Nhân tố ảnh hƣởng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Hà Nam

Một phần của tài liệu Thực thực và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nam (Trang 25)

5. Kết cấu của khóa luận

2.1. Nhân tố ảnh hƣởng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Hà Nam

2.1.1. Các nhân tố liên quan đến chủ đầu tƣ.

Kinh tế thế giới phát triển nhanh có nghĩa là hoạt động đầu tƣ diễn ra sôi động, sản phẩm và dịch vụ tạo ra nhiều, sức mua của thị trƣờng tăng, các chỉ số về giá cả và tài chính làm khuyến khích các nhà đầu tƣ trong các hoạt động đầu tƣ và kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Ngƣợc lại, khi kinh tế thế giới gặp khủng hoảng tại một số khu vực hoặc nền kinh tế sẽ có tác động dây chuyền và ảnh hƣởng chung tới nền kinh tế thế giới, các chỉ số tài chính và giá cả kém lành mạnh và hoạt động đầu tƣ có nhiều rủi ro.

Mục tiêu của các chủ đầu tƣ, đặc biệt là các chủ đầu tƣ tƣ nhân khiến tiến hành đầu tƣ là nhằm thu lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Muốn vậy họ không thể dừng lại thị trƣờng trong nƣớc mà phải tìm cách vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Để xâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài, các chủ đầu tƣ có thể sử dụng nhiều cách khác nhau ( xuất khẩu, tiến hành FDI, nhƣợng quyền,…). Vấn đề đặt ra cho các chủ đầu tƣ là phải lựa chọn đƣợc hình thức xâm nhập phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất và góp phần thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Thông thƣờng chủ đầu tƣ sẽ quyết định đầu tƣ ra nƣớc ngoài dƣới hình thức FDI khi bản thân họ có các lợi thế độc quyền riêng và FDI sẽ giúp họ tận dụng đƣợc những lợi thế nội bộ hóa các tài sản riêng này. Chủ đầu tƣ khi xây dựng nhà máy ở nƣớc ngoài phải trả những chi phí vƣợt trội so với đối thủ cạnh tranh của nƣớc đó do:

+ Sự khác biệt về văn hóa, luật pháp, thể chế và ngôn ngữ. + Thiếu hiểu biết về các điều kiện thị trƣờng nội địa.

+ Chi phí thông tin liên lạc và hoạt động do sự khác biệt về địa lý. Các chi phí phụ trội này đƣợc gọi là chi phí nƣớc ngoài.

Vì vậy muốn tồn tại đƣợc ở nƣớc ngoài, các chủ đầu tƣ sẽ phải tìm cách để có đƣợc thu nhập cao hơn hoặc tiết kiệm để đƣợc các chi phí khác để bù lại chi phí nƣớc ngoài. Muốn vậy chủ đầu tƣ phải có một số các lợi thế không bị chia sẻ với các đối thủ cạnh tranh. Các lợi thế này phải là lợi thế riêng biệt của doanh nghiệp, do doanh nghiệp sở hữu độc quyền và sẵn sang chuyển giao trong nội bộ các chi ngành, các công ty con ở nƣớc khác nhau. Khi khai thác các lợi thế này ở nƣớc ngoài chủ đầu tƣ sẽ có đƣợc thu nhập cận biên cao hơn và chi phí cận biên thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, nhƣ vậy chủ đầu tƣ sẽ thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Để có mặt trên một thị trƣờng, các chủ đầu tƣ có hình thức xâm nhập khác nhau (xuất khẩu, cấp license, nhƣợng quyền, liên doanh góp vốn với các chủ đầu tƣ nƣớc sở tại, lập chi nhánh…). Doanh nghiệp có thể xâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài bằng cách đơn giản là xuất khẩu sản phẩm của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình thức này có thể gặp phải một số vấn đề nhƣ chi phí nghiên cứu thị trƣờng cao, các rào cản thuế quan và phí thuế quan không cho phép xâm nhập hoặc xâm nhập nhƣng với chi phí cao. Tƣơng tự, doanh nghiệp có thể cấp license cho đối tác nƣớc ngoài phân phối sản phẩm nhƣng doanh nghiệp có thể phải lo ngại về hành vi cơ hội của đối tác dẫn đến thiệt hại về uy tín, doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, thực tế đã chứng minh, các thị trƣờng ở các nƣớc thƣờng không hoàn hảo, gây khó khăn cho việc giao dịch bằng con đƣờng thƣơng mại thông thƣờng. Các chủ đầu tƣ, đặc biệt là TNC và MNC, với các lợi thế riêng của mình sẽ thích thành lập các chi nhánh

