Các vấn đề trong tƣơng lai do BĐKH tại Quy Nhơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm bước đầu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 80)

e. Phƣơng pháp mô hình hóa

3.2.3. Các vấn đề trong tƣơng lai do BĐKH tại Quy Nhơn

3.2.3.1. Các tác động đối với cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị

Khí hậu và thời tiết đặc trƣng của Quy Nhơn ảnh hƣởng đến hầu hết các cơ sở hạ tầng (CSHT) của thành phố. Theo kết quả điều tra, phỏng vấn, 3 loại hình thiên tai có tác động lớn nhất đến cơ sở hạ tầng gồm: bão, mƣa lớn, nhiệt độ cao và CSHT bị ảnh hƣởng lớn nhất gồm: hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống thoát nƣớc, hệ thống đê biển, hệ thống thủy lợi. Các loại hình bị ảnh hƣởng gồm:

- Sạt lở: đƣờng giao thông, đê biển:

- Phá vỡ kết cấu: bong tróc mặt đƣờng giao thông, đê kè, đổ cột điện, đứt dây điện, trôi nắp cống hệ thống thoát nƣớc, vỡ kênh tiêu thoát;

- Giảm tuổi thọ công trình: nhiệt độ cao làm tăng co giãn các kết cấu, thiết bị, nhiệt độ cao làm tăng lƣợng tiêu thụ điện năng ảnh hƣởng đến sức chịu tải của đƣờng dây và máy biến áp điện, lũ lụt đem theo nhiều các chất gây ăn mòn công trình.

o Cơn bão số 10 ngày 17/11/2008 và trận mƣa lũ kéo dài từ 17- 26/11/2008 đã làm sạt lở trên 300m đê và 40m bờ kè mới thi công tại phƣờng Nhơn Phú (ƣớc tính thiệt hại là 385 triệu đồng), sạt lở 650m bê tông kênh mƣơng và 370m kè sông tại xã Phƣớc Mỹ (ƣớc tính thiệt hại 815 triệu đồng), làm sạt lở 50 m đƣờng giao thông nông thôn tại phƣờng Bùi thị Xuân, 170m đƣờng giao thông liên xã tại xã Nhơn Hải và 800m Taly đƣờng bê tông tại xã Phƣớc Mỹ. Ngoài ra, mƣa lũ còn cuốn trôi 3 cầu tre tại xã Phƣớc mỹ, làm gãy 12m trụ ăng ten phát sóng của đài truyền thanh xã Nhơn Hội (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác

PCLB và TKCN năm 2008 của Ban Chỉ huy PCLB và TKCN TP. Quy Nhơn)

o Trận mƣa lũ kéo dài từ 9-25/11/2007 đã làm sạt lở 2.538m đê sông và đê biển, làm sạt lở 2.910 m kênh mƣơng và làm hỏng 2 cống thuỷ lợi, làm trôi và hƣ hỏng 12 cầu, 32 cống thoát nƣớc, sạt lở trên 10.000m đƣờng bê tông và đƣờng đất.

o Đợt mƣa lũ từ ngày 17/10 – 23/10/2007 đã gây lụt liên tiếp 2 đợt làm sạt và vỡ bờ Ngự Thuỷ và bờ quai ngăn mặn, ngăn lụt trên địa bàn phƣờng Nhơn Bình (thiệt hại ƣớc tính 14 triệu đồng) (Nguồn: Báo cáo

82

tổng kết công tác PCLB và TKCN năm 2008 của Ban Chỉ huy PCLB và

TKCN TP. Quy Nhơn).

o Kết quả thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra đối với cơ sở hạ tầng của thành phố Quy Nhơn từ năm 1999-2008 nhƣ sau: 25 phòng học bị đổ, 125 phòng hƣ hỏng nặng, 32 kho tàng, công sở bị sập, 4.584 m đê sông, đê biển, 6.105m kênh mƣơng tƣới, 49.710 m đƣờng giao thông bị vỡ và sạt lở, 195 tầu thuyền bị mất, vỡ và hƣ hỏng, 783 ha ao hồ nuôi tôm bị phá hỏng, 53 cầu cống bị phá hủy và hƣ hỏng, 8630 m đƣờng dây điện, thông tin bị đứt, trên 5000 cây xanh bị đổ. Thiệt hại hơn 200 tỷ đồng.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác PCLB và TKCN năm 2008 của Ban Chỉ

huy PCLB và TKCN TP. Quy Nhơn)

