Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực thực và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nam (Trang 39)

5. Kết cấu của khóa luận

2.1.3.4. Nguồn nhân lực

Tổng lực lƣợng lao động năm 2013 là 483.557 ngƣời, chiếm 61,5% dân số. Trong đó: Công nhân kỹ thuật chiếm 30%, trung học chuyên nghiệp chiếm 6%, đại học, cao đẳng chiếm 30% và lao động khác chiếm 34%. Nhƣ vậy so với mặt bằng chung của cả nƣớc, lực lƣợng lao động qua đào tạo của Hà Nam cao hơn nhiều.

2.1.3.5. Môi trƣờng văn hóa – xã hội

Hà Nam là địa phƣơng tập trung nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc, là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ, du lịch nhƣ lễ hội cày Tịch Điền đƣợc diễn ra hàng năm, cũng nhƣ có nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thống đƣợc duy trì từ lâu đời nay. Hà Nam có nhiều điểm du lịch sinh thái khá hấp dẫn nhƣ: Khu du lịch đền Trúc thờ vị anh hùng Lý Thƣờng Kiệt và Ngũ Động Thi Sơn là quả núi bao gồm 05 hang nối liền nhau cách thị xã Phủ Lý 7 km. Đã quy hoạch Khu du lịch Tam Chúc thuộc huyện Kim Bảng với quy mô gần 2000 ha với 9 khu chức năng. Diện tích mặt nƣớc hồ khoảng 600 ha, diện tích phụ cận và khu du lịch sinh thái là 600 ha. Dự án đang thu hút đầu tƣ vào xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn, sân gôn, quần vợt, công viên nƣớc, nhà thuỷ tạ. Nơi đây cách chùa Hƣơng 7 km, cách Hà Nội 70 km, Nam Định 40 km, Ninh Bình 45 km, Hƣng Yên 40 km là điểm dừng chân cho khách du lịch nhiều tỉnh, nơi nghỉ dƣỡng và giải trí vào các ngày nghỉ cuối tuần của khách thập phƣơng.

Chùa Long Đọi Sơn ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Di tích Long Đọi Sơn đƣợc xếp hạng từ năm 1992. Hàng năm có trùng tu, tôn tạo để gìn giữ cho muôn đời sau.

Khu trung tâm du lịch thành phố Phủ Lý: Đƣợc xây dựng 2 bên dòng sông Đáy, giáp cửa sông Châu; có khách sạn 3 sao, 11 tầng, có khu du lịch bến thuỷ phục vụ du khách đi chùa Hƣơng, Ngũ Động Sơn, chùa Bà Đanh, Hang Luồn. Nơi đây còn là địa điểm bơi thuyền dọc sông Châu, sông Đáy vãn cảnh nƣớc non Phủ Lý.

Hà Nam là tỉnh có nền văn minh lúa nƣớc lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú, thể hiện qua các điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ả đào, đặc biệt là hát dậm. Đây cũng là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử.

Chính trị ở Hà Nam rất ổn định, an ninh tốt.

2.1.3.7. Về tài nguyên thiên nhiên.

Tài nguyên khoáng sản tƣơng đối phong phú nhƣ đá, sét khối lƣợng với trữ lƣợng lớn, gần thị trƣờng tiêu thụ là lợi thế quan trọng để phát triển mạnh công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Quỹ đất có thể bố trí công nghiệp còn tƣơng đối nhiều, không ảnh hƣởng nhiều đến đất lúa cũng là một lợi thế quan trọng so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Đá vôi: Tổng trữ lƣợng đá vôi ở Hà Nam khoảng 7,4 tỷ m3, trong đó đá vôi ciment chiếm khoảng 4,1 tỷ m3 và đá đôlômit có trữ lƣợng khoảng 3,3 tỷ m3. Với trữ lƣợng đá vôi lớn nhƣ vậy đã tạo nên lợi thế cho phát triển nhiều ngành công nghiệp nhƣ sản xuất xi măng, nguyên liệu cho xây dựng….

