Tổ chức ứng phó khi xảy ra thảm họa thiên tai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm bước đầu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 108)

e. Phƣơng pháp mô hình hóa

3.3.3.Tổ chức ứng phó khi xảy ra thảm họa thiên tai

Để ứng phó với thảm họa thiên tai, hàng năm thành phố Quy Nhơn bám sát chƣơng trình kế hoạch hành động thực hiện Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ công tác PCLB và TKCN của tỉnh, để xây dựng và thực hiện phƣơng án, kế hoạch phù hợp với đặc thù riêng của mình. Trong đó đặc biệt chú trọng các nhiệm vụ:

Công tác tu bổ, sửa chữa, nâng cấp kể cả các biện pháp gia cố tạm để hạn

chế thiệt hại về đê điều:

Sau mỗi mùa mƣa lũ hàng trăm mét đê điều (đê sông, đê biển), bờ sông, bờ biển của thành phố bị vỡ và sạt lở nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tính mạng, tài sản của nhân dân, nhất là các hộ nghèo sống ven đê. Hàng năm, thành phố cần đầu tƣ sửa chữa nâng cấp, nâng cao mức an toàn của đê điều (hiện nay mới chỉ bảo đảm chống chịu bão cấp 9). Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn nên mới chỉ khắc phục các điểm bị vỡ, việc nâng cấp xây dựng đến nay vẫn còn rất chậm.

Đảm bảo an toàn dân cư:

Toàn thành phố có 2140 hộ/8561 khẩu thuộc thuộc 71 thôn, khu vực/17 xã, phƣờng nằm trong vùng thiên tai, trong các căn nhà tạm, đơn sơ trong đó có nhiều

110

nhiều khu dân cƣ nằm ngay sát mép biển, ven núi rất nguy hiểm... cần phải tái định cƣ. Mặc dù Thành phố đã có một số dự án tái định cƣ nhƣng hiện nay tốc độ khá chậm, hoặc một số không thực hiện đƣợc do hạn chế về nguồn lực tài chính. Trong tƣơng lai, khi thành phố đƣợc mở rộng, các vùng nguy hiểm do bão lũ nhiều hơn (nhất là vùng 4 xã phía Đông huyện Tuy Phƣớc) thành phố cũng chƣa có kế hoạch tái định cƣ, hoặc sơ tán khi xẩy ra thiên tai, bão, lụt.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền:

Thành phố hiện có 2.683 tàu thuyền với hàng chục nghìn ngƣ dân làm nghề đánh bắt thủy sản trên các vùng biển. Đa số tàu thuyền là tàu gỗ nhỏ đã sử dụng nhiều năm, máy móc, thiết bị thiếu và lạc hậu, thậm chí chƣa đƣợc trang bị máy thông tin, liên lạc, vì vậy khả năng hoạt động và chịu đựng sóng gió của tàu thuyền rất yếu; Bên cạnh đó, năng lực, nhận thức của ngƣ dân về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu còn hạn chế và chƣa đƣợc thƣờng xuyên cập nhật; Các bến bãi neo đậu: Vũng Hàm tử, Hồ sinh thái Đống Đa, Vùng đông nam Nhơn Hội, khu vực Hà Thanh chƣa đủ điều kiện để tàu thuyền ra vào, neo đậu an toàn. Hiện nay thành phố đã có kế hoạch nâng cấp các tàu thuyền và xây dựng, củng cố cho các khu neo đậu an toàn nhƣng tiến độ triển khai rất chậm.

Chi viện cho các địa phương

Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, thành phố Quy Nhơn còn có nhiệm vụ tập kết nguồn lực để chi viện cho các địa phƣơng, vùng thiên tai trong mọi lĩnh vực theo sự chỉ đạo của tỉnh. Tuy nhiên, do bản thân thành phố đã khó khăn trong việc ứng phó với thiên tai nên sự chi viện này mới chỉ mang tính chất thủ tục chƣa thực sự rõ vai trò nhiệm vụ đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm bước đầu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 108)