Trong tƣơng lai, thành phố Quy Nhơn sẽ thành đô thị loại I với sự mở rộng ranh giới hành chính và phát triển cao về kinh tế xã hội. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hƣởng tới hầu hết các khu vực, các ngành kinh tế và ngƣời dân trong thành phố. Nhƣng các ngành và vùng có nguy cơ và dễ bị tổn thƣơng nhất bao gồm:

Hệ thống Giao thông: thành phố Quy Nhơn có đầy đủ các loại hình giao thông gồm: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng hàng không. Hầu hết các loại hình này đều chịu ảnh hƣởng của thiên tai do khí hậu gây ra, nhƣng nghiêm trọng nhất vẫn do mƣa lớn và bão. Loại hình chịu tác động nhiều nhất là đƣờng bộ bao gồm cả hệ thống đƣờng nội đô (khoảng 400 tuyến chính với tổng chiều dài 270km) và các trục đƣờng đối ngoại (quốc lộ 1A, 1D, 19, đƣờng Quy Nhơn – Sông Cầu, cầu đƣờng Quy Nhơn – Nhơn Hội, ĐT 639 Nhơn Hội – Tam Quan).

Theo quy hoạch giao thông của thành phố Quy Nhơn, đến năm 2020 thành phố sẽ cải tạo, nâng cấp và làm mới một số các tuyến đƣờng đối ngoại (tuyến đƣờng ĐT 629, ĐT 630, ĐT 632 sẽ đƣợc cải tạo nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, tuyến đƣờng ĐT 636 sẽ đạt tiêu chuẩn cấp III nối quốc lộ 19 với quốc lộ 1A và khu kinh tế Nhơn Hội), mạng lƣới giao thông đô thị (hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật đƣờng Hùng Vƣơng từ công viên Long Vân đến Cầu Đôi, các tuyến đƣờng nối khu đô thị cũ và bán đảo Phƣơng Mai, các tuyến đƣờng nội thị cũ và mới), và các bến xe (nam Quy Nhơn, Nhơn Bình, Diêu Trì và Phƣơng Mai). Ngoài ra, tuyến đƣờng sắt nhánh vào cảng Quy Nhơn cũng nằm trong diện quy hoạch phát triển. Hiện nay, các yếu tố về

83

BĐKH và các biện pháp giảm thiểu các tác động do mƣa lớn và bão chƣa đƣợc lồng ghép trong Quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành.

Nhƣ vậy, trong tƣơng lai, các cơ sở hạ tầng về giao thông sẽ có thể bị ảnh hƣởng nặng nề bởi, dƣới tác động BĐKH, mực nƣớc biển sẽ dâng cao, cộng với tình hình thiên tai, đặc biệt là bão và mƣa lớn sẽ có thể gia tăng cả về cƣờng độ và tần suất. Các tuyến giao thông ngoại đô tại khu vực đang bị ảnh hƣởng sẽ chịu những tác động mạnh hơn nhất là khu vực 4 xã sẽ đƣợc sáp nhập về thành phố ở phía Đông huyện Tuy Phƣớc (Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn, Phƣớc Hòa, Phƣớc Thắng), phƣờng Nhơn Bình và tuyến đƣờng ven biển. Các tuyến nội đô có thể sẽ tránh đƣợc hiện tƣợng ngập lụt do có hệ thống thoát nƣớc đã đƣợc nâng cấp (đƣợc phân tích ở phần sau), trừ đoạn đƣờng Hùng Vƣơng gần cầu Hà Thanh.

Hệ thống đê điều và công trình phòng chống lũ: Quy Nhơn hiện chƣa có quy hoạch về hệ thống đê điều và công trình phòng lũ đến năm 2020. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 10,9 km đê sông, 11,59 km đê biển, trong đó 25-35% hệ thống đê tƣơng đối hoàn chỉnh, số còn lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố. Vì vậy, Thành phố đã và đang đầu tƣ sửa chữa, tu bổ và nâng cấp hệ thống đê điều. Tuy nhiên, tốc độ xây dựng đến nay vẫn rất chậm.