Đá quý: Các loại đá quý ở Hà Nam gồm có đá vân hồng, tím nhạt ở Thanh Liêm, Kim Bảng, thƣờng có vỉa dài 30-40m, cao 60m, có vỉa dài tới gần 200m. Đá vân mây, da báo có nhiều ở huyện Thanh Liêm. Đá trắng tập trung ở khu vực Thung Mơ, Quèn Cả thuộc huyện Kim Bảng. Ngoài ra, còn có loại đá đẹp khác nhƣ đá đen, tập trung ở khu vực Bút Sơn. Phần lớn các mỏ đá quý có trữ lƣợng lớn, nằm ở vị trí thuận lợi cho khai thác chế biến để làm các sản phẩm mỹ nghệ đẹp, có giá trị cao dùng trong trang trí và xây dựng và xuất khẩu.

Đất sét: Tổng trữ lƣợng đất sét ở Hà Nam lên tới gần 400 triệu tấn, trong đó: Đất sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng khoảng 331 triệu tấn, đất sét làm gạch ngói khoảng 69 triệu.

Cát xây dựng: Hà Nam có nguồn cát đen rất dồi dào tại các bãi ven sông Hồng (dài hơn 10 km), bãi sông Đáy, sông Châu, hằng năm có thể khai thác và cung cấp hàng triệu m3.

Tài nguyên nước: Hà Nam có lƣợng mƣa trung bình khoảng 1.900 mm. Dòng chảy từ mặt nƣớc sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm đƣa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m3

nƣớc. Dòng chảy ngầm chảy qua lãnh thổ cũng giúp cho HàNam luôn luôn đƣợc bổ sung nƣớc ngầm từ các vùng khác. Nƣớc

ngầm ở Hà Namtồn tại trong nhiều tầng và chất lƣợng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Tài nguyên đất: Nguồn tài nguyên đất của Hà Nam đƣợc phân ra nhƣ sau: Tổng diện tích đất tự nhiên là 85.950ha.

Đất nông nghiệp: 53.749 ha, chiếm tỷ trọng 62,5% tổng diện tích tự nhiên. Đất lâm nghiệp: 8.493 ha, chiếm tỷ trọng 9.9% tổng diện tích tự nhiên. Đất chuyên dùng: 18.950 ha, chiếm 22% tổng diện tích tự nhiên.

Đất nhà ở: 6.410 ha, chiếm 7% tổng diện tích tƣ nhiên.

Đất chƣa sử dụng 1.540 ha, chiếm 1,8% tổng diện tích tự nhiên.

Qua thống kê trên có thể thấy diện tích đất nông nghiệp và đất chuyên dùng lớn, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phục vụ mục đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời 700 m2/ngƣời, thuộc nhóm các tỉnh diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời thấp.

2.2. Thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nam. 2.2.1. Tình hình đăng ký kinh doanh. 2.2.1. Tình hình đăng ký kinh doanh.

Trong những năm gần đây, bối cảnh quốc tế, khu vực thay đổi có nhiều thuận lợi cùng môi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc tiếp tục đƣợc cải thiện, đặc biệt Việt Nam trở thành thành viên WTO đã tạo nền tảng cho sự tăng trƣởng trở lại và gia tăng nhanh chóng của đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam cũng nhƣ Hà Nam.Quý IV/2013, có 06 dự án FDI đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 22,3 triệu USD, nâng số dự án FDI đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cả năm 2013 là 25 dự án với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 132,2 triệu USD. Luỹ kế đến 17/12/2013, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 91 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài còn hiệu lực, tổng vốn đầu tƣ đăng ký 730,6 triệu USD. Trong khi đó, luỹ kế đến 17/12/2012, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 66 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài còn hiệu lực, tổng vốn đầu tƣ đăng ký 591,66 triệu USD. Nhƣ vậy, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2013 tăng 92,3% về số dự án và 304,8% về vốn đầu tƣ so với cùng kỳ năm 2012.Qua đó, chất lƣợng của các dự án thu hút

FDI đã đƣợc nâng lên đáng kể vốn đầu tƣ đã tăng gấp ba lần so với năm 2012 và chất lƣợng các dự án đầu tƣ vào tỉnh đang có những chuyển biến tích cực, phù hợp với chủ trƣơng, mục đích, đƣờng lối thu hút của Sở.

Bảng 2.1. Số các dự án FDI đƣợc cấp giấy phép trong giai đoạn 2011 - 2013.