chỉ có quyền sở hữu 100% hoặc sở hữu phần lớn (dƣới hình thức FDI) hơn là các chi nhánh chỉ có quyền sở hữu thiểu số hoặc cấp license, hoặc giao dịch thƣơng mại thông thƣờng. Lợi thế nội bộ hóa chính là lợi thế mà các chủ đầu tƣ có đƣợc thông qua việc tiến hành sản xuất kinh doanh đồng bộ ở nhiều nƣớc, sử dụng thƣơng mại trong nội bộ doanh nghiệp để lƣu chuyển hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố vô hình giữa các chi nhánh của. Phƣơng thức hoạt động này giúp các chủ đầu tƣ hạn chế đƣợc những yếu kém của thị trƣờng nhƣ đã trình bày ở trên.

2.1.2.Nhân tố ảnh hƣởng mang tính quốc gia Việt Nam. 2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên.

Khi các nhà đầu tƣ quyết đinh bỏ vốn để tiến hành hoạt động đầu tƣ, kinh doanh, chắc chắn họ sẽ xem xét đến vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ở nơi đó bởi đây là những yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của nguồn vốn. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đều phải tiến hành chuyên chở hàng hóa hay dịch vụ giữa điểm sản xuất và điểm tiêu thụ, nếu vị trí thuận lợi, không cách trở sẽ làm giảm chi phí vận chuyển, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tƣ đồng thời hạn chế rủi ro. Nếu nƣớc nhận đầu tƣ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhƣ tài nguyên thiên nhiên phong phú, giúp các nhà đầu tƣ có một nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định với giá thấp, đây là yếu tố rất hấp dẫn với các nhà đầu tƣ. Việt Nam là nƣớc có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, hơn thế nữa Việt Nam có vị trí thuận lợi tại Đông Nam Á, có môi trƣờng đầu tƣ tốt và tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên.

2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế.

Tình hình phát triển kinh tế của một quốc gia cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động đầu tƣ. Quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện và sức mua tăng cao bao giờ cũng thu hút đƣợc nhiều tƣ bản đầu tƣ, khuyến khích các nhà đầu tƣ tìm kiếm lợi nhuận kinh doanh. Và sự ổn định về giá trị đồng tiền cũng góp phần quan trọng vào sự ổn định của môi trƣờng kinh tế, tiền tệ không ổn định thì các nhà đầu tƣ sẽ không dám bỏ

vốn ra kinh doanh. Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) năm 2013 của Việt Nam ƣớc tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trƣởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhƣng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có nhiều bất ổn, sản xuất trong nƣớc gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp thực hiện ƣu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên đây là mức tăng hợp lý , khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp đƣợc Chính phủ ban hành.

Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trƣớc, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trƣớc, đóng góp 2,09 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85 điểm phần trăm.

Nhƣ vậy mức tăng trƣởng năm nay chủ yếu do đóng góp của khu vực dịch vụ, trong đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng khá là: Bán buôn và bán lẻ tăng 6,52%; dịch vụ lƣu trú và ăn uống tăng 9,91%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,89%.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của ngành công nghiệp không cao (5,35%) nhƣng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá ở mức 7,44% (Năm 2012 tăng 5,80%) đã tác động đến mức tăng GDP chung. Ngành xây dựng mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhƣng đạt mức tăng 5,83%, cao hơn nhiều mức tăng 3,25% của năm trƣớc cũng là yếu tố tích cực trong tăng trƣởng kinh tế năm nay.

Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3% (Năm 2012 các tỷ trọng tƣơng ứng là: 19,7%; 38,6% và 41,7%).

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, bƣu chính, năng lƣợng là các yếu tố hết sức quan trọng phục vụ hoạt động nhà đầu tƣ trong suốt quá trinh đầu tƣ. Hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi sẽ là ƣu tiên hàng đầu của nhà đầu tƣ trong sự lựa chọn vùng và lãnh thổ đầu tƣ.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng đến đầu tƣ phát triển cả về kết cấu hạ tầng cứng (giao thông vận tải, sân bay, cảng, viễn thông…) và kết cấu hạ tầng mềm (chất lƣợng các dịch vụ, tài chính, công nghệ…) thông qua các dự án ODA và vay nợ nƣớc ngoài.

Trong những năm gần đây, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở nƣớc ta đã đƣợc nâng cấp, góp phần nâng cao tốc độ khai thác trên các tuyến đƣờng bộ; rút ngắn thời gian trên các tuyến đƣờng sắt, đƣờng sông; tăng lƣợng hàng hóa thông qua các cảng biển; tăng lƣu lƣợng hành khách và hàng hóa thông qua các cảng hàng không. Giao thông đô thị đƣợc mở mang một bƣớc. Giao thông địa phƣơng phát triển góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói, giảm nghèo ở vùng nông thôn rộng lớn.

Về kết cấu hạ tầng đƣờng bộ, cơ bản đã hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp hệ thống quốc lộ chính, gồm: Trục dọc Bắc - Nam (quốc lộ 1, đƣờng Hồ Chí Minh - giai đoạn 1); hệ thống quốc lộ hƣớng tâm (các quốc lộ 2, 3, 5, 6, 32, 13, 51, 22, xuyên Á...); hệ thống đƣờng vành đai biên giới phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ (các quốc lộ: 279, 4A, 4B, 14, 14C - giai đoạn 1, N2 - Đức Hòa - Thạnh Hóa, N1 - Châu Đốc - Tịnh Biên); các tuyến quốc lộ nối đến các cửa khẩu quốc tế; các vùng kinh tế trọng điểm...; hệ thống đƣờng cao tốc đang đƣợc triển khai xây dựng.

Về kết cấu hạ tầng đƣờng sắt, đã từng bƣớc nâng cấp, hiện đại hóa các tuyến đƣờng sắt hiện có, triển khai dự án đƣờng sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân và nghiên cứu xây dựng đƣờng sắt cao tốc Bắc - Nam. Mật độ đƣờng sắt nƣớc ta là 0,8km/100km2, trong đó đƣờng sắt Bắc - Nam dài 1.726km, tuyến Hà Nội - Lào Cai: 230km, Hà Nội - Hải Phòng: 100km. Hai

tuyến đƣờng sắt quốc tế là Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh và Hà Nội - Đồng Đăng - Bắc Kinh.

Về kết cấu hạ tầng đƣờng thủy nội địa, đã hoàn thành nâng cấp 2 tuyến đƣờng thủy phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lƣơng); vận tải đƣờng thủy phục vụ thủy điện Sơn La, tuyến vận tải đƣờng thủy Đồng Tháp Mƣời và tứ giác Long Xuyên, đang triển khai luồng cho tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu, kênh Chợ Gạo...

Về kết cấu hạ tầng hàng hải, đã hoàn thành nâng cấp giai đoạn một các cảng biển tổng hợp quốc gia chủ yếu, nhƣ cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng, cảng Cửa Lò, cảng Vũng Áng, cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn, cảng Nha Trang, cảng Sài Gòn, cảng Cần Thơ và hoàn thành nâng cấp một số cảng địa phƣơng cần thiết đáp ứng lƣợng hàng hóa thông qua. Đang triển khai cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải, chuẩn bị triển khai cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, cảng trung chuyển Vân Phong…

Về kết cấu hạ tầng hàng không, đã cải tạo, nâng cấp các cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất; các cảng hàng không nội địa: Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Côn Sơn, Vinh, Điện Biên Phủ, Plây-ku, Đồng Hới, Liên Khƣơng, Cần Thơ (giai đoạn 1). Đang triển khai nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, kéo dài đƣờng cất cánh, hạ cánh 35R-17L cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, nhà ga T2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài...

