Đào tạo nghề cho lực lƣợng lao động trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Thực thực và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nam (Trang 67)

5. Kết cấu của khóa luận

3.5.5. Đào tạo nghề cho lực lƣợng lao động trên địa bàn tỉnh

Cùng với sự phát triển nhanh về tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh, sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp, các KCN tập trung, các cụm công nghiệp đã làm gia tăng nhu cầu lao động đã qua đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Bên cạnh đó, hàng năm có hàng nghìn ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động nên nhu cầu học nghề trên địa bàn tỉnh đã tăng nhanh. Trên thực tế, các cơ sở dạy nghề của Hà Nam chủ yếu đào tạo các nghề nhƣ lái xe, may công nghiệp, tin học,…. Trong khi đó nhiều ngành nghề thị trƣờng lao động có nhu cầu lớn nhƣ cơ khí chế tạo, lắp ráp điện tử, chế biến gỗ, may mặc.. thì chƣa đƣợc đào tạo hoặc đào tạo không đủ nhu cầu trên thị trƣờng. Và khi đào tạo ra bên ngoài làm việc thì chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp do bên trong trƣờng các học viên còn học mang nặng tính lý thuyết ít vận dụng thực tế. Do đó, sau khi tuyển dụng, doanh nghiệp thƣờng phải tổ chức đào tạo lại hoặc kèm cặp bổ sung trong quá trình làm việc để phù hợp với thực tế trang thiết bị máy móc và quy trình công nghệ của doanh nghiệp. Qua đó, tỉnh cần nhanh chóng có kế hoạch đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề đặc biệt là những ngành nghề mà nhiều

doanh nghiệp FDI có nhu cầu. Vì vậy, trong thời gian tới hệ thống đào tạo nghề cần phải đổi mới theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, tính thực tiễn và hiệu quả đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đặc biệt là đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động của các doanh nghiệp FDI. Mở rộng các loại hình đào tạo, trong đó chú ý đào tạo dài hạn các ngành nghề nhƣ cơ khí sửa chữa, cơ khí chế tạo máy, kỹ thuật điện, điện tử xây dựng, vận hành máy. Để thực hiện đƣợc kế hoạch đào tạo, tỉnh Hà Nam cần huy động bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để xây dựng mới và nâng cấp các trƣờng, cơ sở dạy nghề hiện có, đầu tƣ mua sắm các trang thiết bị giành cho dạy và học nghề cũng nhƣ thực hiện chính sách đãi ngộ và thu hút giáo viên dạy nghề phục vụ tốt cho công tác đào tạo nghề của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần có những chính sách thu hút lao động có trình độ cao về phục vụ cho địa phƣơng bằng nhƣng ƣu đãi cho những lao động có trình độ cao.

Một phần của tài liệu Thực thực và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nam (Trang 67)