e. Phƣơng pháp mô hình hóa
3.2.4. Tác động đối với các thành phần kinh tế
3.2.4.1. Tài nguyên nước
Theo kết quả nghiên cứu của Liên đoàn Địa chất thủy văn – Địa chất công trình Miền Trung năm 2007, trữ lƣợng khai thác nƣớc ngầm tiềm năng của thành phố Quy Nhơn vào khoảng 51.000 m3/ngày. Trong khi đó, theo dự thảo Đề án phát triển thành phố Quy Nhơn thành đô thị loại I, hiện nay, nguồn cung cấp nƣớc cho thành phố Quy Nhơn là nƣớc ngầm. Lƣu lƣợng khai thác hiện tại là: 53.000 m3/ngày cấp cho 41.000 ngƣời (đạt 70% dân số toàn thành phố tính đến tháng 12/2008) và 8.500 m3/ngày cho khu công nghiệp Phú Tài. Hiện thành phố cũng đang triển khai xây dựng hệ thống cấp nƣớc cho khu Kinh tế Nhơn Hội với công suất 12.000 m3/ngày. Theo tiêu chuẩn cấp nƣớc của thành phố loại I, định mức quy định là 120l/ngƣời-ngày đêm trong khi lƣu lƣợng khai thác hiện nay mới chỉ đạt trung bình 110l/ngƣời-ngày đêm. Để đáp ứng
90
điều kiện này, trong tƣơng lai, thành phố dự kiến sẽ khai thác nguồn nƣớc mặt từ hồ Định Bình nằm trên sông Kôn để cấp bổ sung cho khu vực nội thị thành phố Quy Nhơn và khu kinh tế Nhơn Hội với công suất dự kiến là 100.000 m3/ngày-đêm. Theo đó 100% dân số thành phố sẽ đƣợc cấp nƣớc sạch đạt tiêu chuẩn 120l/ngƣời –ngày. Đồng thời, các hộ dân ở vùng ven đầm Thị Nại sẽ chấm dứt đƣợc tình trạng sử dụng giếng khơi nhiễm mặn để sinh hoạt.
Nhƣ vậy, việc khai thác nƣớc ngầm hiện tại đã vƣợt quá khả năng cung cấp (21.500 m3/ngày). Điều này gây ra hiện tƣợng hạ thấp mực nƣớc ngầm (thực tế, vào tháng 8/2005, mực nƣớc ngầm tại các giếng bơm ở ven sông Hà Thanh đã tụt xuống đến 2,5m), làm tăng mức độ xâm nhập mặn nguồn nƣớc và về lâu dài sẽ kéo theo hiện tƣợng lún đất, làm cho tình trạng ngập lụt trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là trong điều kiện nƣớc biển dâng. Vì lẽ đó, thành phố cần phải xem xét lại quy hoạch khai thác nƣớc ngầm để bảo đảm tính bền vững.
Về tài nguyên nƣớc mặt, hiện nay vẫn chƣa có nghiên cứu về đánh giá tài nguyên nƣớc mặt cũng nhƣ nhu cầu sử dụng nƣớc mặt của Bình Định nói chung và của Quy Nhơn nói riêng. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, phỏng vấn và tính toán kịch bản biến đổi khí hậu, lƣợng mƣa năm có xu hƣớng tăng nhƣng phân bố không đều (tăng trong mùa mƣa và giảm trong mùa khô). Thêm vào đó, các dòng sông ở Bình Định có đặc điểm ngắn, độ dốc cao dẫn đến việc điều tiết tự nhiên dòng chảy mặt kém. Điều này làm gia tăng lũ lụt trong mùa mƣa và hạn hán vào mùa khô. Với đặc điểm địa hình thấp, các vùng ven đầm Thị Nại (phƣờng Nhơn Bình, phƣờng Đống Đa, 4 xã dự kiến sẽ đƣợc sáp nhập vào thành phố ở huyện Tuy Phƣớc) đang và vẫn sẽ là khu vực dễ bị tổn thƣơng bởi tác động của biến đổi khí hậu mà chủ yếu là do ngập lụt trong mùa mƣa và hạn hán trong mùa khô.
