Tình hình kinh tế xã hội thành phố Quy Nhơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm bước đầu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 30)

Trong nghiên cứu này, hiện trạng và định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Quy Nhơn đƣợc tổng hợp và phân tích từ các văn bản đã đƣợc phê duyệt về chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực của thành phố, đƣợc trình bày trong các tài liệu tham khảo [1,3,7,8,9,15].

2.2.3.1. Điều kiện xã hội

+/ Dân số

Thành phố Quy Nhơn có 21 xã, phƣờng. Theo thống kê năm 2007, Tp Quy Nhơn có số dân là 268.000 ngƣời (136.600 nữ và 131.000 nam), mật độ dân số là 938 ng/km2 (cao hơn mật độ trung bình của cả nƣớc là 257ng/km2, gấp gần 4 lần so với mật độ của toàn tỉnh và gấp hơn 25 lần so với mật độ của 3 huyện miền núi thuộc tỉnh Bình Định là Vân Canh, An Lão và Vĩnh Thạnh).

Dân số nội thị (bao gồm 16 phƣờng): 223.305 ngƣời bằng 91,8% tổng dân số toàn thành phố, trong đó:

32

Khu đô thị cũ có số dân là: 163.007 ngƣời, bằng 70% tổng dân số nội thị.

Khu đô thị mới phát triển (Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu) có 60.298 ngƣời bằng 30% dân số nội thị.

Dân số ngoại thị: 20.021 ngƣời bằng 8,23% tổng dân số toàn thành phố, bao gồm các xã Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải thuộc bán đảo Phƣơng mai có số dân là: 17.476 ngƣời và 1 xã đảo Nhơn Châu (2.545 ngƣời).

Mật độ dân cƣ vào khoảng 937 ngƣời /km2. Tỷ lệ tăng dân số chung nội thị 1,62%. Tỷ lệ tăng tăng tự nhiên là 1,34%. Tỷ lệ tăng cơ học là 0,28%.

+/ Giáo dục

Hệ thống trƣờng lớp đƣợc sắp xếp và đầu tƣ xây dựng ngày càng khang trang hơn, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học đƣợc tăng cƣờng. Cơ cấu các ngành học đƣợc ổn định. Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, đã hình thành nhiều loại hình đào tạo nhƣ các lớp dạy nghề, trung tâm ngoại ngữ, tin học, các lớp kỹ thuật tổng hợp, hƣớng nghiệp... phong phú, đa dạng, tạo điều kiện cho ngành giáo dục đào tạo phát triển nhanh. Trên địa bàn thành phố năm học 1996-1997 có 33 trƣờng phổ thông 940 lớp học với 38.000 học sinh các cấp, thì năm học 2000-2001 tăng lên 43 trƣờng 1.290 lớp học và 53.048 học sinh.

Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, trên địa bàn thành phố có hệ thống Cao đẳng, đại học, THCN và dạy nghề do trung ƣơng và địa phƣơng quản lý. Hệ thống trƣờng đại học niên khoá 2001-2002 có 2 trƣờng đại học sƣ phạm Quy nhơn do trung ƣơng quản lý, đang vƣơn lên đào tạo đa ngành. Quy mô trên 15.800 học sinh, trong đó có 14.300 học sinh hệ dài hạn, mỗi năm có trên 2000 sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng; Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tỉnh có 3.800 sinh viên, có 30% sinh viên hệ dài hạn, mỗi năm có trên 650 sinh viên tốt nghiệp. Hệ cao đẳng có 1 trƣờng do địa phƣơng quản lý, quy mô 3.123 học sinh mỗi năm có trên 300 học sinh tốt nghiệp. Ngoài ra còn có 3 trƣờng trung học chuyên nghiệp và 2 trƣờng công nhân kỹ thuật với quy mô trên 6000 học sinh. Tỷ lệ ngƣời đi học trên 1000 dân liên tục tăng: Năm 1996 có 201 học sinh/1000 dân, năm 2001 tăng lên 330 học sinh/1000 dân.

+/ Y tế

Thành phố Quy Nhơn có 5 bệnh viện đa khoa, hai phòng khám khu vực, hai trung tâm y tế kế hoạch hoá gia đình, 1 đội vệ sinh phòng dịch và 20 trạm y tế, nhà hộ

33

sinh phƣờng xã. Tổng số giƣờng bệnh có 1500 giƣờng đạt 6,2 giƣờng trên 1000 dân đảm bảo phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân thành phố và khu vực miền Trung và Tây nguyên.