Hiện trạng hệ thống đê sông:

- Hệ thống đê sông Hà Thanh bảo vệ TP. Quy Nhơn có chiều dài 10,9 km (Nhánh Trƣờng Úc 2,8 km, Nhánh Hà Thanh 8,1 km). Cũng giống nhiều tuyến đê sông khác trên địa bàn tỉnh, ban đầu, tuyến đê sông Hà thanh đƣợc xây dựng thủ công với các công cụ thô sơ. Mặc dù đã thƣờng xuyên đƣợc gia cố và nâng cấp trong những năm gần đây nhƣng hệ thống đê hiện vẫn còn tồn tại nhiều nhƣợc điểm nhƣ: Mặt cắt ngang đê nhỏ, đất đắp không đồng nhất, chủ yếu là đất cát pha nhiều tạp chất, thƣờng bị thẩm lậu, tạo mạch sủi khi lũ cao do kỹ thuật đắp không đảm bảo yêu cầu , thân đê có nhiều tổ mối làm cho đê có thể bị sập bất ngờ; Nền đê chƣa đƣợc xử lý gây xói ngầm qua nền, hoặc nền yếu gây lún, võng, nứt đê; Mái đê phía sông thƣợng bị sạt, có nơi tạo vách đứng rất dễ bị sự cố trong mùa mƣa lũ.

- Hàng năm cứ vào mùa mƣa lũ là có vỡ đê, gia cố chắc đoạn này thì vỡ đoạn khác, kéo theo ngập lụt, sa bồi thuỷ phá, làm ô nhiễm môi trƣờng, đình trệ sản xuất.

84

Hệ thống đê Đông bao quanh đầm Thị Nại (là nơi tiếp nhận nƣớc của sông Kôn và sông Hà Thanh trƣớc khi đổ ra biển tại cửa Qui Nhơn) đƣợc xuất phát từ bờ hữu đập Phú Hoà (phƣờng Nhơn Phú) đi ven đầm Thị Nại qua các cửa sông Hà Thanh và hai nhánh sông Kôn là sông Tân An và kết thúc tại Núi Cát xã Nhơn Hội, TP Qui Nhơn. Hệ thống đê Đông tại Qui Nhơn thuộc địa phận các phƣờng Nhơn Phú (1,64 km), Nhơn Bình (9,2km), xã Nhơn Hội (0,75km). Đây là hệ thông đê ngăn mặn quan trọng nhất của thành phố nhƣng chƣa đƣợc xây dựng hoàn chỉnh, cao trình mặt đê vùng đầm từ 1.0-1.5, vùng cửa sông từ 2.0-3.5, mặt đê rộng B=1.8-3.0, hệ số mái đê từ 1.00-2.50, nhiều đoạn chƣa đƣợc lát đá bảo vệ. Hàng năm Nhà Nƣớc đã đầu tƣ kinh phí để duy tu bảo dƣỡng và từng bƣớc xây dựng hoàn chỉnh công trình nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đã đề ra. Tuy nhiên, do kinh phí đầu tƣ có hạn, công trình lại thƣờng xuyên bị lũ phá hoại, đặc biệt trong các năm có lũ lớn nhƣ: 1996, 1998, 2003 hầu hết các đoạn đê bị ngập dƣới dòng chảy lũ từ 0.5-1.5m nên hệ thống đê đã bị vỡ, xói lở nghiêm trọng cần khôi phục và nâng cấp lại. Năm 2008, mƣa lớn và triều cƣờng đã làm sạt lở 447 m đê biển tại xã Nhơn Hội (417m) và Nhơn Châu (30m). Tổng giá trị thiệt hại ƣớc tính trên 100 triệu đồng.

Các vấn đề liên quan tới hệ thống đê sông, đê biển:

- Hiện nay, phần lớn hệ thống đê bảo vệ thành phố Quy Nhơn (65-75% bao gồm cả đê sông và đê biển) vẫn chƣa đƣợc kiên cố, do đó đã và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ vỡ, sạt lở mỗi khi mùa mƣa bão đến.

