Bối cảnh trong nƣớc

Một phần của tài liệu Thực thực và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nam (Trang 56)

5. Kết cấu của khóa luận

3.1.2.Bối cảnh trong nƣớc

Ở trong nƣớc, những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của 28 năm đổi mới, 10 năm thực hiện Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã làm cho sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, những yếu kém của nền kinh tế chậm đƣợc khắc phục, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm đƣợc giải quyết. Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của đất nƣớc trong những năm đầu của thời kỳ chiến lƣợc. Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá quyết liệt, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị-xã hội, không thể xem thƣờng. Mặt khác, thiên tai, dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là tình trạng nƣớc biển dâng tác động ngày càng tiêu cực đến sản xuất, đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nƣớc.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Chiến lƣợc cũng nhƣ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới đều xác định phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững trên cơ sở phát triển mạnh nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm. Nhƣ vậy việc giao lƣu, hợp tác phát triển sản xuất nói chung của cả nƣớc sẽ đƣợc đẩy lên mức độ cao hơn, cụ thể khu kinh tế trọng điểm Bắc bộ phát triển mạnh là tất yếu

khách quan. Đây là vùng thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tƣơng lai.

Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế xã hội theo định hƣớng kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa, nƣớc ta cũng nhƣ vùng đồng bằng sông Hồng đã thu đƣợc nhiều thành tựu và cũng gặp không ít thách thức. Những bài học hữu ích từ những thành quả đã đạt đƣợc và từ những thiếu sót mắc phải chính là những kinh nghiệm quý báu để phát triển đất nƣớc nói chung, vùng đồng bằng và nam sông Hồng nói riêng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Vùng đồng bằng trong đó Nam đồng bằng sông Hồng có Nghị quyết số 54- NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh định hƣớng đến năm 2020. Chính phủ có chƣơng trình hành động cụ thể để phát triển vùng này với các định hƣớng cơ bản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng mạnh kết cấu hạ tầng, thâm canh phát triển nông lâm thuỷ sản hàng hóa, phát triển các trung tâm công nghệ cao và phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch, thƣơng mại, củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, bảo vệ tốt môi trƣờng sinh thái.

Đối với tỉnh Hà nam, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 54 của Chính phủ đã xác định xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, phát triển ngành công nghiệp chủ lực, phát triển du lịch, thƣơng mại và CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn với việc chú trọng phát triển hàng hoá xuất khẩu trên cơ sở phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực. Bên cạnh đó tỉnh đã có định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững tầm nhìn đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Thực thực và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nam (Trang 56)