e. Phƣơng pháp mô hình hóa
3.1.2. Xây dựng kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng cho Việt Nam
Trên cơ sở hƣớng dẫn của Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC), nhất là về các kịch bản phát thải khí nhà kính toàn cầu, kế thừa các kết quả nghiên cứu ở trong nƣớc từ năm 1994 đến nay, trong đó có các kịch bản BĐKH đã đƣợc sử dụng trong Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ƣớc Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH năm 2003 và xem xét tình hình thực tế BĐKH toàn cầu diễn ra trong những năm gần đây, hai kịch bản phát thải khí nhà kính toàn cầu là kịch bản trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A2) và kịch bản trung bình của nhóm các kịch bản phát thải vừa (kịch bản B2) đã đƣợc lựa chọn để xây dựng các kịch bản về biến đổi của nhiệt độ, lƣợng mƣa, kịch bản A1FI, kịch bản B2 và B1 đƣợc sử dụng đối với biến đổi của mực nƣớc biển cho Việt Nam trong thế kỷ XXI.
Trong ba kịch bản phát thải đƣợc sử dụng để tính toán trên, hai kịch bản phát thải thấp (B1) và những kịch bản phát thải cao (A2, A1FI) sẽ có rất ít khả năng xảy ra.
Hơn nữa, vẫn còn nhiều điểm chƣa chắc chắn trong việc xác định các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội và kèm theo đó là lƣợng phát thải khí nhà kính trong tƣơng lai. Với sự tồn tại các điểm chƣa chắc chắn thì các kịch bản BĐKH, nƣớc biển dâng ứng với các kịch bản phát thải khí nhà kính ở cận trên hoặc cận dƣới đều có mức độ tin cậy thấp hơn so với kịch bản ở mức trung bình.
Vì những lý do nêu trên, kịch bản BĐKH, nƣớc biển dâng đối với Việt Nam đƣợc khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay là kịch bản ứng với mức phát thải trung bình (B2) (Bộ TN&MT [25], 2009).
59 a. Về nhiệt độ
Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng khí hậu của Việt Nam. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.
Bảng: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
Vùng Các mốc thời gian của thế kỷ XXI
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,1 2,4 2,6 Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,6 1,8 2,1 2,3 2,5 Đồng bằng Bắc Bộ 0,5 0,7 0,9 1,2 1,5 1,8 2,0 2,2 2,4 Bắc Trung Bộ 0,5 0,8 1,1 1,5 1,8 2,1 2,4 2,6 2,8 Nam Trung Bộ 0,4 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,6 1,8 1,9 Tây Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6 Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 1,8 1,9 2,0 Nguồn: Bộ TN&MT, 2009.
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,4oC ở đồng bằng Bắc Bộ, 2,8oC ở Bắc Trung Bộ, 1,9oC ở Nam Trung Bộ, 1,6oC ở Tây Nguyên và 2,0oC ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 (Bảng 4).
b. Về lƣợng mƣa
Lƣợng mƣa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nƣớc ta, đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam. Lƣợng mƣa mùa mƣa và tổng lƣợng mƣa năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu.
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ XXI, lƣợng mƣa năm có thể tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 2 - 3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 (Bảng 5). Lƣợng mƣa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 sẽ giảm từ 4-7% ở Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lƣợng mƣa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 10-15% so với thời kỳ 1980- 1999. Lƣợng mƣa các tháng cao điểm của mùa mƣa sẽ tăng từ 10-15% ở cả bốn vùng
60
khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng trên dƣới 1%.
Bảng: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
Vùng Các mốc thời gian của thế kỷ XXI
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,6 5,4 6,1 6,7 7,4 Đông Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,7 5,4 6,1 6,8 7,3 Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,2 4,1 5,0 5,9 6,6 7,3 7,9 Bắc Trung Bộ 1,5 2,2 3,1 4,0 4,9 5,7 6,4 7,1 7,7 Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,3 1,7 2,1 2,4 2,7 3,0 3,2 Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,0 1,2 1,3 1,4 Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,8 1,0 1,1 1,2 1,4 1,5 Nguồn: Bộ TN&MT, 2009. c. Nƣớc biển dâng
Báo cáo lần thứ tƣ của IPCC ƣớc tính mực nƣớc biển dâng khoảng 26-59cm vào năm 2100, tuy nhiên không loại trừ khả năng mức độ cao hơn.
Nhiều nhà khoa học đã đánh giá rằng các tính toán của IPCC về thay đổi nhiệt độ toàn cầu là tƣơng đối phù hợp với số liệu nhiệt độ thực đo. Tuy nhiên, tính toán của IPCC về nƣớc biển dâng có xu hƣớng thấp hơn so với số liệu thực đo tại các trạm và bằng vệ tinh. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thiên thấp này là do các mô hình tính toán mà IPCC sử dụng để phân tích đã chƣa đánh giá đầy đủ các quá trình tan băng.
Một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nƣớc biển toàn cầu có thể tăng 50-140cm vào năm 2100.