3.2.4.2. Nông nghiệp
Theo đề án phát triển thành phố Quy Nhơn thành đô thị loại I, trong tƣơng lai, sản xuất nông nghiệp chỉ còn chiểm 2-3% trong cơ cấu kinh tế của thành phố trong khi tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn chiếm 8% (40.000 ngƣời). Theo Quy hoạch phát triển nông nghiệp giai đoạn 2007-2010 và định hƣớng đến năm 2020, diện tích trồng lúa và rau màu của thành phố tại thời điểm năm 2020 lần lƣợt là 580 và 475ha. Diện tích này tập trung ở các phƣờng, xã Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và
91
Phƣớc Mỹ. Tuy nhiên, Bản Quy hoạch này lại chƣa tính đến các xã sẽ đƣợc sát nhập vào thành phố theo Đề án phát triển thành phố Quy Nhơn thành đô thị loại I (3 xã huyện Phù Cát (Cát Tiến, Cát Chánh, Cát Hải) và 4 xã huyện Tuy Phƣớc (Phƣớc An, Phƣớc Thành, Phƣớc Hòa, Phƣớc Sơn)) trong khi hiện nay đây là những khu vực có tỷ lệ sản xuất nông nghiệp rất cao.
Hầu hết các thiên tai do biến đổi khí hậu đều tác động đến sản xuất nông nghiệp ở Quy Nhơn, các loại thiên tai chủ yếu bao gồm:
Lũ lụt: lũ lụt xuất hiện chủ yếu do mƣa lớn hoặc bão làm dâng mực nƣớc biển. Tác động của lũ lụt bao gồm: làm dập nát cây trồng, sa bồi diện tích canh tác, phá hỏng hệ thống tƣới tiêu, gây mất trắng hoặc giảm năng suất cây trồng. Trong tƣơng lai, mức độ thiệt hại gây ra bởi lũ lụt có thể sẽ gia tăng do dƣới tác động biến đổi khí hậu, quy luật xuất hiện của lũ lụt sẽ thay đổi (khi sớm, khi muộn), tần suất và cƣờng độ cũng có thể sẽ gia tăng.
Theo quy luật, thông thƣờng mùa mƣa bão và lũ chính ở TP Quy Nhơn diễn ra vào cuối tháng 10, nhƣng gần đây có năm lũ đến rất sớm (2000, 2005) và có năm lũ rất muộn (2001)... Theo quan sát, dƣới tác động của bão và lũ, mực nƣớc biển và đỉnh lũ lần sau luôn luôn cao hơn lần trƣớc, đặc biệt là những đột biến trong khoảng thời gian 2005 – 2008, gây thiệt hai năng nề cho sản xuất nông nghiệp, nhiều diện tích canh tác bị mất trắng, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến thu nhập của ngƣời dân. Điển hình là các trận lũ tháng 10/2007 và tháng 11/2008 gây ngập lụt phần lớn diện tích cây trồng khu vực phƣờng Nhơn Bình, Nhơn Phú, Đống Đa, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Quang Trung, Trần Hƣng Đạo, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Phƣớc Mỹ... , cơn bão số 10 xảy ra vào cuối tháng 12 năm 2008 thiệt hại ƣớc tính trên 7 tỷ đồng, trong đó ngập 10 ha lúa, 57 ha rau, 38 ha màu, 24 ha ruộng bị sa bồi.
