Thuyết minh quy trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất trà túi lọc từ Măng tây, Cỏ ngọt và Lá dứa thơm (Trang 39)

2.2.3.1 Công đoạn xử lý  Mục đích

Lựa chọn nguyên liệu đạt yêu cầu về chất lượng, phù hợp với quá trình chế biến.

Loại bỏ những nguyên liệu hư hỏng dập nát, không đạt yêu cầu.  Tiến hành

Chọn nguyên liệu còn tươi, không quá non hay quá già. Loại bỏ những phần không sử dụng, dập nát, hư hỏng, sâu bọ…

2.2.3.2 Công đoạn rửa  Mục đích

Làm sạch nguyên liệu, loại bỏ chất bẩn, vi sinh vật, côn trùng bám trên bề mặt nguyên liệu.

 Tiến hành

Rửa sạch nguyên liệu nhiều lần bằng nước máy rồi vớt ra để ráo. 2.2.3.3 Công đoạn cắt khúc

 Mục đích

Làm đồng đều kích thước nguyên liệu, tạo điều kiện cho các quá trình chần, sấy được nhanh hơn.

 Tiến hành

Dùng dao cắt nhỏ nguyên liệu sau khi đã rửa sạch thành từng đoạn dài 2 - 3cm

đối với Măng tây, 5 - 7cm đối với Lá dứa thơm. Quá trình cắt nguyên liệu không

được làm dập nát ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này. 2.2.3.4 Công đoạn chần

 Mục đích

Ức chế các enzyme oxy hóa khử, ngăn quá trình biến màu thâm đen của nguyên liệu.

Giảm mùi hăng trong măng tây.

Làm mềm cấu trúc, tăng sự khuếch tán ẩm trong quá trình sấy làm giảm thời gian sấy.

Cố định màu, làm cho Măng tây có màu sáng hơn.

Tiêu diệt một phần vi sinh vật đặc biệt là vi sinh vật kém chịu nhiệt bám trên bề mặt nguyên liệu giúp cho Măng tây ít bị biến đổi trong quá trình chế biến.

 Tiến hành

Tiến hành đun nước đến nhiệt độ sôi rồi cho Măng tây đã cắt khúc vào chần từ 10 - 50 giây sau đó vớt nguyên liệu ra để ráo.

2.2.3.5 Công đoạn sấy  Mục đích

Giảm hàm lượng ẩm trong nguyên liệu đến độ ẩm bảo quản.  Tiến hành

Rải đều nguyên liệu lên khay, cho vào máy sấy sau đó vận hành máy sấy cài đặt theo chế độ nhất định rồi sấy nguyên liệu cho đến khi đạt yêu cầu chế biến.

Hình 2.5: Hình ảnh thiết bị sấy 2.2.3.6 Công đoạn nghiền nhỏ

 Mục đích

Làm nhỏ kích thước nguyên liệu để tạo điều kiện cho các quá trình phối trộn, sao rang. Phá vỡ tế bào nguyên liệu để tạo điều kiện cho quá trình trích ly các chất tan khi pha nước trà.

 Tiến hành

Cài đặt máy nghiền theo kích thước lỗ sàng 1*1mm đối với Cỏ ngọt, Lá dứa thơm, 2*2mm đối với Măng tây rồi cho nguyên liệu vào và tiến hành nghiền cho đến khi đạt yêu cầu.

Hình 2.6: Hình ảnh máy nghiền cắt 2.2.3.7 Công đoạn sao

 Mục đích

Làm giảm hàm ẩm của sản phẩm sau khi phối hương để tăng thời gian bảo quản sản phẩm trà.

Tăng mùi thơm đặc trưng và tạo màu vàng đẹp cho sản phẩm trà.  Tiến hành

Măng tây sau khi nghiền tiến hành sao khô ở nhiệt độ thích hợp trong thời gian ngắn. Trong quá trình sao cần khuấy đảo đều nguyên liệu để trà đồng đều về chất lượng, không bị cháy khét và có mùi khó chịu.

2.2.3.8 Công đoạn phối trộn  Mục đích

Nhằm chọn ra tỷ lệ nguyên liệu Măng tây, Cỏ ngọt và Lá dứa thơm thích hợp, tạo cho sản phẩm hài hòa về màu sắc, mùi vị.

 Tiến hành

Tiến hành cân khối lượng các nguyên liệu Măng tây, Cỏ ngọt và Lá dứa thơm theo tỉ lệ thích hợp rồi đảo đều, làm đồng đều các nguyên liệu.

2.2.3.9 Công đoạn đóng gói  Mục đích

Hoàn thiện sản phẩm trà.

Bảo vệ sản phẩm khỏi những tác nhân bên ngoài, duy trì chất lượng sản phẩm.  Tiến hành

Cho trà vào túi giấy lọc đã chuẩn bị sẵn với khối lượng 2g/túi, sau đó hàn mí túi trà lại cẩn thận và cho vào bao bì PE.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất trà túi lọc từ Măng tây, Cỏ ngọt và Lá dứa thơm (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)