Thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nam

Một phần của tài liệu Thực thực và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nam (Trang 42)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2. Thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nam

2.2.1. Tình hình đăng ký kinh doanh.

Trong những năm gần đây, bối cảnh quốc tế, khu vực thay đổi có nhiều thuận lợi cùng môi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc tiếp tục đƣợc cải thiện, đặc biệt Việt Nam trở thành thành viên WTO đã tạo nền tảng cho sự tăng trƣởng trở lại và gia tăng nhanh chóng của đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam cũng nhƣ Hà Nam.Quý IV/2013, có 06 dự án FDI đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 22,3 triệu USD, nâng số dự án FDI đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cả năm 2013 là 25 dự án với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 132,2 triệu USD. Luỹ kế đến 17/12/2013, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 91 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài còn hiệu lực, tổng vốn đầu tƣ đăng ký 730,6 triệu USD. Trong khi đó, luỹ kế đến 17/12/2012, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 66 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài còn hiệu lực, tổng vốn đầu tƣ đăng ký 591,66 triệu USD. Nhƣ vậy, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2013 tăng 92,3% về số dự án và 304,8% về vốn đầu tƣ so với cùng kỳ năm 2012.Qua đó, chất lƣợng của các dự án thu hút

FDI đã đƣợc nâng lên đáng kể vốn đầu tƣ đã tăng gấp ba lần so với năm 2012 và chất lƣợng các dự án đầu tƣ vào tỉnh đang có những chuyển biến tích cực, phù hợp với chủ trƣơng, mục đích, đƣờng lối thu hút của Sở.

Bảng 2.1. Số các dự án FDI đƣợc cấp giấy phép trong giai đoạn 2011 - 2013.

Năm Số dự án Vốn đầu tƣ đăng ký (triệu USD) Vốn đầu tƣ thực hiện (triệu USD) 2011 10 222,48 190,08 2012 13 212,07 163,08 2013 25 132,2 120,75

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam.

Nhìn vào số dự án qua các năm có thể thấy số dự án đầu tƣ vào Hà Nam năm sau cao hơn năm trƣớc , chứng tỏ Hà Nam ngày càng có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ, mặc dù ảnh hƣởng của suy thái kinh tế nhƣng số dự án đầu tƣ vào Hà Nam vẫn tăng đều qua các năm. Số dự án năm 2013 là 25 dự án tăng 12 dự án so với năm 2012.Năm 2011 tuy số dự án đăng ký còn ít nhƣng tổng vốn đăng ký đầu tƣ ở mức cao là do công ty Honda Việt Nam xây dựng nhà máy thứ 3 tại Hà Nam với vốn đăng ký đầu tƣ là 120 triệu USD.

Về vốn thức hiện thì các dự án sau khi đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, chủ đầu tƣ cơ bản nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục pháp lý về xây dựng, môi trƣờng,… và triển khai đầu tƣ xây dựng hạ tầng. Vốn đầu tƣ thực hiện quý IV/2013 ƣớc đạt 21,77 triệu USD nâng tổng số vốn đã thực hiện cả năm 2013 lên120,75 triệu USD và tổng vốn đầu tƣ thực hiện luỹ kế đến hết năm 2013 đạt 575,77 triệu USD bằng 78,8% tổng vốn đầu tƣ đăng ký.

Sự suy giảm kinh tế thế giới đã ảnh hƣởng trực tiếp đến các doanh nghiệp FDI trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ đầu tƣ xây dựng,….Tiến độ triển khai dự án của một số doanh nghiệp còn chậm nhƣ Công ty TNHH Nippon

Konpo Việt Nam, Công ty TNHH Technpmeiji Rubber VN, Công ty liên doanh thực phẩm Mavin, …Tuy nhiên tiến độ giải ngân của các dự án FDI trong năm 2013 vẫn tƣơng đối cao, một số dự án đầu tƣ nhanh vƣợt tiến độ đăng ký nhƣ Công ty TNHH Finetek Việt Nam, Công ty TNHH YIC Vina,…. Đạt đƣợc kết quả đó chủ yếu sự quyết tâm và nỗ lực của các nhà đầu tƣ; đồng thời là sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Nam và sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nhà đầu sớm đƣợc triển khai dự án. Bên cạnh đó còn có dự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời của Trung ƣơng, UBND tỉnh luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án.

2.2.2. Về cơ cấu đầu tƣ.

2.2.2.1. Phân theo cơ cấu ngành kinh tế.

Vốn FDI ở Hà Nam tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp. Trong tổng số 91 dự án FDI đang hoạt động, thì có tới 94,5% là về lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và 4,5% là về lĩnh vực nông nghiệp. Hiện tại Hà Nam chƣa có các doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào lĩnh vực dịch vụ. Đây là một trong những khó khăn của tỉnh khi thực hiện kế hoạch xúc tiến thu hút FDI vào các lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên xu hƣớng này cũng một phần nào phù hợp với đƣờng lối hiện tại của Đảng và Nhà nƣớc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Và đây cũng là xu hƣớng chung của cả nƣớc khi các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào công nghiệp và dịch vụ. Trong thời gian tới sẽ tập trung khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.

Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉ nh Hà Nam

Hình 2.2. Tỷ trọng các dự án FDI phân theo ngành

Lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sẽ hỗ trợ công nghiệp của tỉnh phát triển và tiến trình công nghiệp hóa sẽ đƣợc đẩy nhanh. Và ngành nông nghiệp và dịch vụ vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp, nhƣng nó vẫn phản ánh thực trạng ngành nông nghiệp và dịch vụ chƣa có nhiều hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ.

2.2.2.2. Phân theo đối tác đầu tƣ.

Tính đến 2013, có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tƣ FDI tại Hà Nam, trong đó Hàn Quốc chiếm tới 44,6% về số dự án và 40,3% về tổng vốn đầu tƣ đăng ký, đây là quốc gia đầu tƣ nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Tiếp sau là Nhật Bản chiếm 40,3 % về số dự án và 50,8% về tổng vốn đăng ký. Còn các quốc gia Singapore, Mỹ, Australia, Đài Loan, Hà Lan, Trung Quốc lần lƣợt chiếm 3.9%, 2.1%, 3.3%, 1.8%, 1.8%, 2.1%. và chiếm 8.3% tổng vốn đăng ký.

0 10 20 30 40 50 Hàn Quốc Nhật Bản Trung Quốc Hà Lan Đài Loan Singapore Mỹ Asutralia

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam

Hình 2.3. Đầu tƣ nƣớc ngoài theo đối tác đầu tƣ

Các quốc gia thuộc châu Á đầu tƣ vào Hà Nam chiếm nhiều nhất về cả số lƣợng dự án cũng nhƣ số vốn đầu tƣ (Nhật Bản, Hàn Quốc). Còn các nƣớc thuộc châu Âu, châu Mỹ…có đầu tƣ song chiếm tỷ trọng vẫn còn thấp. Qua đó, Hà Nam vẫn chƣa thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn của các quốc gia trên thế giới, có sự chênh lệch về vốn đầu tƣ giữa các quốc gia.Có lẽ, Hà Nam cần quảng bá hình ảnh của mình ra thị trƣờng thế giới nhiều hơn nữa, cho các nhà đầu tƣ thấy đƣợc tiềm năng phát triển của tỉnh và những điểm mạnh nổi bật của tỉnh.

2.2.2.3. Phân theo hình thức đầu tƣ.

Ở Hà Nam, phần lớn dự án FDI có hình thức 100% vốn nƣớc ngoài, chiếm 96.7% về số dự án và 95.6% về tổng vốn đăng ký. Hình thức liên doanh chiếm 3.3% về số dự án và 4.4% về tổng vốn đầu tƣ đăng ký.Mặc dù theo Luật Đầu tƣ, các hình thức đầu tƣ đều đƣợc bình đẳng, nhƣng trong thực tế hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam nói chung và Hà Nam nói riêng, tỷ trọng các hình

thức này rất khác nhau. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu lựa chọn hình thức 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để đầu tƣ vào Hà Nam. Điều này cho thấy các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn chƣa yên tâm về cơ chế điều hành và quản lý của các doanh nghiệp ở Hà Nam. Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa các hình thức đầu tƣ đặc biệt hình thức 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng cao hơn có thể thấy đƣợc trình độ quản lý hay năng lực điều hành doanh nghiệp của các nhà đầu tƣ ở Việt Nam chƣa thật sự chiếm đƣợc lòng tin từ phía các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

2.3. Đánh giá chung về tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nam.

FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một trong những kết quả quan trọng của hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh là tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc thông qua các loại thuế. Đóng góp ngân sách năm 2013 các doanh nghiệp FDI đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc ƣớc đạt 594,3 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 28,3 triệu USD), tăng 46,3% so với năm 2012 và chiếm khoảng 22,3% tổng số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong KCN năm 2013 ƣớc đạt 13.167 tỷ đồng tƣơng đƣơng với 627 triệu USD, tăng 38,4 % so với năm 2012. Đóng góp của các doanh ngiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Hà Nam ngày càng tăng qua các năm, giúp tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

FDI góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh, góp phần tích cực nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, tăng sức cạnh tranh cho nhiều sản phẩm, doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào Hà Nam chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp: nhƣ sản xuất, lắp giáp xe máy, sản xuất phụ tùng xe máy, sản xuất trang sức, trang thiết bị bình cứu hỏa……tạo tiền đề cho nền công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút sản xuất các thiết bị công nghiệp tiên tiến và hiện đại trên địa bàn tỉnh.

FDI góp phần phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh mở rộng hợp tác và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2013 ƣớc đạt 425 triệu USD, chiếm 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn. Thông qua tiếp nhận đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, Hà Nam có điều kiện thuận lợi để gắn kết kinh tế trong tỉnh với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Hà Nam. Chủ thể chủ yếu của hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới hiện nay là các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia với mạng lƣới chân rết tàn cầu, thông qua tiếp nhận đầu tƣ của các tập đoàn, công ty này, Hà Nam có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trƣờng quốc tế, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, làm quen với tập quán thƣơng mại quốc tế, thích nghi nhanh hơn với những thay đổi trên thị trƣờng thế giới, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Năm 2013, các doanh nghiệp FDI đã thu hút thêm đƣợc 5.225 lao động đƣa số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn lên thành 21.075 lao động. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động cơ bản đƣợc đảm bảo, lao động gián tiếp là 4,7 triệu đồng/tháng, lao động trực tiếp là 3,4 triệu đồng/tháng. Các doanh nghiệp cơ bản chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến ngƣời lao động nhƣ: đóng bảo hiểm, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, …

Một số đóng góp khác.