Năm Số dự án Vốn đầu tƣ đăng ký (triệu USD) Vốn đầu tƣ thực hiện (triệu USD) 2011 10 222,48 190,08 2012 13 212,07 163,08 2013 25 132,2 120,75

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam.

Nhìn vào số dự án qua các năm có thể thấy số dự án đầu tƣ vào Hà Nam năm sau cao hơn năm trƣớc , chứng tỏ Hà Nam ngày càng có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ, mặc dù ảnh hƣởng của suy thái kinh tế nhƣng số dự án đầu tƣ vào Hà Nam vẫn tăng đều qua các năm. Số dự án năm 2013 là 25 dự án tăng 12 dự án so với năm 2012.Năm 2011 tuy số dự án đăng ký còn ít nhƣng tổng vốn đăng ký đầu tƣ ở mức cao là do công ty Honda Việt Nam xây dựng nhà máy thứ 3 tại Hà Nam với vốn đăng ký đầu tƣ là 120 triệu USD.

Về vốn thức hiện thì các dự án sau khi đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, chủ đầu tƣ cơ bản nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục pháp lý về xây dựng, môi trƣờng,… và triển khai đầu tƣ xây dựng hạ tầng. Vốn đầu tƣ thực hiện quý IV/2013 ƣớc đạt 21,77 triệu USD nâng tổng số vốn đã thực hiện cả năm 2013 lên120,75 triệu USD và tổng vốn đầu tƣ thực hiện luỹ kế đến hết năm 2013 đạt 575,77 triệu USD bằng 78,8% tổng vốn đầu tƣ đăng ký.

Sự suy giảm kinh tế thế giới đã ảnh hƣởng trực tiếp đến các doanh nghiệp FDI trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ đầu tƣ xây dựng,….Tiến độ triển khai dự án của một số doanh nghiệp còn chậm nhƣ Công ty TNHH Nippon

Konpo Việt Nam, Công ty TNHH Technpmeiji Rubber VN, Công ty liên doanh thực phẩm Mavin, …Tuy nhiên tiến độ giải ngân của các dự án FDI trong năm 2013 vẫn tƣơng đối cao, một số dự án đầu tƣ nhanh vƣợt tiến độ đăng ký nhƣ Công ty TNHH Finetek Việt Nam, Công ty TNHH YIC Vina,…. Đạt đƣợc kết quả đó chủ yếu sự quyết tâm và nỗ lực của các nhà đầu tƣ; đồng thời là sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Nam và sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nhà đầu sớm đƣợc triển khai dự án. Bên cạnh đó còn có dự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời của Trung ƣơng, UBND tỉnh luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án.

2.2.2. Về cơ cấu đầu tƣ.

2.2.2.1. Phân theo cơ cấu ngành kinh tế.

Vốn FDI ở Hà Nam tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp. Trong tổng số 91 dự án FDI đang hoạt động, thì có tới 94,5% là về lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và 4,5% là về lĩnh vực nông nghiệp. Hiện tại Hà Nam chƣa có các doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào lĩnh vực dịch vụ. Đây là một trong những khó khăn của tỉnh khi thực hiện kế hoạch xúc tiến thu hút FDI vào các lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên xu hƣớng này cũng một phần nào phù hợp với đƣờng lối hiện tại của Đảng và Nhà nƣớc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Và đây cũng là xu hƣớng chung của cả nƣớc khi các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào công nghiệp và dịch vụ. Trong thời gian tới sẽ tập trung khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.

Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉ nh Hà Nam

Hình 2.2. Tỷ trọng các dự án FDI phân theo ngành

Lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sẽ hỗ trợ công nghiệp của tỉnh phát triển và tiến trình công nghiệp hóa sẽ đƣợc đẩy nhanh. Và ngành nông nghiệp và dịch vụ vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp, nhƣng nó vẫn phản ánh thực trạng ngành nông nghiệp và dịch vụ chƣa có nhiều hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ.

