e. Phƣơng pháp mô hình hóa
3.4.3. Cơ chế giám sát, đánh giá
Các khu vực cần giám sát, đánh giá nhƣ bảng sau:
Bảng 3.9. Các khu vực và các chỉ tiêu giám sát, đánh giá
TT Khu vực Chỉ tiêu giám sát
1
Các xã, phƣờng ven đầm Thị Nại gồm các phƣờng của thành phố qui nhơn hiện tại: Nhơn Bình, Trần Phú, Đống Đa, Hải Cảng, Nhơn Hội và 4 xã của huyện Tuy Phƣớc dự kiến sẽ sáp nhập vào thành phố: Phƣớc Thắng, Phƣớc Hòa, Phƣơc Sơn, Phƣớc Thuận
- Ngập lụt
- Hạn hán
- Xâm nhập mặn
2
Các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu, Nhơn Hội, các phƣờng Trần Phú, Hải Cảng, Ghềnh Ráng.
- Xói lở
- Xâm nhập mặn
- Triều cƣờng nƣớc dâng
3 Các xã Nhơn Bình, Nhơn Lý, Nhơn Hội - Các hoạt động đánh bắt thủy sản
4 Các xã, phƣờng: Phƣớc Mỹ, Ghềnh Ráng, Trần Quang Diệu, Nhơn Hải, Nhơn Châu
- Cháy rừng do nhiệt độ tăng và hạn hán kéo dài
Biến đổi khí hậu đã tác động rất lớn đến thành phố Quy Nhơn và sẽ là mối hiểm họa trong tƣơng lai, đòi hỏi thành phố cần có kế hoạch/chƣơng trình hành động thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch cần tổ chức giám sát, đánh giá. Quá trình này sẽ giúp cải thiện hiệu quả thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu của thành phố thông qua việc đánh giá, cập nhật và điều chỉnh các nội dung trong quá trình thực hiện các dự án. Giám sát và đánh giá trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu cần đƣợc thực hiện ở các khía cạnh sau:
118
- Quá trình lập kế hoạch thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho toàn thành phố và từng khu vực;
- Thực hiện kế hoạch thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; - Các biện pháp giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu;
- Tham gia của cộng đồng: Sự tham gia của ngƣời dân trong lập và thực hiện kế hoạch/chƣơng trình hành động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu;
Cần sử dụng các cơ quan tƣ vấn chuyên môn để giám sát từng hạng mục của kế hoạch và các khu vực cụ thể. Các nguyên tắc cơ bản của chƣơng trình giám sát bao gồm:
- Bắt đầu sớm ngay khi thực hiện lập kế hoạch, quy hoạc các dự án; - Giám sát ở các khu vực đối chứng cũng nhƣ khu vực hƣởng lợi (các hộ trọng điểm);
119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong khuôn khổ luận văn khóa học, đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của các thầy, cô và sự giúp đơn của đơn vị đào tạo, học viên đã thực hiện đƣợc các mục tiêu đã đặt ra từ đầu đối với đề tài Thạc sĩ này là:
1) Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và biến đổi khí hậu của thành phố Quy Nhơn.
2) Đánh giá tác động của các kịch bản biến đổi khí hậu tới các vùng, lĩnh vực và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố Quy Nhơn.
3) Đề xuất các định hƣớng ứng phó với biến đổi khí hậu cho thành phố Quy Nhơn.
4) Học tập phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu để tiến hành một đề tài nghiên cứu.
Những nhiệm vụ cụ thể sau đã đƣợc thực hiện:
- Tổng quan đƣợc các phƣơng pháp, cơ sở khoa học; lựa chọn đƣợc phƣơng pháp và đề xuất sơ bộ đƣợc quy trình nhằm đánh giá đƣợc phạm vi và mức độ của xu thế BĐKH trên phạm vi khu vực nghiên cứu.
