Năng lực và phân bổ nguồn lực ứng phó với BĐKH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm bước đầu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 109)

e. Phƣơng pháp mô hình hóa

3.3.4.Năng lực và phân bổ nguồn lực ứng phó với BĐKH

3.3.4.1. Nhận thức về biến đổi khí hậu

Mặc dù khái niệm về biến đổi khí hậu còn mới, nhƣng qua thời gian làm việc với các cán bộ thuộc các cơ quan ban ngành liên quan của tỉnh và thành phố chúng tôi nhận thấy hầu hết mọi ngƣời đã có nhận thức về những thay đổi bất thƣờng của thời tiết, khí hậu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn đang là thách thức lớn. Hiện nay, một số các dự án ở

111

tỉnh đã tiến hành lồng ghép vấn đề BĐKH nhƣ: Chƣơng trình Nâng cao năng lực quản lý đất đai và môi trƣờng (SEMLA) thông qua việc phân phát các tờ rơi truyền thông, các tài liệu về BĐKH và các biện pháp ứng phó, các lớp tập huấn; Một số hội thảo nâng cao năng lực trong việc ứng phó với BĐKH; các lớp tập huấn của Hội Chữ thập đỏ về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do thiên tai…Tuy vậy, các dự án này hoặc chỉ phục vụ cho một nhóm đối tƣợng hẹp hoặc mới bắt đầu thực hiện. Thời gian tới thành phố cần phải có một chƣơng trình nâng cao nhận thức không chỉ cho cán bộ Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão, các Sở ban ngành, chính quyền nhà nƣớc mà cho cả các cán bộ xã và tập huấn đến tận ngƣời dân. Nội dung tập huấn nên tập trung tới các chiến lƣợc phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và dự báo/kịch bản biến đổi khí hậu, các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vv…

3.3.4.2. Về nguồn lực tài chính phân bổ cho ứng phó với biến đổi khí hậu

Hàng năm, tỉnh đã có phân bổ nguồn kinh phí để khắc phục hậu quả thiên tai. Tuy nhiên kinh phí này chủ yếu đƣợc sử dụng để cứu trợ khi đã có thiên tai xảy ra. Phần kinh phí cho nâng cấp cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai hoặc các chƣơng trình phòng ngừa thiên tai hiện vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức (thiếu kinh phí nâng cấp các hệ thống đê điều, phòng chống lụt bão - Phỏng vấn Ông Đàm Văn Lợi, Ban chỉ huy PCLB và TKCN của tỉnh Bình Định). Trong điều kiện biến đổi khí hậu, nguồn kinh phí này hết sức cần thiết để có thể chủ động ứng phó với BĐKH. Vì vậy, cần có cơ chế tài chính rõ ràng, hợp lý cho công tác ứng phó với BĐKH.

3.3.4.3. Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành

Hiện tại, vai trò và trách nhiệm các cơ quan, ban, ngành trong phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai tƣơng đối chặt chẽ. Tuy nhiên, trong điều kiện BĐKH, cần tăng cƣờng các mối quan hệ này. Đồng thời, cần có những cơ chế, chính sách và thể chế cụ thể nhằm:

Phân công rõ ràng cụ thể trách nhiệm của từng đối tƣợng có liên quan cũng nhƣ có các cơ chế tài chính, quản lý phù hợp.

112

Cơ chế tài chính: Phân bổ kinh phí cho việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về biến đổi khí hậu, triển khai các chƣơng trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến các đối tƣợng, các lĩnh vực khác nhau, xây dựng các quy trình, quy phạm… quy hoạch các vùng chịu tác động của BĐKH,…

Làm rõ vai trò, trách nhiệm và mối quan hệ của các Sở ban ngành của TP trong ứng phó với BĐKH, đặc biệt vai trò của ban Chỉ huy PCLB và TKCN, Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở TN&MT. Hiện Sở TN&MT đƣợc giao làm đầu mối phụ trách xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động thực hiện chƣơng trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.

Có thể tận dụng thể chế phòng chống giảm nhẹ thiên tai hiện tại và lồng ghép bổ sung thêm nhiệm vụ về biến đổi khí hậu (ví dụ: quản lý các tác động, rủi ro do nhiệt độ gia tăng, dịch bệnh do biến đổi khí hậu, v.v.)

Cải thiện mối quan hệ giữa các cơ quan ban ngành nhà nƣớc liên quan với ngƣời dân thông qua các chƣơng trình tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng và thực hiện các chƣơng trình giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, xây dựng các chính sách hỗ trợ đồng bào sống ở các vùng chịu tác động của thiên tai bão lũ, vv.

Huy động sự tham gia tích cực hơn nữa của của xã hội dân sự nhƣ Hội Chữ Thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, đoàn thanh niên, MTTQ, đặc biệt quân đội là lực lƣợng tham gia tích cực trong phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

3.3.4.4. Sự hỗ trợ từ bên ngoài

Cho đến nay, thành phố đã và đang thực hiện một số các dự án do các tổ chức nƣớc ngoài tài trợ liên quan đến phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Các dự án này mang lại hiệu quả khá tốt, tuy nhiên do kinh phí còn ít nên phạm vi tác động chƣa bao trùm đƣợc toàn bộ quy mô thành phố. Chúng ta có thể liệt kê một số dự án nhƣ sau:

+ CARE: Dự án sẵn sàng ứng phó: Tăng cƣờng năng lực phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai và hệ thống cảnh báo sớm cho cộng đồng, các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phòng để ứng phó và giảm thiểu tác động của lũ bão ở tỉnh Bình Định.

113

+ CECI: Xây dựng năng lực giảm nhẹ thảm hoạ tại Việt Nam. Tiểu dự án tại Bình Định: Giảm rủi ro thuỷ tai cho 5 xã đƣợc hệ thống đê Đông bảo vệ. Dự án này đƣợc thực hiện từ tháng 6/2004 – 9/2006 với tổng giá trị kinh phí dự án là 1.764.945 USD. Dự án có 2 hợp phần là Xây dựng cơ sở hạ tầng giảm rủi ro thuỷ tai và hợp phần xây dựng năng lực phòng ngừa thiên tai dựa vào cộng đồng. Trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm bước đầu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 109)