng và tây bắc Mỹ cĩ nguy cơ mất khả năng khai thác lại được phục hồi. Người ta cịn sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để tăng nguồn giống cho đàn cá bơn, cá tuyết ở vùng bờ Đại Tây Dương.

Những năm đầu của thế kỷ XX được mệnh danh là “kỷ nguyên vàng” của sự phát triển nghề nuơi cá biển. Các nhà máy sản xuất cá giống, sản xuất thức ăn nhân tạo, các phịng thí nghiệm và các trạm nghiên cứu sinh học để phục vụ cho nuơi thả biển ra đời ở hàng loạt các nước thuộc châu Mỹ, châu Aâu. Nhiều cơng trình nghiên cứu về sinh học, sinh lý – sinh thái học và kỹ thuật ương ấp trứng, ấu trùng cá... trong điều kiện nhân tạo được cơng bố. Nhiều kết quả đáng được lưu ý như 3 nhà máy sản xuất cá giống tại bờ tây nước Mỹ, chuyển 2 lồi cá hồi đến Niu Dilon, cá trích vào biển A rập, cá bơn lưỡi vào hồ Ca mơ rum (Cộng hịa A rập), chuyển cá chình châu Aâu vào bờ biển Nhật Bản, thí nghiệm thả cá giống của cá bơn gai vào biển Đen, thuần hĩa cá đối vào biển Caxpien.... Đối với cá bơn gai, các thí nghiệm cịn chỉ ra rằng, trong điều kiện tự nhiên, mức sống sĩt của cá chỉ đạt 1% của số lượng ban đầu. Song do tạo nên được những điều kiện thực nghiệm phù hợp đã nâng tỉ lệ đĩ lên 75% và do đĩ chỉ cần 20-30 cá mẹ cĩ thể gây và nuơi thành 1 triệu con đạt kích thước thương phẩm.

Nuơi thả các đối tượng hải sản trong các vùng biển, địi hỏi vốn và sức lực khơng nhiều so với nuơi các động vật trên cạn, thường rẻ hơn 2 lần, đồng thời tiết kiệm được đất canh tác. Theo tính tốn của nhiều chuyên gia, trong điều kiện nuơi thâm canh, một ha trồng tảo cĩ thể đạt được từ 120 đến 150 tấn tươi trong 1 năm (năng suất tự nhiên 7

tấn). Một ha nuơi trồng hầu dàn thu hoạch 50 tấn, nghĩa là 8,3 tấn thịt (bỏ vỏ) , trong khi đĩ 1 ha đất được trồng cây thức ăn cho gia súc chỉ cĩ thể sản xuất được 100kg thịt bị hay 1000 kg thịt lợn.

Đối tượng nuơi thả biển rất đa dạng, nhưng mỗi vùng cĩ một tập đồn giống đặc trưng, gồm các lồi rong, tảo, thân mềm, giáp xác, cá, bị sát và cả thú biển.

Những lồi tảo cĩ giá trị nhất trong nuơi trồng là giống bắp cải biển (Porphira), hẹ biển (Laminaria), rong hồng vân (Eucheuma), rong đơng (Hypnea), rong câu (Gracillaria) v.v... Ở Nhật Bản mỗi năm sản lượng bắp cải biển thu được trên 230 nghìn tấn, cịn ở Mỹ người ta nuơi tảo nâu trong các trang trại biển đã đạt mật độ khoảng 1 nghìn cá thể trên một ha với sản lượng 300-500 tấn tươi (Pinchot, 1977).

Trong nhĩm Thân mềm những lồi thường được nuơi là hầu, nhất là hầu Thái Bình Dương (Crossostrea gigas) vẹm châu Âu (Mytilus edulis), sị (giống Arca) thậm chí cả Chân đầu (Cephalopoda). Sản lượng hầu nuơi trên thế giới đã vượt 800 nghìn tấn và đến năm 2000 cĩ thể đạt trên 2 triệu tấn (trong đĩ Mỹ chiếm 42%, Nhật 29% tổng sản lượng). Ở những vùng biển nhận được dịng nước ấm từ các thành phố, sản lượng hầu rất cao. Chẳng hạn ở Tây Ban Nha, trong những vùng như thế, năng suất lên đến 130 tấn/ha.