- Tổng quan các phƣơng pháp, cơ sở khoa học của việc đánh giá nguy cơ, mức độ tác động của BĐKH đến các yếu tố: kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trƣờng đặc thù của khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu xây dựng và đề xuất các chƣơng trình, biện pháp và chính sách ứng phó với BĐKH ở Thành phố Quy Nhơn.
Dođây là một báo cáo nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ của một Luận văn Thạc sĩ khoa học, ngoài mục tiêu chính là học hỏi kinh nghiệm và thử nghiệm áp dụng những kiến thức lý thuyết thu hoạch đƣợc vào thực tế trong một lĩnh vực mới là biến đổi khí hậu, Học viên mới chỉ đƣa ra một số kết luận ban đầu về những kết quả nghiên cứu của mình và các đồng nghiệp nhƣ sau:
1. Trong tƣơng lai, khi thành phố Quy Nhơn trở thành thành phố cấp I và dƣới tác động của BĐKH theo nhƣ kịch bản IMHEN tính toán, các thiên tai chính sau đây sẽ trở thành mối hiểm họa cho thành phố:
120
+ Bão gây ra các tác động thứ cấp gồm: xói lở bờ biển; gió kết hợp mƣa lớn gây ngập lụt, lũ quét; và ô nhiễm môi trƣờng sau bão.
+ Mƣa lớn gây các tác động thứ cấp gồm: xói, sạt lở bờ biển; ngập lụt. + Triều cƣờng gây ngập lụt;
+ Xâm nhập mặn;
+ Nhiệt độ tăng, kéo dài; và + Hạn hán.
2. Hầu hết các vùng trong thành phố sẽ bị ảnh hƣởng bởi một hoặc nhiều trong số các dạng thiên tai trên đặc biệt đánh giá một số một số vùng sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng/dễ bị tổn thƣơng nhất.
Đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng bao gồm các hộ nghèo: nông dân, ngƣ dân, các hộ dân ven biển và ven đầm Thị Nại sử dụng nƣớc giếng khoan để sinh hoạt, các hộ nuôi trồng thủy sản, hộ dân có đất rừng và đặc biệt là nhóm ngƣời di dân tự do, nhập cƣ không hợp pháp từ nông thôn ra thành phố làm thuê.
Các ngành dễ bị tác động nhất do BĐKH gồm: nông nghiệp, ngƣ nghiệp (cả nuôi trồng và đánh bắt), lâm nghiệp, giao thông, thủy lợi, du lịch, cấp nƣớc, điện.
Hiện nay, thành phố đã có đƣợc cơ cấu tổ chức, trang thiết bị cho việc phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, vẫn chƣa đáp ứng đƣợc với nhu cầu hiện tại. Trong tƣơng lai, khi các các thảm họa do BĐKH gây ra với cƣờng độ lớn hơn, tần suất cao hơn, thành phố Quy Nhơn cần: (i) đầu tƣ xây dựng các hệ thống cảnh báo, dự báo, hệ thống thông tin, các trang thiết bị ứng phó, cứu nạn…; (ii) Tập huấn, tuyên truyền nâng cao năng lực, nhận thức về BĐKH và tác động của nó để đƣa ra các biện pháp thích ứng phù hợp không những cho các cán bộ chuyên ngành mà cho toàn thể các tổ chức chính quyền, đoàn thể và từng ngƣời dân; (iii) tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân, đặc biệt là phụ nữ vào các hoạt động quy hoạch, tái định cƣ, lập kế hoạch, xây dựng các biện pháp thích ứng, ứng phó với tác động của thiên tai và BĐKH; (iv) tăng cƣờng các hoạt động nghiên cứu chuyên môn để trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp quy hoạch, xây dựng kế hoạch nhằm thích ứng với điều kiện BĐKH.