2.2.2.2. Phân theo đối tác đầu tƣ.

Tính đến 2013, có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tƣ FDI tại Hà Nam, trong đó Hàn Quốc chiếm tới 44,6% về số dự án và 40,3% về tổng vốn đầu tƣ đăng ký, đây là quốc gia đầu tƣ nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Tiếp sau là Nhật Bản chiếm 40,3 % về số dự án và 50,8% về tổng vốn đăng ký. Còn các quốc gia Singapore, Mỹ, Australia, Đài Loan, Hà Lan, Trung Quốc lần lƣợt chiếm 3.9%, 2.1%, 3.3%, 1.8%, 1.8%, 2.1%. và chiếm 8.3% tổng vốn đăng ký.

0 10 20 30 40 50 Hàn Quốc Nhật Bản Trung Quốc Hà Lan Đài Loan Singapore Mỹ Asutralia

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam

Hình 2.3. Đầu tƣ nƣớc ngoài theo đối tác đầu tƣ

Các quốc gia thuộc châu Á đầu tƣ vào Hà Nam chiếm nhiều nhất về cả số lƣợng dự án cũng nhƣ số vốn đầu tƣ (Nhật Bản, Hàn Quốc). Còn các nƣớc thuộc châu Âu, châu Mỹ…có đầu tƣ song chiếm tỷ trọng vẫn còn thấp. Qua đó, Hà Nam vẫn chƣa thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn của các quốc gia trên thế giới, có sự chênh lệch về vốn đầu tƣ giữa các quốc gia.Có lẽ, Hà Nam cần quảng bá hình ảnh của mình ra thị trƣờng thế giới nhiều hơn nữa, cho các nhà đầu tƣ thấy đƣợc tiềm năng phát triển của tỉnh và những điểm mạnh nổi bật của tỉnh.

2.2.2.3. Phân theo hình thức đầu tƣ.

Ở Hà Nam, phần lớn dự án FDI có hình thức 100% vốn nƣớc ngoài, chiếm 96.7% về số dự án và 95.6% về tổng vốn đăng ký. Hình thức liên doanh chiếm 3.3% về số dự án và 4.4% về tổng vốn đầu tƣ đăng ký.Mặc dù theo Luật Đầu tƣ, các hình thức đầu tƣ đều đƣợc bình đẳng, nhƣng trong thực tế hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam nói chung và Hà Nam nói riêng, tỷ trọng các hình

thức này rất khác nhau. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu lựa chọn hình thức 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để đầu tƣ vào Hà Nam. Điều này cho thấy các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn chƣa yên tâm về cơ chế điều hành và quản lý của các doanh nghiệp ở Hà Nam. Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa các hình thức đầu tƣ đặc biệt hình thức 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng cao hơn có thể thấy đƣợc trình độ quản lý hay năng lực điều hành doanh nghiệp của các nhà đầu tƣ ở Việt Nam chƣa thật sự chiếm đƣợc lòng tin từ phía các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

2.3. Đánh giá chung về tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nam.

FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một trong những kết quả quan trọng của hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh là tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc thông qua các loại thuế. Đóng góp ngân sách năm 2013 các doanh nghiệp FDI đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc ƣớc đạt 594,3 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 28,3 triệu USD), tăng 46,3% so với năm 2012 và chiếm khoảng 22,3% tổng số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong KCN năm 2013 ƣớc đạt 13.167 tỷ đồng tƣơng đƣơng với 627 triệu USD, tăng 38,4 % so với năm 2012. Đóng góp của các doanh ngiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Hà Nam ngày càng tăng qua các năm, giúp tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

FDI góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh, góp phần tích cực nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, tăng sức cạnh tranh cho nhiều sản phẩm, doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào Hà Nam chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp: nhƣ sản xuất, lắp giáp xe máy, sản xuất phụ tùng xe máy, sản xuất trang sức, trang thiết bị bình cứu hỏa……tạo tiền đề cho nền công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút sản xuất các thiết bị công nghiệp tiên tiến và hiện đại trên địa bàn tỉnh.

FDI góp phần phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh mở rộng hợp tác và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2013 ƣớc đạt 425 triệu USD, chiếm 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn. Thông qua tiếp nhận đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, Hà Nam có điều kiện thuận lợi để gắn kết kinh tế trong tỉnh với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Hà Nam. Chủ thể chủ yếu của hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới hiện nay là các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia với mạng lƣới chân rết tàn cầu, thông qua tiếp nhận đầu tƣ của các tập đoàn,

Một phần của tài liệu Thực thực và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)