- Hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV là những mặt hàng có hàm lượng
CỦA CÔNG TY VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
3.3.4. Quan hệ hợp tác quốc tế
Giai đoạn hiện nay, trong quá trình hội nhập và phát triển thì công tác xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế luôn được Việt Nam đặt lên hàng đầu. Việt Nam đã tham gia các đoàn đàm phán về kinh tế - thương mại, các Uỷ ban song phương và đa phương về hợp tác kinh tế, các tổ chức kinh tế quốc tế như: Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN, Phối hợp với Ban Thư ký Quốc tế ASEAN BAC tổ chức giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN. Tuy nhiên việc mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài chưa thật sự được đầu tư kỹ lưỡng, các cơ quan chức năng nên tổ chức nhiều Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam với các thị trường trọng điểm như: Diễn dàn doanh nghiệp Việt Nam - Châu Phi, Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - EU, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam – Hoa Kỳ; Việt Nam – Nam Phi...
Nhà nước nên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra nhà nước có thể thực hiện các biện pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế xã hội, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp theo hướng đồng bộ hơn.Ngoài ra, ta cần tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo tình hình khu vực và thế giới, kịp thời đưa ra các chính sách thích hợp khi có sự thay đổi về quan hệ hợp tác quốc tế và nền kinh tế thế giới. Mặt khác, Nhà nước nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận với các thể chế kinh tế mới, tiếp cận nhiều hơn nữa các thông tin về tình hình kinh tế thế giới, những
giải pháp phòng tránh từ biến động của nền kinh tế thế giới.Nhà nước cần đã chủ động tổ chức đón đoàn DN nước ngoài sang Việt Nam khảo sát thị trường và tổ chức đoàn Việt Nam ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư. tham dự các hội nghị quốc tế, khảo sát thị trường, tham dự hội chợ triển lãm. Các cơ quan ban ngành trực thuộc nên tích cực tổ chức các diễn đàn song phương giữa doanh nghiệp; hội thảo giới thiệu thị trường và cơ hội kinh doanh; cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp trong và ngoài nước về một số thị trường cụ thể; xuất bản ấn phẩm về xuất khẩu, kinh doanh với các thị trường trọng điểm; tổ chức đào tạo về xúc tiến thương mại hay chương trình giao lưu văn hóa nhằm tăng cường hiểu biết giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và thế giới…Qua các diễn đàn, hội thảo thường niên thì sẽ góp phần tạo ra những động lực mới, sang kiến mới để giúp doanh nghiệp Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, và đóng góp vào sự phát triển chung của Việt Nam.
KẾT LUẬN
Quá trình Công nghiệp hóa-hiện đại hóa đang diễn ra tại nước ta hiện nay góp phần hiện đại hóa cơ sở cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ cấu kinh tế trở nên hợp lý hơn, quan hệ sản xuất thương mại phù hợp với sự phát triển sản xuất, nguồn lực con người được phát huy, mức sống vật chất tinh thần được nâng cao, góp phần xây dựng xã hội công bằng, văn minh, dân giàu, nước mạnh,Hơn thế nữa,quá trình Công nghiệp hóa-hiện đại hóa tạo điều kiện mở cửa cho các thành phần kinh tế phát huy được thế mạnh của mình, giúp cho các doanh nghiệp có được thuận lợi trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, đặc biệt hơn, việc nhập khẩu hệ thống thiết bị máy móc tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, lắp ráp và quản lý doanh nghiệp phục vụ nền kinh tế trong nước và bổ sung các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế hàng hoá mà nếu sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy sản xuất, tạo đầu vào cho hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài.
Thông qua chuyên đề thực tập của mình, em đã cố gắng khai thác những khía cạnh khác nhau về thực tế hoạt động tại chi nhánh Hà Nội của công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh thương mại, cụ thể là hoạt động nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV. Phân tích và nêu ra những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế trong hoạt động nhập khẩu của chi nhánh. Đồng thời, chuyên đề cũng đã nêu ra những vấn đề bức thiết hiện nay tại công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật, chỉ ra những điểm còn thiếu sót trong quản lý quá trình thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Từ đó bài viết đã đề ra những phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.
Thông qua chuyên đề thực tập này này, em hy vọng có thể đóng góp một phần vào việc thúc đẩy hoạt động nhập khẩu và cải thiết kết quả kinh doanh của công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật trong thời gian tới. Mặc dù vậy, do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tế, bài viết của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS.Nguyễn Thị Liên Hương và các cán bộ công nhân viên trong công ty đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.