121
thành phố Quy Nhơn đƣợc đề xuất trong tƣơng lai gần nhƣ sau:
(i) Nghiên cứu sâu đối với vùng các xã phía Đông huyện Tuy Phƣớc về tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH và các hƣớng dẫn lập kế hoạch phát triển đô thị, xây dựng, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp;
(ii) Xây dựng các hƣớng dẫn và thủ tục mới cho quá trình tái định cƣ; (iii) Hỗ trợ thay đổi sinh kế cho các hộ gia đình đánh bắt hải sản dễ bị tổn thƣơng do BĐKH;
(iv) Cải thiện năng lực, tổ chức và thiết bị cho Ủy ban Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn;
(v) Chƣơng trình nâng cao nhận thức, các chỉ dẫn, biển cảnh báo cho cộng đồng có nguy cơ dễ bị lũ lụt; (vi)Đầu tƣ nghiên cứu thiết kế, sửa chữa và nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển để không chỉ làm vững chắc mà còn bảo đảm an toàn trong điều kiện cực đoan trong tƣơng lai.
2. Kiến nghị
Sau khi thực hiện nghiên cứu khóa luận, học viên đã ghi nhận một số khó khăn, tồn tại trong các kết quả của mình, từ đó xin kiến nghị nhƣ sau:
- Do hạn chế về thời gian và công cụ, lực lƣợng nghiên cứu nên tạm thời các kịch bản BĐKH cho thành phố Quy Nhơn đƣợc xây dựng bằng phƣơng pháp hàm tƣơng quan, chi tiết hóa từ các kịch bản BĐKH của các vùng khí hậu; hơn nữa, các thông số BĐKH mới chỉ là các giá trị trung bình năm (nhiệt độ trung bình năm, lƣợng mƣa trung bình năm, nƣớc biển trung bình), do đó các kết quả chƣa thực sự thuyết phục và hữu ích cho công tác đánh giá tác động của BĐKH đến phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Trong các nghiên cứu tiếp theo, cần đầu tƣ xây dựng các kịch bản chi tiết cho quy mô cấp tỉnh, với các thông số cực trị, phân bố theo không gian, thời gian (ví dụ: nhiệt độ cao nhất/thấp nhất trong từng tháng/năm, lƣợng mƣa cao nhất/thấp nhất trong từng tháng/năm, v.v.)
- Việc đánh giá tác động của BĐKH đến các khu vực/ngành của thành phố Quy Nhơn còn mang nhiều định tính. Cần tiến hành các nghiên cứu cụ thể hơn, chi tiết hơn, từ đó sẽ có cơ sở để đề xuất các hành động cụ thể ứng phó với BĐKH.
- Một khó khăn rất khó khắc phục mà Học viên ghi nhận đƣợc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn này, đó là vấn đề về thiếu
122
số liệu, tài liệu. Mặc dù đã có thuận lợi đƣợc tham gia vào các nghiên cứu thực tế của trung tâm tƣ vấn Khí tƣợng Thủy văn và môi trƣờng, nhƣng trong thực tế, nhiều số liệu hiện có vẫn không đủ chất lƣợng để đảm bảo những kết quả nghiên cứu chính xác, ví dụ nhƣ: bản đồ địa hình của khu vực, các số liệu quan trắc mực nƣớc biển, những số liệu kinh tế - xã hội, v.v. Với mong muốn khắc phục đƣợc vấn đề này, hƣớng tới áp dụng đƣợc các kết quả khoa học phục vụ sự phát triển bền vững của đất nƣớc nói chung, của thành phố Quy Nhơn nói riêng, Học viên kiến nghị có sự đầu tƣ tổng thể và hiệu quả trong công tác điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Tài nguyên môi trƣờng và có đƣợc cơ chế chia sẻ số liệu/tài liệu./.
123 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
Tài liệu tiếng Việt
1. Báo cáo dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2004-2010.
2. Báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc Quy hoạch tổng thể PT-XH tỉnh Bình Định đến 2010 tầm nhìn 2020.
3. Báo cáo hiện trạng và phƣơng hƣớng PT kinh tế XH tỉnh Bình Định (trong BC Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định).