Tiếp nhận đƣợc một số kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của thế giới thông qua các dự án đầu tƣ trong nhiều ngành kinh tế nhƣ công nghiệp điện tử, hóa chất, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, sản xuất một số hàng tiêu dùng, thực phẩm có chất lƣợng cao…Tuy phần lớn máy móc thiết bị đƣa vào thuộc loại trung bình của thế giới nhƣng vẫn hiện đại hơn những trang thiết bị ta có.

Tạo ra đƣợc một số chủng loại sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu, làm tăng giá trị thông qua chế biến các nguồn nguyên liệu nông,

lâm sản của địa phƣơng, góp phần mở rộng thị trƣờng, từng bƣớc liên kết sản xuất trong nƣớc với khu vực và thế giới.

2.4. Nguyên nhân thành công và những tồn tại, hạn chế trong thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hà Nam. FDI trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

2.4.1. Nguyên nhân thành công.

Chủ trƣơng nhất quán và xuyên suốt của tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc khuyến khích, kêu gọi thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào tỉnh là nhân tố quyết định. Ủy ban nhân dân tỉnh thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ các nhà đầu tƣ để xúc tiến, mời gọi đầu tƣ.

Tỉnh Hà Nam đã phối hợp với các cơ qua đơn vị liên quan (Trung tâm xúc tiến đầu tƣ phía Bắc- Cục đầu tƣ nƣớc ngoai, Cục doanh nghiệp vừa và nhỏ…) tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật về Luật Đầu tƣ, Luật doanh nghiệp cho các bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài.

Tỉnh đã quan tâm đến công tác rà soát, phân loại các dự án đƣợc cấp phép đầu tƣ, bám sát quá trình thực hiện. Công tác quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đã đƣợc tăng cƣờng lên một cấp độ mới, chặt chẽ, định kỳ thƣờng xuyên hơn. Hàng năm tỉnh đều tổ chức các đoàn công tác đi nắm tình hình, làm việc của các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn nhằm hƣớng dẫn triển khai dự án, đôn đốc thực hiện báo cáo, kịp thời chấn chỉnh các sai sót do không nắm vững quy định pháp luật.

Công tác quy hoạch định hƣớng kêu gọi đầu tƣ cũng đƣợc chuẩn bị kỹ, đề ra đƣợc mục tiêu, biện pháp thực hiện cụ thể bao gồm chƣơng trình đầu tƣ cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nƣớc, viễn thông…sẵn sang đón nhận mời gọi các nhà đầu tƣ.Với vị trí tiếp giáp Thủ đô Hà Nội nhƣng Hà Nam có chính sách giá cho thuê đất ƣu đãi là một lợi thế của tỉnh so với các vùng lân cận.

Tỉnh đã thực hiện tốt cơ chế “ một cửa”. Theo đó, thực hiện cơ chế một cửa thông thoáng, tập trung đầu mối tiếp nhận hò sơ và thẩm định dự án đầu tƣ nhanh gọn, công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện triệt để, giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tƣ, tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ trong xúc tiến, thẩm định, cấp giấy phép, triển khai sau cấp phép thuận lợi nhanh chóng.

Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm theo dõi giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc của các nhà đầu tƣ. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền, Ủy ban nhân dân tỉnh nhanh chóng giải quyết cho các nhà đầu tƣ, đối với những vấn đề vƣợt thẩm quyền thì Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các nhà đầu tƣ kiến nghị với các cơ quan Trung ƣơng giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc của các nhà đầu tƣ trong quá trình triển khai dự án.

Tỉnh Hà Nam ngoài việc thực hiện chính sách chung của Chính phủ về thu hút, gọi vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, tỉnh còn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ tìm hiểu, khảo sát thị trƣờng, tìm kiếm cơ hội đầu tƣ và xúc tiến đầu tƣ trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đủ, kịp thời các ƣu đãi đối với đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

Cũng nhƣ các tỉnh khác, Hà Nam có các lợi thế so sánh để chứng minh các nhà đầu tƣ luôn có lợi nhuận khi chủ đầu tƣ bỏ vốn vào Hà Nam: nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử, có nhiều thắng cảnh, vị trí, đầu mối giao thông rất thuận tiện cho việc di chuyển giữa các địa phƣơng với nhau, tạo điều kiện giao thƣơng phát triển và tiết kiệm đƣợc chi phí vận chuyển giữa các địa phƣơng. Nền kinh tế chính trị xã hội ổn định là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

2.4.2. Những hạn chế khó khăn trong thu hút FDI và nguyên nhân của những hạn chế khó khăn.

Một phần của tài liệu Thực thực và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nam (Trang 42)