Nguồn: Báo cáo của các phường gửi ban CHPCLB tháng 12/2008
Hạn hán: do vào mùa khô, ít mƣa, thƣờng xuyên có gió Tây, nắng nóng kéo dài, các dòng sông dốc và ngắn nên khả năng trữ nƣớc mặt kém gây ra tình trạng thiếu nƣớc cho canh tác nông nghiệp và hiện tƣợng xâm nhập mặn tại các vùng cửa sông. Hạn hán làm cây trồng không phát triển đƣợc, nguồn nƣớc và đất bị nhiễm mặn làm giảm sự phát triển và năng suất cây trồng. Nếu kéo dài vƣợt quá khả năng chịu đựng của cây có thể làm cây chết gây mất trắng. Với kịch bản tính toán trung bình về khí hậu của IMHEN, vào thời điểm tháng III-IV của năm 2020, lƣợng mƣa sẽ giảm 3,2%, nhiệt độ tăng 0,6 0C và nƣớc biển sẽ dâng khoảng 11,8 cm. Điều này sẽ làm gia tăng
92
hiện tƣợng hạn hán và xâm nhập mặn. Những vùng dễ bị ảnh hƣởng nhất bao gồm toàn bộ các vùng sản xuất nông nghiệp nêu trên. Hiện tƣợng nhiễm mặn nặng diễn ra chủ yếu tại các vùng cửa sông Kôn và sông Hà Thanh tại các phƣờng Nhơn Bình, Nhơn Phú và xã Nhơn Hội. Ngoài ra, hạn hán kéo dài còn ảnh hƣởng đến chăn nuôi gia súc, gia cầm trong vùng bởi các dịch bệnh dễ phát sinh hơn trong mùa nắng nóng.
Hạn hán và gió Tây khô nóng thƣờng xuất hiện từ đầu tháng 5 và kéo dài theo từng đợt từ 7 - 9 ngày, có năm nắng nóng kéo dài suốt cả tháng (28 ngày của tháng 5/2005) gây lên tình trạng hạn hán kéo dài đã làm trầm trọng thêm hiện tƣợng nhiễm mặn, nhiễm phèn vào diện tích đất vốn đã nhỏ hẹp và kém phì nhiêu của thành phố. Năm 2003 và 2005, do nắng nóng khô hạn kéo dài gay gắt đã làm độ nhiễm mặn tại đồng bằng hạ lƣu sông Hà Thanh lên đến 15,38% vào tháng 7 và tháng 8. Riêng phƣờng Nhơn Bình bị nhiễm mặn đến 24,2%.
Hiện nay toàn thành phố có 785 ha đất nhiễm mặn, phân bố rải rác ở ven cửa sông, xung quanh các đầm, vịnh nƣớc mặn ven biển. Nhóm đất nhiễm mặn đƣợc chia thành 2 loại là: đất mặn nhiều và đất mặn trung bình và ít. Vùng đất bị nhiễm mặn nhiều chủ yếu phân bổ ven đầm Thị Nại có 310 ha (phƣờng Nhơn Bình, Nhơn Phú, xã Nhơn Hội). Vùng đất nhiếm mặn trung bình và ít có diện tích 475ha. Hiện tại, những khu vực có địa hình thấp có thể chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.
Nguồn: Báo cáo tại hội thảo về BĐKH tại TP Quy Nhơn tháng 2/2009 của ĐH Quy Nhơn
3.2.4.3. Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thuỷ sản ở thành phố Quy Nhơn chủ yếu là hình thức nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ, diện tích nuôi trồng khoảng 400 ha, chủ yếu nuôi tôm (250 ha), còn lại là các con nuôi khác nhƣ cua, ghẹ, cá chua, cá dìa, cá mú, các loài nhuyễn thể…. Toàn thành phố có 8 phƣờng phát triển thủy sản gồm Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ghềnh Ráng, Nhơn Bình, Nhơn Phú và 4 xã Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải. Trong quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản thành phố đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của thành phố sẽ là 527 ha, những khu vực đƣợc quy hoạch phát triển thuỷ sản của thành phố trong tƣơng lai gồm các phƣờng, xã: Nhơn Bình, Đống Đa, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu, Ghềnh Ráng, Hải Cảng với diện tích 527 ha, trong đó diện tích nuôi tổng hợp là 317ha, còn lại là thủy đặc sản (190ha) và vùng bãi triều (20ha).
Trong bản điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Bình Định đến 2010 và định hƣớng đến 2020, toàn bộ hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi
93
trồng thủy sản sẽ đƣợc nâng cấp, tuy nhiên các yếu tố biến đổi khí hậu vẫn chƣa đƣợc xét đến.
