e. Phƣơng pháp mô hình hóa
3.3.1. Thể chế, chính sách
Tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng chƣa có tổ chức ứng phó với BĐKH, nhƣng đã có hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc về phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn theo sơ đồ sau [13,14,19]:
Hình 3.15. Sơ đồ Tổ chức Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Cơ cấu và Nhiệm vụ các tổ chức nhƣ sau:
- Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định: 24 ngƣời, trƣởng ban do Chủ tịch tỉnh đảm nhiệm, 2 phó ban do 2 phó chủ tịch
Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão TP Quy Nhơn Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các sở, ban, ngành Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các xã, phƣờng Đội vũ trang xã, phƣờng Đội cứu nạn khẩn cấp phƣờng, xã
Phân ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thôn, khu phố
Đội cứu nạn khẩn cấp thôn, khu phố
105
tỉnh đảm nhiệm, 2 ủy viên thƣờng trực do Chỉ huy trƣởng Ban chỉ huy quân sự tỉnh và giám đốc sở NN và PTNT đảm nhiệm, các ủy viên khác do các lãnh đạo các sở ban ngành đảm nhiệm, có nhiệm vụ: xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý thiên tai cho toàn tỉnh; phối hợp các lực lƣợng và nguồn lực khác trong tỉnh để thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai; kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai; đảm bảo thông tin liên lạc với các cấp; và báo cáo tới Trung ƣơng.
- Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão TP Quy Nhơn: 20 ngƣời, Trƣởng ban do Chủ tịch thành phố đảm nhiệm, 1 phó ban do 1 phó chủ tịch thành phố đảm nhiệm và 1 ủy viên thƣờng trực do trƣởng phòng kinh tế thành phố đảm nhiệm, các thành viên khác là lãnh đạo các ban ngành, các hội đoàn thể trong thành phố đảm nhiệm, có nhiệm vụ: xây dựng và chỉ đạo kế hoạch ứng phó thiên tai cho toàn thành phố; hƣớng dẫn thực hiện kế hoạch ứng phó và giảm thiểu ảnh hƣởng do thiên tai tới các phƣờng, xã trong thành phố; đảm bảo thông tin liên lạc với các cấp trong tỉnh; Bảo vệ các công trình quan trọng trong thành phố; báo cáo thƣờng xuyên tình hình cho Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; và giao nhiệm vụ tới từng thành viên trong Ban.
- Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các xã, phƣờng: từ 19-26 ngƣời, trong đó có 2 phụ nữ, trƣởng ban do chủ tịch phƣờng (xã) đảm nhiệm, các thành viên khác là lãnh đạo các ban ngành đoàn thể và các trƣởng khu phố hoặc thôn đảm nhiệm, có nhiệm vụ: thực hiện chỉ đạotừ thành phố, xây dựng và chỉ đạo kế hoạch ứng phó thiên tai cho phƣờng (xã); hƣớng dẫn, phân phối thực hiện kế hoạch ứng phó và giảm thiểu ảnh hƣởng do thiên tai tới các thành viên trong Ban; tổ chức các đội cứu nạn; đảm bảo thông tin liên lạc với các cấp trong thành phố; báo cáo thƣờng xuyên tình hình cho Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố;
- Đội cứu nạn khẩn cấp phƣờng, xã (20 ngƣời thuộc đoàn thanh niên), Đội vũ trang phƣờng, xã (từ 20-25 ngƣời, trong đó có từ 2-3 là phụ nữ), Phân Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các thôn, khu phố (6-8 ngƣời, trong đó có 1 phụ nữ), và Đội cứu nạn khu phố, phƣờng (15-25 ngƣời, trong đó có 2 phụ nữ), tất cả có nhiệm vụ: thực hiện chỉ đạo từ phƣờng, xã; chuẩn bị và tổ chức sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm; hỗ trợ tới các hộ gia đình.
