Đánh giá chung về tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nam

Một phần của tài liệu Thực thực và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nam (Trang 47)

5. Kết cấu của khóa luận

2.3. Đánh giá chung về tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nam

FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một trong những kết quả quan trọng của hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh là tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc thông qua các loại thuế. Đóng góp ngân sách năm 2013 các doanh nghiệp FDI đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc ƣớc đạt 594,3 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 28,3 triệu USD), tăng 46,3% so với năm 2012 và chiếm khoảng 22,3% tổng số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong KCN năm 2013 ƣớc đạt 13.167 tỷ đồng tƣơng đƣơng với 627 triệu USD, tăng 38,4 % so với năm 2012. Đóng góp của các doanh ngiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Hà Nam ngày càng tăng qua các năm, giúp tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

FDI góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh, góp phần tích cực nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, tăng sức cạnh tranh cho nhiều sản phẩm, doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào Hà Nam chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp: nhƣ sản xuất, lắp giáp xe máy, sản xuất phụ tùng xe máy, sản xuất trang sức, trang thiết bị bình cứu hỏa……tạo tiền đề cho nền công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút sản xuất các thiết bị công nghiệp tiên tiến và hiện đại trên địa bàn tỉnh.

FDI góp phần phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh mở rộng hợp tác và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2013 ƣớc đạt 425 triệu USD, chiếm 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn. Thông qua tiếp nhận đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, Hà Nam có điều kiện thuận lợi để gắn kết kinh tế trong tỉnh với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Hà Nam. Chủ thể chủ yếu của hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới hiện nay là các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia với mạng lƣới chân rết tàn cầu, thông qua tiếp nhận đầu tƣ của các tập đoàn, công ty này, Hà Nam có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trƣờng quốc tế, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, làm quen với tập quán thƣơng mại quốc tế, thích nghi nhanh hơn với những thay đổi trên thị trƣờng thế giới, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Năm 2013, các doanh nghiệp FDI đã thu hút thêm đƣợc 5.225 lao động đƣa số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn lên thành 21.075 lao động. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động cơ bản đƣợc đảm bảo, lao động gián tiếp là 4,7 triệu đồng/tháng, lao động trực tiếp là 3,4 triệu đồng/tháng. Các doanh nghiệp cơ bản chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến ngƣời lao động nhƣ: đóng bảo hiểm, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, …

Một số đóng góp khác.

Tiếp nhận đƣợc một số kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của thế giới thông qua các dự án đầu tƣ trong nhiều ngành kinh tế nhƣ công nghiệp điện tử, hóa chất, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, sản xuất một số hàng tiêu dùng, thực phẩm có chất lƣợng cao…Tuy phần lớn máy móc thiết bị đƣa vào thuộc loại trung bình của thế giới nhƣng vẫn hiện đại hơn những trang thiết bị ta có.

Tạo ra đƣợc một số chủng loại sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu, làm tăng giá trị thông qua chế biến các nguồn nguyên liệu nông,

lâm sản của địa phƣơng, góp phần mở rộng thị trƣờng, từng bƣớc liên kết sản xuất trong nƣớc với khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Thực thực và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nam (Trang 47)