- Phần lớn kè bảo vệ đê biển chƣa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Hầu hết các tuyến đê hiện có chỉ đảm bảo chống đỡ đƣợc với bão cấp 7, cấp 8 khi không có triều cƣờng.

- Mặc dù dự án cải tạo nâng cấp đê Đông đƣợc phê duyệt và từng bƣớc triển khai từ năm 2002, trong dự án đã xem xét điều chỉnh cao trình đê phù hợp với yêu cầu chống lũ tiểu mãn, lũ sớm và lũ muộn, nhƣng các dự án này vẫn chƣa xem xét lồng ghép với các Dự án phát triển khu kinh tế mới Nhơn Hội và Dự án tái định cƣ khu vực Hà Thanh (các dự án nói trên tập trung phát triển ở các vùng ven biển), do đó đã ảnh hƣởng không nhỏ tới tính an toàn cũng nhƣ sự phù hợp của tuyến đê hiện có. Cần có nghiên cứu quy hoạch lại các tuyến đê này để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời ứng phó hiệu quả với thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu. Nhƣ vậy, trong tƣơng lai, hệ thống hạ tầng cơ sở đê điều hiện nay của thành phố rất khó có

85

thể ứng phó hiệu quả với sự biến đổi phức tạp của các yếu tố khí hậu nhƣ thay đổi chế độ mƣa với lƣợng mƣa tập trung nhiều hơn vào mùa mƣa, nƣớc biển dâng, triều cƣờng và sự tăng lên tần suất và cƣờng độ của thiên tai bão lũ. Do đó, cần phải có các nghiên cứu chi tiết để rà soát và đánh giá mức độ tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với hệ thống đê điều để từ đó điều chỉnh quy hoạch nhằm tăng cƣờng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố.

Hệ thống điện: Thành phố Quy Nhơn đƣợc cấp điện từ mạng lƣới điện quốc gia 220KV và 110KV thông qua trạm 220/110KV Phú Tài. Ngoài ra, trạm Phú Tài còn đƣợc nối với nhà mày thủy điện Vĩnh Sơn – sông Hinh có công suất 66MW. Hiện nay 100% xã, phƣờng của thành phố Quy Nhơn đã có điện, 98% số hộ đƣợc sử dụng điện từ lƣới điện quốc gia (trừ xã đảo Nhơn Châu phải dùng máy phát điện). Hầu hết mạng lƣới dây điện nổi trên mặt đất, chƣa đƣợc ngầm hóa do đó rất dễ bị ảnh hƣởng do bão và mƣa. Hiện nay, chƣa có đánh giá của ngành về thiệt hại do các đợt thiên tai, nhƣng trên thực tế và qua phỏng vấn cho thấy các hiện tƣợng thƣờng xuyên xảy ra gồm: đổ cột, đứt dây, đặc biệt một số nơi còn xảy ra hiện tƣợng chập nổ máy biến áp do sét đánh. Về mùa khô, hạn hán làm thay đổi chế độ dòng chảy dẫn đến tình trạng thiếu nƣớc phát điện tại nhà máy thủy điện sông Hinh gây thiếu điện.

Trong chiến lƣợc phát triển ngành điện cho TP Quy Nhơn đến năm 2020, tổng nhu cầu sử dụng điện sẽ là 326.315 KW tƣơng ứng với mức cấp cho khu vực nội thị là 1.500KWh/ngƣời-năm, chƣa tính đến các vùng sẽ đƣợc sáp nhập khi thành phố trở thành đô thị loại I. Bản chiến lƣợc này vẫn chƣa đề cập đến việc quy hoạch ngầm hóa toàn bộ hệ thống. Nếu nhƣ các cơn mƣa bão xảy ra với cƣờng độ lớn hơn, tần suất cao hơn thì chắc chắn các thiệt hại sẽ tăng lên đáng kể. Thêm vào đó, nếu nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài, nhu cầu tiêu thụ điện năng sẽ cao hơn và nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng nhiều đến khả năng chịu tải của đƣờng dây, các trạm biến áp và việc cấp điện bổ sung của Thủy điện Vĩnh Sơn.