2.2.3.2. Điều kiện kinh tế

+/ Cơ cấu các ngành kinh tế

Cơ cấu kinh tế của Quy Nhơn chiếm phần lớn là các ngành thƣơng mại - dịch vụ (45%), công nghiệp - xây dựng (35%), còn lại là nông - lâm - ngƣ (20%). Trong 21 đơn vị hành chính của Quy Nhơn, có đến 13 phƣờng/xã có cơ cấu nông lâm ngƣ: >10.000 ha đất trồng lúa, 1.000 ha hoa màu và >10.000 ha đất trống - đất lâm nghiệp. Hiện tại, xu hƣớng đô thị hóa - công nghiệp hóa đang diễn ra tại thành phố phù hợp với tình hình chung trong cả nƣớc: tỷ trọng kinh tế nông - lâm - ngƣ giảm dần từ 1995 cho đến nay.

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo ngành nghề TP Quy Nhơn năm 2007

Ngành nghề Số lao động

(ngƣời) Tỷ lệ (%) Nông - lâm – ngƣ 25.417 20,08 Công nghiệp - xây dựng 56.500 44,64 Thƣơng mại - dịch vụ 44.650 35,27

Tổng 126.567 100

20%

45% 35%

Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Thương mại - dịch vụ

Hình 2.2. Cơ cấu lao động theo ngành nghề TP Quy Nhơn năm 2007

+/ Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

Với những ƣu thế về vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên và nhân lực đã thúc đẩy nền kinh tế TP Quy Nhơn từng bƣớc đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao. Tốc độ tăng trƣởng trong 10 năm (1998 - 2008) tăng bình quân khoảng 15%. Hiện nay, cơ cấu các

34

ngành kinh tế của Quy Nhơn có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp trong GDP.

Bảng 2.5. Cơ cấu kinh tế theo ngành của TP Quy Nhơn (%)

Năm Ngành 1995 2000 2005 2007 Công nghiệp - XD 37 40,6 46,7 43 Thƣơng mại - DV 46 47,8 44,4 50 Nông lâm ngƣ 17 11,6 8,9 7 7% 43% 50%

Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Thưong mại - dịch vụ

Hình 2.3. Cơ cấu kinh tế theo GDP của thành phố Quy Nhơn năm 2007

a. Công nghiệp

Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp ƣớc đạt 4.064,80 tỷ đồng, tăng 18,61% so với năm 2007

Khu công nghiệp

Thành phố đã hình thành 1 số khu, cụm công nghiệp tập trung nhƣ:

Khu công nghiệp Phú Tài, quy mô 188 ha, hiện đã có 62 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đã cho thuê là 101,7 ha. Tổng giá trị sản xuất đạt 809,410 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 8456 lao động;

Khu công nghiệp Phú Tài mở rộng quy mô 140 ha, hiện đã có 19 doanh nghiệp đã thuê đất và một số đã đi vào sản xuất với tổng diện tích thuê đất là 31,52 ha.

Cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp

Ngành chế biến lƣơng thực, thực phẩm: phần lớn các đơn vị, cơ sở đều sản xuất ổn định, trong đó chế biến trà, cà phê, nƣớc uống tinh khiết, bánh mì, bánh kẹo, gạo xay xát đều tăng khá. Riêng nƣớc giải khát có ga và các loại rƣợu giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2007;

35

Ngành gỗ, giấy, văn phòng phẩm: mặt hàng gỗ tinh chế và mộc xuất khẩu, giấy vở học sinh, hàng văn phòng phẩm, giấy bao bì các lọai, xẻ gỗ tàu thuyền, xẻ gỗ vƣờn, gỗ rừng trồng, gỗ tận dụng, sửa chữa tàu thuyền, mộc dân dụng đều sản xuất ổn định;

Ngành may mặc, giày da và hàng thủ công mỹ nghệ: gặp khó khăn do ảnh hƣởng của tình hình lạm phát, sản xuất giảm so với năm 2007;

Các ngành công nghiệp khác nhƣ vật liệu xây dựng, cơ khí, nhựa, cao su, thủy tinh, bao bì nhìn chung đều sản xuất ổn định.

b. Nông nghiệp

Trồng trọt

Năm 2008, tỷ lệ diện tích cây trồng: lúa (2.621 ha), ngô (21 ha), lạc (90,5 ha), mía (57 ha), rau (959 ha), cỏ cho chăn nuôi (28,6 ha);

Chăn nuôi

Năm 2008, tổng số lƣợng gia súc, gia cầm: trâu (335 con), bò (8.125 con), lợn (16.948 con), gà (106.815 con), vịt (15.136 con);

Năm 2008, thời tiết có nhiều diễn biến bất thƣờng khác với các năm trƣớc, dịch bệnh diễn biến phức tạp luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát gây hại cây trồng, vật nuôi;

Công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh và tiêm phòng dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đƣợc đẩy mạnh.

c. Ngƣ nghiệp

Khai thác thủy sản

Bình Định nói chung và Quy Nhơn nói riêng có số lƣợng tàu thuyền và lao động nghề cá lớn, với cơ cấu tàu và nghề nhƣ sau (số liệu tính đến 31/01/2009):