Hiện nay, mƣa và nhiệt độ là hai yếu tố khí hậu chính tác động tới nuôi trồng thủy sản. Ngƣ dân thƣờng canh tác trong 9 tháng mùa khô. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hiện tƣợng mƣa lớn bất thƣờng trong mùa khô đã gây thiệt hại đáng kể cho ngành thủy sản. Một trong những nguyên dân là do khi có lƣợng nƣớc ngọt lớn tràn vào hồ nuôi thì độ PH trong hồ bị giảm và dẫn đến sự sụt giảm về sản lƣợng nuôi trồng (ở phƣờng Nhơn Phú, mƣa lũ kéo dài từ ngày 29/10 đến ngày 4/11/2007 đã làm thiệt hại khoảng 10.5 tấn tôm, cá các loại).
Do trong mùa mƣa lũ các hoạt động canh tác không đƣợc triển khai nên sản lƣợng thủy sản không bị ảnh hƣởng. Tuy nhiên, khi mƣa lũ xảy ra với cƣờng độ lớn thì lại gây ra các thiệt hại về cơ sở hạ tầng thủy sản nhƣ phá hỏng các bờ đầm nuôi trồng thủy sản, gây tốn kém kinh phí để khôi phục lại. Ngoài ra, rất nhiều hộ dân tiến hành nuôi trồng thủy sản một cách tự phát, thiếu tổ chức (nhất là tại khu vực Cồn Chim - Đầm Thị Nại, Nhơn Bình, Nhơn Phú…) đã chuyển đổi hàng trăm ha đất bảo vệ, đất canh tác và rừng ngập mặn sang nuôi trồng thuỷ hải sản. Tại các khu vực này, cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng không bảo đảm, hầu nhƣ sử dụng kênh tiêu thoát nƣớc kết hợp. Do vậy, thiệt hại khi có mƣa lớn xảy ra thƣờng nặng nề vì việc kiểm soát chất lƣợng nƣớc trong ao nuôi và thoát nƣớc là rất khó. Thêm vào đó, việc thay đổi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian dài ảnh hƣởng rất lớn tới sản lƣợng nuôi trồng. Đối với tôm, nhiệt độ thích hợp để phát triển bình thƣờng là 27-300
C, khi nhiệt độ >350 C hoặc <200C kéo dài trong 2-3 ngày tôm sẽ bị chết.
Đến năm 2020, các vùng nuôi trồng tự phát tại khu vực ven đầm Thị Nại sẽ bị xóa bỏ nhƣng các vùng trong quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vẫn sẽ bị ảnh hƣởng bởi mƣa lớn và sự thay đổi bất thƣờng (nóng, lạnh) của thời tiết.
3.2.4.4. Đánh bắt hải sản
Thành phố Quy Nhơn có đầy đủ các nghề đánh cá đặc trƣng của Bình Định bao gồm: lƣới kéo, lƣới vây, lƣới rê, câu, mành, vó… Theo con số thống kê của Hiệp hội thủy sản tỉnh Bình Định, tính đến 31/1/2009 tổng số tầu thuyền của thành phố Quy Nhơn là 3509 chiếc, trong đó số lƣợng tàu thuyền công suất nhỏ dƣới 20CV là 2072 chiếc, chiếm 59% tổng số tầu thuyền cảu thành phố, số tàu thuyền có công suất 20-
94
50CV là 893 chiếc, chiếm 25,4%, số tàu thuyền có công suất từ 50-90CV là 459 chiếc, chiếm 13% còn lại là tầu thuyền công suất từ 90CV trở lên chiếm 2,5%