Hệ thống thoát nước: Khả năng thoát nƣớc hiện tại của thành phố phụ thuộc rất nhiều vào chế độ thủy triều do nƣớc thoát (nƣớc mƣa và nƣớc thải) hoàn toàn tự chảy ra các hồ điều hòa, cửa sông và trực tiếp ra biển . Hầu nhƣ toàn bộ hệ thống thoát nƣớc trong khu vực thành phố cũ đƣợc xây dựng từ trƣớc năm 1975, các công trình đã xuống cấp, hƣ hỏng. Thêm vào đó, do trang thiết bị và năng lực quản lý kém, hệ thống chƣa hoàn chỉnh, khả năng tiêu thoát kém khi thủy triều dâng cao hơn đáy cửa tiêu,

86

xây dựng nhà cửa và cơ sở hạ tầng khác chặn hƣớng tiêu, và không kiểm soát đƣợc lƣợng nƣớc từ thƣợng nguồn các con sông dẫn đến tình trạng ngập lụt thƣờng xuyên ở nhiều nơi vào mùa mƣa (tháng IX – XI). Một số khu vực chính chịu ảnh hƣởng của tình trạng này là: khu vực chợ Đầm (chiều sâu ngập lụt 40-50 cm, thời gian ngập có khi kéo dài từ 1-1,5 ngày); khu vực phƣờng Đống Đa - Hốc Bà Bếp (thƣờng bị ngập với chiều sâu từ 40-50 cm và kéo dài trong nhiều giờ sau khi mƣa); khu vực đƣờng Nguyễn Trãi, Hai Bà Trƣng, Trần Phú, Trần Cao Vân (chiều sâu ngập đến 70 cm và thời gian kéo dài từ 1-1,5 ngày); khu vực tuyến cống thƣợng lƣu hồ Bàu Sen (vùng ngập lụt dọc theo tuyến kênh nối vào hồ, thời gian ngập có khi kéo dài đến 1,5 ngày); khu vực xóm tiêu (chiều sâu ngập lụt của khu vực từ 60-80 cm và kéo dài nhiều ngày, thậm chí hàng tháng); khu vực thƣợng lƣu mƣơng chính dẫn ra hồ Phú Hoà - khu vực Biên Cƣơng- Ngô Mây; khu vực thƣợng lƣu cầu Hà Thanh, đƣờng Hùng Vƣơng.

Hiện nay, thành phố đang thực hiện Dự án Vệ sinh môi trƣờng các thành phố Duyên Hải - tiểu dự án thành phố Quy Nhơn. Dự án này hỗ trợ nâng cấp hệ thống tiêu thoát nƣớc thành phố. Theo tính toán, khả năng tiêu thoát nƣớc của hệ thống mới đáp ứng lƣợng mƣa 322mm với tấn suất 10 năm lặp lại và mực nƣớc triều lớn nhất lớn hơn mực nƣớc triều trung bình cao nhất tại Quy Nhơn là 0,12m. Khi dự án hoàn thành vào năm 2013 sẽ giải quyết cơ bản vấn đề ngập lụt do mƣa trong khu vực nội thị thành phố Quy Nhơn. Đến năm 2020, theo kịch bản nƣớc biển dâng của INHEM, mực nƣớc biển trung bình sẽ dâng lên 0,12m (kịch bản phát thải cao) thì thành phố cũng chƣa gặp phải vấn đề ngập lụt đối với các vùng có dự án. Tuy vậy, sau năm 2020, nƣớc biển có thể tăng cao hơn mức 0,12m, hệ thống tiêu theo thời gian sẽ bị xuống cấp, các đợt mƣa lớn có thể tăng cả về tần suất và cƣờng độ và khó dự báo. Tất cả sẽ làm cho giảm hoặc không đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu và có thể sẽ tái ngập.

Khi Quy Nhơn trở thành đô thị loại I, thành phố đƣợc mở rộng, một số vùng thậm chí sẽ có thể chịu ảnh hƣởng với mức độ nghiêm trọng hơn hiện nay, bao gồm: khu vực thƣợng lƣu cầu Hà Thanh; một số khu vực xây dựng còn ít nhƣ khu vực dự kiến mở rộng ở phía bắc thành phố, hồ Phú Hòa, Phƣờng Bùi Thị Xuân – Trần Quang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm bước đầu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)