Bảng 2.6. Số lƣợng tàu thuyền

Danh mục Đơn vị tính Toàn tỉnh Quy Nhơn

Số tàu thuyền Chiếc 9.181 3.509

Bảng 2.7. Cơ cấu tàu thuyền nghề cá

Loại tàu

Toàn tỉnh Quy Nhơn

Số lƣợng (chiếc) % Số lƣợng (chiếc) % Dƣới 20cv 2.759 30 2.072 59 Từ 20cv - 50cv 3.543 38,6 893 25,4 Từ 50cv - 90cv 2.249 24,5 459 13,0 Từ 90cv - 250cv 620 6,8 84 2,4

36

Từ 250cv - 400cv 09 0,1 01 0,1

Trên 400cv 01 0,01 0 0

Qua 2 bảng trên cho thấy ở Quy Nhơn số tàu thuyền công suất nhỏ dƣới 20cv chiếm số lƣợng lớn (59%) chủ yếu khai thác thủy sản ven bờ, đó là số thuyền và ngƣ dân chịu tác động lớn của khí hậu, thời tiết khi có những diễn biến bất thƣờng.

Bảng 2.8. Cơ cấu nghề nghiệp

Nghề

Toàn tỉnh Quy Nhơn

Số lƣợng (chiếc) % Số lƣợng (chiếc) % Câu 4.031 43,9 537 15,3 Lƣới vây 1.410 15,6 386 11,0 Lƣới rê 337 3,7 155 4,4 Lƣới kéo 645 7,0 485 13,8 Nghề khác 2.758 30,0 1.946 55,4 Nuôi trồng thủy sản

Toàn tỉnh: 2.216,8 ha nuôi tôm, 1.841 ha nuôi cá nƣớc ngọt

Quy Nhơn: 493 ha bao gồm các xã Nhơn Hải 23,3 ha; Nhơn Hội 87,2ha; Đống Đa 78ha; Nhơn Bình 243ha; Nhơn Phú 61,4ha.

Đối tƣợng nuôi chủ yếu là tôm sú, ngoài ra còn có tôm chân trắng, cá chua, cá dìa, cá mú, cua, tôm hùm…

Hình thức nuôi: chủ yếu là nuôi tổng hợp nhiều đối tƣợng trên diện tích ao hồ nuôi, nuôi tôm hùm lồng.

Chế biến thủy sản

Bảng 2.9. Cơ sở chế biến thủy sản

STT Danh mục Toàn tỉnh Quy Nhơn

01 Chế biến thủy sản đông lạnh 07 04

02 Chế biến nƣớc mắm 32 04

03 Thu mua thủy sản 13 04

04 Cơ sở chế biến thủy sản khô 39 02

05 Cơ sở chế biến cá hấp 0 11

Ngoài ra còn có một số cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá cung ứng nƣớc đá, nhiên liệu, đóng mới sửa chữa tàu thuyền ở Quy Nhơn.

37 d. Giao thông

Cảng Quy Nhơn là một trong số ít cửa khẩu quan trọng của Việt Nam, từ hƣớng Tây thoát ra biển Đông, thông qua quốc lộ 19- cảng biển, (quy mô 2,4 triệu tấn / năm (năm 2003), dự kiến 5 triệu tấn / năm (năm 2010) và tàu trên 3 vạn tấn ra vào thuận lợi). Có nhiều lợi thế về giao thông đƣờng bộ (quốc lộ 1A, quốc lộ 1D, quốc lộ 19, đƣờng sắt Bắc - Nam), đƣờng thủy, đƣờng hàng không (sân bay Phù Cát cách trung tâm thành phố 27km). Có trên 200km đƣờng nội thành.

e. Lâm nghiệp

Tập trung chăm sóc và bảo vệ rừng, tăng cƣờng phóng chống cháy rừng vào mùa khô, tăng cƣờng trồng rừng môi trƣờng cảnh quan (100ha, năm 2008) và rừng sản xuất (550ha, năm 2008);

f. Thƣơng mại - Dịch vụ

Du lịch dịch vụ thƣơng mại là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Năm 2000 tổng GDP của ngành đạt 716,9 tỷ đồng chiếm 47,8% trong tổng GDP của thành phố.

Quy Nhơn là 1 trong ba trung tâm du lịch quan trọng của miền Trung với nhiều danh lam thắng cảnh, có bãi biển đẹp, có truyền thống văn hoá.

Tính đến năm 2000 thành phố có 20 khách sạn, phần lớn từ 2-3 sao với 563 phòng, 1182 giƣờng với số lƣợng sử dụng 152000 giƣờng/ngày. Doanh thu du lịch tăng lên nhanh chóng năm 1998 đạt 26,12 tỷ đồng, năm 2000 đạt 46,39 tỷ đồng.