106
Mặc dù Phòng Kinh tế đóng vai trò thƣờng trực, nhƣng do sự luân chuyển cán bộ liên tục cùng với chức năng kiêm nhiệm của cán bộ lãnh đạo, nên phòng chỉ đóng vai trò lƣu trữ các báo cáo, sổ sách về công tác phòng chống lụt bão, cứu nạn cứu hộ. Đây là nơi trung chuyển các báo cáo từ cấp phƣờng, xã, quận tới Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh/ Sở liên quan. Do đó, trong điều kiện biến đổi khí hậu, đặc biệt khi có thiên tai bất thƣờng, thành phố cần có lực lƣợng chuyên trách, đảm nhiệm các vai trò cứu nạn cứu hộ cũng nhƣ chuẩn bị các phƣơng án ứng phó trƣớc khi thiên tai xảy ra.
Về chính sách, hàng năm thành phố Quy Nhơn bám sát chƣơng trình kế hoạch hành động thực hiện Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ công tác Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, để xây dựng và thực hiện phƣơng án, kế hoạch phù hợp với đặc thù riêng của mình, nhƣ: đã có xem xét lồng ghép ảnh hƣởng của thiên tai bất thƣờng trong xem xét quy mô của đê điều, quy hoạch dân cƣ vùng ven biển, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sử dụng đất trồng trong nông nghiệp, dự trữ vật liệu và các nguồn lực khác để ứng phó khi thiên tai xảy ra (4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lƣợng tại chỗ, vật tƣ - phƣơng tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ), đã có các qui định, tiêu chuẩn hƣớng dẫn xây dựng nhà chống bão, lũ (tại các vùng thiên tai lũ lụt thì làm nhà cao, đổ sàn bê tông để làm nơi trú ẩn, hoặc nếu làm nhà 2-3 tầng trở lên thì cần tính đến lực gió)….; có các chính sách giúp ngƣời dân nhanh chóng phục hồi sau thiên tai nhƣ: hỗ trợ đối với ngƣời chết, bị thƣơng, nhà sập, hƣ hỏng tuỳ từng mức có sự hỗ trợ khác nhau, hỗ trợ thóc giống cho hộ nghèo phát triển nông nghiệp, hỗ trợ lƣơng thực, cho vay để phát triển sản xuất; …; các ban ngành đều có ban chỉ huy phòng chống lụt bão để tham mƣu cho thành phố, tỉnh chỉ đạo ứng phó khi thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, vẫn chƣa có các chính sách riêng hoặc lồng ghép với BĐKH và còn tồn tại trong quá trình lập và thực hiện chính sách nhƣ sau:
- Thiếu chính sách cụ thể của nhà nƣớc trong ứng phó với BĐKH. Đánh bắt thủy hải sản là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh Bình Định nói chung và TP. Quy Nhơn nói riêng. Tuy nhiên, hiện chính sách hỗ trợ cho ngành này còn thiếu, đặc biệt chính sách bảo hiểm rủi ro thiên tai cho các ngƣ dân đánh bắt cá.
107
- Chƣa có quy trình/quy phạm thiết kế công trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu,
- Thiếu nguồn lực tài chính để nâng cấp đê điều, hồ chứa, cảng tránh trú bão và các công trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai khác,
- Hiện đã có chính sách phân bổ tỷ lệ đầu tƣ cho phòng chống thiên tai nhƣng cơ chế thực hiện vẫn chƣa rõ ràng. Quy định chỉ ghi chung chung là dự phòng khoảng 2% ngân sách hàng năm của tỉnh cho phòng chống giảm nhẹ thiên tai nhƣng tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của thiên tai hàng năm. Điều này chứng tỏ chính phủ/chính quyền thành phố vẫn chƣa có các biện pháp tích cực chủ động phòng ngừa thiên tai.
- Chƣa có các chính sách và các dự án cải thiện việc truyền thông, trao đổi thông tin về thiên tai và biến đổi khí hậu để cung cấp các thông tin vê thời