Một số công trình kết cấu hạ tầng giao thông đã đƣợc xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách. Tính đến nay, chỉ có khoảng trên 90 dự án (bao gồm 9 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài) đầu tƣ dƣới hình thức BOT, BT, hoặc các hình thức tƣơng tự, với tổng vốn đăng ký đạt 7,1 tỉ USD, trong đó các dự án công trình giao thông chiếm 70% về số lƣợng dự án và 95% về vốn đầu tƣ. Các dự án trong ngành giao thông thƣờng đƣợc lựa chọn thực hiện theo hình thức BOT hoặc BT, tập trung vào các dự án đƣờng bộ. Nhiều dự án BOT đã và đang đƣợc triển khai, nhƣ đƣờng ô-tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Rạch Miễu, cầu Cá May (trên quốc lộ 51)... Đối với hình thức BT cũng có nhiều dự án giao thông

lớn, nhƣ đƣờng trục phía bắc Hà Đông, đƣờng trục phía nam Hà Tây (cũ)... Đặc biệt, hiện đã có 50km đƣờng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lƣơng đƣợc đƣa vào khai thác, sử dụng...

Hạ tầng thông tin là một trong những hạ tầng quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng. Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020, đã xác định rõ bốn định hƣớng phát triển hạ tầng thông tin, nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian.

Những năm qua, hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia không ngừng đƣợc hiện đại hóa đồng bộ, công nghệ hiện đại, tốc độ và chất lƣợng cao, đáp ứng mọi loại hình dịch vụ. Nhờ đó, thông tin liên lạc luôn đƣợc bảo đảm thông suốt, vững chắc trong mọi tình huống từ Trung ƣơng đến tất cả các tỉnh, huyện, xã trên cả nƣớc, đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và đến tất cả các nƣớc trên thế giới. Cơ sở hạ tầng viễn thông và internet đƣợc đầu tƣ với công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nƣớc với dung lƣợng lớn, cung cấp đƣợc nhiều loại hình dịch vụ băng rộng nhƣ 3G, IPTV, truyền hình theo yêu cầu (VoD)... Hệ thống truyền dẫn cáp đồng và cáp quang đều đã đƣợc triển khai tại địa bàn 63/63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 692/697 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó, 95,9% số đơn vị cấp xã có truyền dẫn cáp quang. Băng thông kết nối quốc tế đạt khoảng 500 Gb/s. Bên cạnh đó, mạng di động phủ sóng rộng khắp cả nƣớc, bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ số đông ngƣời dân, số lƣợng ngƣời sử dụng di động trên cả nƣớc đạt khoảng 30,2 triệu ngƣời. Tổng số trạm thu và phát sóng di động (BTS) đang hoạt động trên toàn quốc là 71.534 trạm. Trong đó, 39% số trạm phân bố ở khu vực thành thị; 61% số trạm ở khu vực nông thôn. Đến nay, tỷ lệ số hộ gia đình có thuê bao điện thoại cố định đạt 37,77 thuê

bao/100 hộ gia đình. Cả nƣớc có khoảng 14,37 triệu thuê bao điện thoại cố định, 111,57 triệu thuê bao di động.

Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, nhà nƣớc vừa chính thức đi vào hoạt động. Đây là mạng truyền dẫn tốc độ cao, công nghệ hiện đại, cho phép 220 đơn vị đƣợc kết nối vào mạng, gồm: 92 cơ quan đảng, nhà nƣớc tại Trung ƣơng và cơ quan đại diện tại Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và toàn

Một phần của tài liệu Thực thực và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nam (Trang 25)