Các lồi của giống Vẹm (Mytilus) sử dụng thức ăn thực vật nổi kinh tế hơn so với hầu và cho sản lượng lớn. Chẳng hạn, ở Thái Lan năng suất vẹm nuơi cĩ thể đạt 180 tấn/ha (3 vụ trong năm).

Tơm, cua... thuộc Giáp xác cĩ hàng trăm lồi là những đối tượng nuơi, nhất là các lồi của họ tơm He (Penaeidae), cịn trong nước ngọt là tơm càng xanh (Macrobranchium rosenbergi). Nghề nuơi tơm rất phát triển ở các nước Đơng Nam Á, Đơng và Đơng Bắc Á, các nước thuộc Ấn Độ Dương... Riêng ở Nhật Bản sản lượng tơm nuơi là khoảng 300 nghìn tấn với năng suất 80-160 tạ/ha/năm.

Cá nuơi gồm hàng chục lồi như cá tằm, cá hồi (ở xứ lạnh) và các lồi cá đối, cá song, cá vược, cá măng sữa, cá bống v.v... thuộc các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Nghề nuơi thủy sản ở nước ta cũng cĩ lịch sử lâu đời như nhiều nước Đơng Nam Á. Trong mấy chục năm lại đây, nuơi thả đã trở thành phong trào quần chúng và là mũi nhọn, tạo nên mặt hàng xuất khẩu cĩ giá trị, nhất là tơm, đối với ngành thủy sản.

Tập đồn nuơi trồng dọc bờ biển nước ta cũng rất đa dạng về thành phần lồi và phong phú về số lượng con giống, từ các lồi tảo (rong câu, rongm ơ, rong đơng, bắp cải biển) các lồi Thân mềm (hầu, sị, vẹm...), Giáp xác (tơm, cua các loại), từ các lồi cá (cá đối, măng sữa, cá song, cá tráp, cá kẽm, cá nầu, cá vược v.v...) (Hình 31) đến các lồi rùa biển (vích, đồi mồi ...). Nhờ điều kiện nĩng ấm và nguồn thức ăn phong phú nên các sinh vật biển sinh sản hầu như quanh năm, dọc vùng ven biển lúc nào cũng cĩ nguồn giống, đặc biệt vào mùa đẻ rộ của các lồi. Trước cửa các hệ thống sơng lớn hàng chục tỉ tơm, cá giống.... xâm nhập vào vùng cửa sơng, các đầm phá, kênh rạch nước lợ để kiếm ăn và phát triển.

Nhiều vùng trên giải bờ biển ngồi nguồn giống cịn cĩ những điều kiện thuận lợi khác cho sự mở mang nghề nuơi trồng thủy sản nước lợ: Mức triều cao (tới trên 4m); bãi rộng, thức ăn tự nhiên phong phú v.v... Chính vì vậy, trong những năm qua diện tích nuơi trồng lên đến gần 130 000 ha trong tổng số gần 400 000 ha bãi triều, vùng ngập nước cĩ khả năng nuơi thả.

Do nuơi quảng canh nên năng suất chung thấp, trung bình trong khoảng 200- 300kg/ha/năm, tuy nhiên ở một số địa phương, nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi lại được chăm sĩc, quản lý tốt, diện tích nuơi nhỏ, năng suất cĩ thể đạt 500-600 đến 700- 800 kg/ha/năm, trong đĩ tơm chiếm tỉ lệ đáng kể, đĩng gĩp một phần quan trọng cho mặt hàng tơm xuất khẩu.

CHƯƠNG IV

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƯỜNG BIỂN 4.1 Tình trạng ơ nhiễm mơi trường biển

Một phần của tài liệu môn học sử dụng hợp lý tài nguyên biển (Trang 114)