Số tàu thuyền công suất nhỏ dƣới 20CV chiếm số lƣợng lớn chủ yếu khai thác thủy sản ven bờ, số còn lại chủ yếu tham gia đánh bắt xa bờ. Đây là số lƣợng tàu thuyền dễ bị ảnh hƣởng khi xảy ra thiên tai, chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Theo quy hoạch của ngành thuỷ sản thành phố đến 2010, và định hƣớng 2020, số lƣợng tàu thuyền nhỏ dƣới 20CV và thuyền thủ công giảm dần và tăng cƣờng đóng mới các tàu có công suất trên 45CV, tuy nhiên đến nay số lƣợng tàu dƣới 20CV vẫn tăng và số tàu thuyền trên 45CV tăng không đáng kể. Trong điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 sẽ giảm loại thuyền đánh cá dƣới 30CV và thủ công, thay thế bằng tàu thuyền trên 45CV. Thực tế, khi thực hiện theo quy hoạch này,đã có rất nhiều khó khăn xảy ra ví dụ: Những hộ dân có tàu thuyền công suất nhỏ chiếm tỷ lệ lớn lại rơi vào những hộ dân nghèo, không có kinh phí đầu tƣ nâng cấp tầu thuyền lên công suất lớn. Chính quyền có chủ trƣơng hỗ trợ vay vốn để các hộ ngƣ dân này nâng cấp tầu thuyền của mình, tuy nhiên kinh phí hỗ trợ không đủ lớn để thay thế các thiết bị đồng bộ nâng cấp tầu thuyền, do vậy việc thay thế tầu thuyền công suất nhỏ bằng các tầu thuyền công suất lớn chƣa đƣợc thực hiện theo đúng quy hoạch. Vì vậy, trong tƣơng lai, để ứng phó và thích ứng với các thiên tai do BĐKH gây ra, các loại tầu thuyền có công suất nhỏ của thành phố là những đối tƣợng dễ bị tồn thƣơng, cần đƣợc quan tâm.
Về trang thiết bị phục vụ đánh bắt, ngành thủy sản đã cung cấp các thiết bị thông tin liên lạc khi đánh bắt xa bờ cho ngƣ dân, nhƣng họ đã không sử dụng do sợ lộ các thông tin về ngƣ trƣờng. Điều này đồng nghĩa với việc họ không nhận đƣợc thông tin về cảnh báo các cơn bão từ chính quyền địa phƣơng. Thêm vào đó, hiện nay thành phố vẫn còn thiếu các khu neo đậu an toàn cho tàu thuyền khi có bão xảy ra.
Trong các đợt bão lũ từ năm 2001 đến 2007, hàng trăm tàu thuyền không có nơi trú đậu và trên 40 tàu thuyền đánh cá bị hƣ hỏng nặng. Hiện vẫn còn khoảng 3.000 tàu thuyền của TP chƣa có nơi neo đậu an toàn. Do bị thiệt hại nặng nề trong sản xuất cho nên năm 2007, chính quyền TP đã phải tổ chức cứu trợ thiên tai và cứu trợ đỏ lửa Tết nguyên đán với số lƣợng gạo lên đến 170 tấn cho ngƣ dân ở đây.
Nguồn: Báo cáo tại hội thảo về BĐKH tại TP Quy Nhơn tháng 2/2009 của Hội chữ thập đỏ tỉnh Bình Định.
95
Theo bản quy hoạch của ngành đến năm 2020, một số dự án nâng cấp và phát triển sẽ đƣợc thực hiện, ví dụ nhƣ: xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo, tìm kiếm cứu nạn; nâng cấp mở rộng cảng cá Quy Nhơn, nạo vét khu neo đậu tránh bão Quy Nhơn; nâng cấp tàu cá, đóng mới đội tàu dịch vụ; và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác. Tuy vậy, bản quy hoạch vẫn chƣa chỉ ra đƣợc sự cân đối giữa nhu cầu thực tế của ngành và khả năng đáp ứng của các dự án.
Trong số các thiên tai, bão là hiểm họa chính đối với ngành khai thác hải sản. Trong tƣơng lai, dƣới tác động của biến đổi khí hậu, các cơn bão lớn có thể sẽ xảy ra nhiều hơn, khó dự báo hơn. Vì thế, nếu tập quán khai thác không đƣợc thay đổi (ngƣ dân không sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc khi ra khơi), các khu neo đậu không bảo đảm về quy mô và độ an toàn, các tàu thuyền nhỏ và thô sơ vẫn sử dụng cho đánh