Thƣơng mại

Thị trường Tây Nguyên: Bình Định nói chung và Quy Nhơn nói riêng cung cấp

cho Tây Nguyên lƣơng thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, hải sản, vật tƣ máy móc thiết bị cho sản xuất nông- lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nƣớc giải khát và dƣợc phẩm, đồng thời thu mua nguyên vật liệu nhƣ nông- lâm sản, khoáng sản để phục vụ công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu.

Thị trường Duyên Hải Nam Trung Bộ

Quy Nhơn nằm giữa hai cực phát triển của vùng là Văn Phong - Nha Trang, Cam Ranh, Tuy Hoà ở phía Nam và Dung Quất, Đà Nẵng, Chu Lai, Tam Kỳ, Hội An ở phía Bắc. Đây là thị trƣờng phát triển năng động trong thời gian tới.

38

Dự báo Quy Nhơn sẽ cung cấp cho các thị trƣờng này các mặt hàng lƣơng thực thực phẩm (chất lƣợng cao) nƣớc giải khát, hàng tiêu dùng đồng thời cũng phải nhập các loại hàng hoá nhƣ xăng dầu, sắt thép, hàng tiêu dùng.

Thị trường thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận

Thị trƣờng này sẽ cung cấp cho Bình Định và Quy Nhơn máy móc, hàng công nghiệp tiêu dùng.

Quy Nhơn sẽ cung cấp các mặt hàng nông lâm hải sản, khoáng sản.

Thị trường quốc tế

Bao gồm thị trƣờng Châu Á, EU và các thị trƣờng Nga, Đông Âu, Úc, Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu là nông lâm hải sản, may mặc, giày dép, gỗ và thủ công mỹ nghệ, máy móc, thiết bị.

Nhƣ vậy, rõ ràng Quy Nhơn trở thành nơi hội tụ và giao lƣu giữa miền núi và miền biển. Một trong 3 trung tâm thƣơng mại dịch vụ lớn của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Là thị trƣờng đầu mối có sức lan tỏa hàng hoá giữa các tỉnh trong nƣớc và các nƣớc trong khu vực.

Có vai trò là một cực phát triển có tác động thúc đẩy phát triển KT-XH của các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên.

Định hƣớng quy hoạch phát triển thƣơng mại Bình Định dự kiến theo hƣớng nhiều thành phần kinh tế và hệ thống tổ chức kinh doanh thƣơng mại nhằm phát huy hơn nữa tính tích cực của mỗi thành phần kinh tế (quốc doanh và ngoài quốc doanh).

Hệ thống chợ

Xây dựng hệ thống chợ tại các phƣờng xã, nâng cấp các chợ lớn của thành phố.

Dịch vụ - Mở rộng hệ thống dịch vụ bao gồm

Dịch vụ vận tải biển trên cảng Quy Nhơn, Thị Nại và các loại hình phụ trợ khác nhƣ cung ứng tàu biển, bán hàng miễn thuế. Cùng với việc nâng cấp mở rộng cảng biển Quy Nhơn cần khai thác tốt các dịch vụ vận tải, xếp dỡ hàng hoá môi giới tàu biển để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động tăng nguồn thu từ lĩnh vực này.

Dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia

Trƣớc đây có hai trung tâm dịch vụ việc làm thuộc sở lao động và liên đoàn lao động tỉnh nhƣng mới chỉ làm môi giới cho các tổ chức có chức năng xuất khẩu lao động của Hà Nội và tại Hồ Chí Minh.

39

Với nguồn lao động dồi dào đặc biệt lao động có tay nghề trong các lĩnh vực cơ khí, dịch vụ cảng biển, lắp ráp điện tử để đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Năm 2000 tỉnh đã thành lập một đơn vị trực tiếp xuất khẩu lao động và chuyên gia. Dự tính năm 2000 xuất đƣợc 700-800 lao động. Doanh thu khoảng 350.000-400.000USD. Năm 2010 sẽ xuất khẩu khoảng 1.500-2.000 lao động, doanh thu tƣơng ứng là 750.000-1.000.000 USD. Bên cạnh đó sẽ cung ứng lao động nghề cho Dung Quất và Chu Lai.

Các ngành dịch vụ khác

Bao gồm ngân hàng, bƣu chính viễn thông vận chuyển hành khách, dịch vụ khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, dịch vụ bảo hiểm. Các hoạt động này năm 2000 nƣớc ta đạt gần 1tỷ USD và dự kiến sẽ tăng 10% năm. Năm 2005 dự kiến đạt 1,6 tỷ USD và 2010 đạt 2,6 tỷ USD.

Để tăng trƣởng dịch vụ Quy Nhơn phải phát triển các loại dịch vụ trên để phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Tạo ra khả năng xuất khẩu các dịch vụ ra nƣớc ngoài và cho ngƣời nƣớc ngoài ở tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm bước đầu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)