4. Bộ TN&MT và Chƣơng trình SEMLA (Nguyễn Đức Ngữ và Trƣơng Quang Học biên soạn), 2009. Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trƣờng vùng ven biển. Hà Nội, 115tr.
5. Chƣơng trình, Kế hoạch hành động thực hiện chiến lƣợc quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Bình Định, 12/2008.
6. Ctc (Challenge to Change), Báo cáo: “Đánh giá hiểm họa và TTDBTT cho thành phố Quy Nhơn”.
7. Dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2007- 2010 và định hƣớng 2020.
8. Đề án Phát triển kinh tế thủy sản thành phố Quy Nhơn đến năm 2010 (T10/2001).
9. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
10.Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trƣờng Việt Nam ( Trƣơng Quang Học và Nguyễn Đức Ngữ biên soạn), 2009. Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu. Nhà xuất bản KH&KT, Hà Nội, 154tr.
11.Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên). Biến đổi khí hậu. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 338 tr.
12.Liên đoàn Địa chất Thủy văn – ĐCT Miền Trung (6/2007), Hội thảo khoa học: “Xây dựng cơ sở dữ liệu, đánh giá lại tài nguyên nƣớc ngầm phục vụ quản lý khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định”.
13.Phƣơng án phòng chống lụt bão, & TKCN, giảm nhẹ thiên tai năm 2008 trên địa bàn thành phố Quy Nhơn của UBND thành phố.
14.Quyết định về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định năm 2009, 4/2009.
15.Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, “BC tổng hợp KQ sản xuất Nông, Lâm, thủy sản năm 2006-2007-2008 và dự kiến KH năm 2009”.
124
16.Trung tâm Tƣ vấn khí tƣợng thủy văn và môi trƣờng (5/2009), Báo cáo: “Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng đối với các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn và Cần Thơ”.
17.Trung tâm Tƣ vấn khí tƣợng thủy văn và môi trƣờng (5/2009), Báo cáo: “Xây dựng kịch bản thủy văn lƣu vực sông Kon – sông Hà Thanh”.
18.Trƣơng Quang Học (chủ biên), 2010. Tài liệu đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, 320 tr.
19.UBND tỉnh Bình Định (4/2009), “Chỉ thị số 03/CT-CTUBND UBND tỉnh Bình Định về công tác phòng tránh thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2009”.
20.UBND thành phố Quy Nhơn (11/2007), Báo cáo “thiệt hại do lũ lụt thời gian từ tháng 9 đến 25/11/2007”.
21.UBND thành phố Quy Nhơn (2007, 2008), Báo cáo tổng kết từng đợt thiên tai năm 2007-2008.
22.Viện Nƣớc, Tƣới tiêu và Môi trƣờng (12/2008), “Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu tại Bình Định”.
23.Viện NISTPASS, CtC, Viện Nƣớc tƣới tiêu và Môi trƣờng, Quỹ Rockefeller, ISET (3/2009), Dự án “Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng và tác động của biến đổi khí hậu tại các thành phố Châu Á – Hợp phần tại Việt Nam”.
Tài liệu tiếng Anh
24.IPCC, 2007. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability. Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge University Press, Cambridge, UK, 976 papes.
25.Ministry of Natural Resources and Environment, 2009. Climate Change, Sea level rise scenarios for Vietnam. Hanoi, 33 pages.
26.Truong Quang Hoc, 2008. Linkage between biodiversity and climate change in Vietnam. Proceedings, the 2nd Vietnam- Japan Symposium on Climate Change and the Sustainability, 11-2008. Vietnam. National University Press. Hanoi: 53-58 p.
27.Truong Quang Hoc and Tran Hong Thai, 2008. Climate Change and Sustainable Development in Vietnam: Climate Change Impacts on Nature and Society Life. Proceedings, The 2nd Vietnam- Japan Symposium on Climate Change and the Sustainability, 11-2008. Vietnam. National University Press. Hanoi: 19-26 p.