e. Phƣơng pháp mô hình hóa
3.3.2. Cơ sở hạ tầng/ thiết bị phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó vớ
- Chƣa có chính sách bảo hiểm rủi ro thiên tai để chia sẻ các rủi ro khi có thiên tai giúp ngƣời dân vƣợt qua các mất mát, thiệt hại khi có thiên tai xảy ra.
- Những ngƣời nhập cƣ không hợp pháp hiện nay thuộc đối tƣợng rất dễ bị tổn thƣơng. Tuy nhiên, hầu hết họ không đƣợc hƣởng các chính sách quan tâm (nhƣ bảo hiểm y tế, chế độ nhà ở...).
3.3.2. Cơ sở hạ tầng/ thiết bị phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH BĐKH
3.3.2.1. Cơ sở hạ tầng
Các công trình phòng chống, giảm nhẹ thiên tai: trên địa bàn TP. Quy Nhơn hiện có 10,9 km đê sông, 11,59 km đê biển, trong đó 25-35% tƣơng đối hoàn chỉnh, số còn lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố. Vì vậy, thành phố cần đầu tƣ sửa chữa, nâng cấp nhằm bảo đảm sự an toàn của đê điều. Tuy nhiên, tốc độ xây dựng đến nay rất chậm;
Thành phố hiện đang lập các dự án đầu tƣ xây dựng hệ thống thuỷ lợi, điện nƣớc cho các vùng nuôi tôm lớn nhƣ Nhơn Bình, Nhơn Hội, Đống Đa, các dự án nâng cấp các hồ chứa, trạm bơm, đập dâng trong thành phố và trên đầu nguồn, tuy nhiên kinh phí vẫn chƣa đƣợc đáp ứng và các dự án vẫn chƣa xét đến các yếu tố
108
BĐKH. Việc lập quy hoạch cho các dự án này nên bao gồm cả nghiên cứu về sự gia tăng rủi ro do lũ lụt, hạn hán, nƣớc dâng do mƣa bão trong việc thiết kế hệ thống;
Hiện tại thành phố Quy Nhơn đang triển khai dự án vệ sinh môi trƣờng bao gồm cả hợp phần về cải tạo lại toàn bộ hệ thống tiêu thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải thành phố. Dự kiến, khi dự án hoàn thành vào năm 2013, sẽ giải quyết cơ bản đƣợc tình trạng ngập lụt và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trƣờng của thành phố đến năm 2020. Sau thời gian này sẽ có thể tái ngập có thể do mực nƣớc biển dâng và cƣờng độ mƣa vƣợt quá thiết kế;
Các tuyến giao thông kể cả trong nội đô và ngoại đô đang và sẽ đƣợc nâng cấp hoặc làm mới. Tuy nhiên, các yếu tố BĐKH vẫn chƣa đƣợc lồng ghép trong các kế hoạch phát triển giao thông này. Vì vậy, khả năng chống chọi với thiên tai do BĐKH gây ra của hệ thống giao thông trong tƣơng lai sẽ rất hạn chế, nhất là ở khu vực 4 xã phía Đông huyện Tuy Phƣớc sẽ sáp nhập về thành phố (Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn, Phƣớc Hòa, Phƣớc Thắng), phƣờng Nhơn Bình và tuyến đƣờng ven biển. Các tuyến nội đô, do có hệ thống thoát nƣớc đƣợc nâng cấp sẽ tránh đƣợc hiện tƣợng ngập lụt trừ đoạn đƣờng Hùng Vƣơng gần cầu Hà Thanh.
Hệ thống điện: Chiến lƣợc phát triển ngành điện cho TP Quy Nhơn đến năm 2020 vẫn chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp hoàn chỉnh để ứng phó với tác động của BĐKH, ví dụ nhƣ: chƣa ngầm hóa hệ thống điện để tránh mƣa bão, chƣa tính toán cân bằng giữa cấp điện và tiêu thụ điện trong những điều kiện nắng nóng kéo dài cũng nhƣ nâng cấp hệ thống đƣờng dây để chống chọi với nhu cầu điện tăng đột biến và kéo dài khi nắng nóng.
3.3.2.2. Thiết bị
Thành phố đã triển khai một dự án 1,7 tỷ đồng để trang bị bộ đàm cho ngƣ dân đánh bắt cá ngoài khơi. Tuy nhiên, khi ngƣ dân ra khơi thì họ lại tắt và không sử dụng các thiết bị này. Do đó, trong các trƣờng hợp khẩn cấp rất khó khăn cho công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn của các cơ quan chức năng. Sở dĩ có vấn đề này là do thiếu sự tham vấn đối với nhóm ngƣời hƣởng lợi trong thiết kế và quản lý hệ thống cảnh báo bão và sự lựa chọn thiết bị không phù hợp.
109
Hệ thống dự báo, cảnh báo sớm: công tác dự báo mƣa, bão đã đƣợc cập nhật thƣờng xuyên bởi Trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ TV, radio. Ngoài ra, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Trung ƣơng cũng gửi công điện khẩn xuống địa phƣơng để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ ứng phó. Tuy nhiên, tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng vẫn chƣa có hệ thống cảnh báo lũ. Thêm vào đó, do các ngƣ dân không sử dụng bộ đàm đƣợc cấp phát nên các rủi ro khi có bão lũ xảy ra vẫn là rất lớn.
Về cấp nƣớc, thành phố hiện có đội xe chở nƣớc sạch cấp cho các vùng ảnh hƣởng khi xảy ra thiếu nƣớc trong mùa hạn. Tuy nhiên, khả năng của đội xe vẫn chƣa đƣợc đáp ứng nhu cầu phủ khắp, kịp thời của thành phố, nhất là các vùng ven đô.
Ngoài ra, thành phố hiện vẫn thiếu các phƣơng tiện cứu hộ, cứu nạn khi có bão lũ xảy ra.