Các kịch bản nƣớc biển dâng cho Việt Nam cũng đƣợc tính toán theo kịch bản phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A1FI).
Kết quả tính toán cho thấy mực nƣớc biển có thể dâng thêm 28, 30 và 33cm vào giữa thế kỷ XXI (theo các kịch bản thấp B1, trung bình B2 và cao A1FI), và từ 65, 75 đến 100 cm vào cuối thế kỷ XXI (theo các kịch bản tƣơng ứng).
61
Bảng: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999
Kịch bản Các mốc thời gian của thế kỷ XXI
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65 Trung bình (B2) 12 17 23 30 37 46 54 64 75 Cao (A1FI) 12 17 24 33 44 57 71 86 100 Nguồn: Bộ TN&MT, 2009. * Bản đồ ngập lụt do nƣớc biển dâng
Bản đồ ngập lụt do nƣớc biển dâng là một công cụ hiệu quả để đánh giá tác động của BĐKH. Dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo hƣớng dẫn Trần Hồng Thái, Học viên đã đƣợc tham gia vào các bƣớc xây dựng bản đồ ngập lụt của Quy Nhơn cho các kịch bản nƣớc biển dâng khác nhau. Để xây dựng bản đồ ngập lụt, do hạn chế về thời gian báo cáo mới chỉ xét đến độ cao địa hình tƣơng ứng với các kịch bản nƣớc biển dâng, mà chƣa xét tới các yếu tố tác động khác nhƣ: triều cƣờng, sóng biển, bão, mƣa lớn, lũ lụt và các cơ chế thuỷ động lực khác… Tuy nhiên với nguồn dữ liệu đầy đủ, đa dạng và độ tin cậy cao, các bản đồ ngập lụt đã phản ánh tƣơng đối chính xác điều kiện tự nhiên của từng khu vực nghiên cứu. Bản đồ sản phẩm chứa nhiều thông tin hữu ích làm cơ sở khoa học giúp các nhà khoa học và các chuyên gia có các nghiên cứu tiếp theo trong quá trình đánh giá tác động của nƣớc biển dâng kết hợp với các cơ chế tác động khác ảnh hƣởng tới kinh tế, xã hội và môi trƣờng ở thành phố Quy Nhơn.
Bảng 3.1. Kết quả tính toán mức độ ngập lụt tại các thành phố do nƣớc biển dâng ứng với các kịch bản phát thải A1FI, A2 và B2 (so với mực nƣớc biển trung bình thời kỳ
1980 – 1999)
Năm Kịch bản Mực nƣớc (cm)
Diện tích bị ngật lụt do nƣớc biển dâng (km2) 2020 A1FI 11,6 1,4 A2 11,8 1,4 B2 11,7 1,4 2030 A1FI 17.3 1,4 A2 17.2 1,4 B2 17.1 1,4 2040 A1FI 22.4 1,4 A2 23.5 1,4 B2 23.2 1,4 2050 A1FI 33,4 1,48
62
Năm Kịch bản Mực nƣớc (cm)
Diện tích bị ngật lụt do nƣớc biển dâng (km2)
A2 30,8 1,47
B2 30,1 1,47
Tp. Quy Nhơn có cao trình cao hơn so với mực nƣớc biển trung bình, tuy vậy mức độ ngập lụt ở thành phố theo kịch bản A1FI khá lớn. Diện tích ngập lụt do nƣớc biển dâng các năm 2020, 2030, 2040 là 1,4 km2, năm tiếp theo 2050 là 1,48 km2
(chiếm 0,3-0,6% tổng diện tích thành phố). Diện tích ngập lụt phân bố tại quận Hải Châu, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Chế độ dòng chảy ở vùng ngập lụt chịu ảnh hƣởng mạnh của thủy triều ở Vịnh Quy Nhơn. Sở dĩ các năm 2020, 2030, và 2040 có diện tích ngập lụt nhƣ nhau là vì, thành phố Quy Nhơn có địa hình khá bằng phẳng nên nếu mực nƣớc biển chƣa dâng lên quá cao thì diện tích ngập lụt cũng không khác mấy. Đến năm 2050, mực nƣớc biển tăng lên xấp xỉ 10 cm so với năm 2040, tƣơng ứng tăng gần 20 cm so với các năm 2020 và 2030, nhƣ vậy, mức độ chênh lệch đã khá lớn, và diện tích ngập lụt của thành phố đã tăng lên đáng kể.
63
Hình 3.3. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản A1FI năm 2020
Hình 3.4. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản A1FI năm 2030
Hình 3.5. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản A1FI năm 2040
Hình 3.6. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản A1FI năm 2050
64 Hình 3.7. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản A2 năm 2020 Hình 3.8. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản A2 năm 2030 Hình 3.9. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản A2 năm 2040 Hình 3.10. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản A2 năm 2050
65 Hình 3.11. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản B2 năm 2020 Hình 3.12. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản B2 năm 2030 Hình 3.13. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản B2 năm 2040 Hình 3.14. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản B2 năm 2050
66