- Hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV là những mặt hàng có hàm lượng
THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU HỆ THỐNG THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH CCTV CỦA CÔNG TY TNHH
2.3.2. Thị trường nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTVcủa công ty
ứng nhu cầu của nhóm khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước về một hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV có chứa camera hỗ trợ khả năng quay quét, phóng to thu nhỏ để dễ dàng phát hiện đối tượng di chuyển trong khu vực hoạt động của hệ thống. Các khách hàng có thể dễ dàng vận hành hệ thống thiết bị này do nguyên lý làm việc đơn giản và tính năng vượt trội. Hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV chứa camera hồng ngoại chuyên sử dụng trong các tòa nhà cao tầng, hệ thống ngân hàng là một trong số những mặt hàng nhập khẩu của công ty với số lượng nhập khẩu tương đối thấp, chiếm khoảng 1/5 trong tổng số lượng hàng nhập khẩu của công ty từ năm 2010-2012. Tuy nhiên số lượng nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV chứa camera hồng ngoại có chiều hướng tăng dần, từ mức 348 chiếc (năm 2010) lên tới 410 chiếc (năm 2012) nhằm đảm bảo nhu cầu ngày một nhiều của khách hàng.
Mặt khác, hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV chứa camera màu là mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng số các mặt hàng mà công ty nhập khẩu và có xu hướng giảm dần số lượng nhập khẩu trong giai đoạn 2010- 2012. Do hệ thống thiết bị này có chất lượng hình ảnh được truyền tải tương đối thấp, Camera chỉ quan sát trong phạm vi hẹp nên đáp ứng được nhu cầu của nhóm khách hàng về một hệ thống giám sát đơn giản được lắp đặt tại các bãi đỗ xe, hành lang hay thang máy. Mặt hàng trên chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng số mặt hàng nhập khẩu (khoảng 1/20) .Số lượng nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV chứa camera màu giảm liên tiếp trong ba năm, tính đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 115 chiếc so với số lượng nhập khẩu là 124 chiếc vào năm 2010.
2.3.2. Thị trường nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTVcủacông ty công ty
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV theo thị trường
(Đơn vị tính: USD) Năm 2010 2011 2012 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Nhật Bản 935.065 56,5 937.467 63,1 853.109 64,3 Hoa Kỳ 372.271 22,5 211.242 14,2 144.263 10,9 Hàn Quốc 192.651 11,6 128.579 8,6 172.651 13,0 Đài Loan 32.872 2 56.438 3,8 32.872 2,5 Thị trường khác 122.915 7,4 152.751 10,3 123.915 9,3 Tổng Kim ngạch nhập khẩu 1.655.774 100 1.486.477 100 1.326.810 100
(Nguồn: Phòng Xuất-Nhập khẩu)
Hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV là mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, do đó nó được sản xuất chủ yếu tại các quốc gia có trình độ khoa học phát triển hàng đầu trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước trong khối EU cũng như tại các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan. Hiện tại Việt Nam không có khả năng sản xuất mặt hàng trên nên nguồn đầu vào chủ yếu là thông qua nhập khẩu từ thị trường quốc tế. Không nằm ngoài xu hướng này, công ty TNHH Phát triển công nghệ và kỹ thuật AT đã xây dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài với các đối tác thuộc các nước như trên. Tính riêng giai đoạn 2010-2012, thị trường nhập khẩu chính là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan và một số nước khác.
• Thị trường Nhật Bản: Trong những năm qua, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty. Đây là quốc gia đi đầu trong việc áp dụng triệt để các thành tựu khoa học- kỹ thuật hiện đại vào dây chuyển sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và độ bền cao. Sự đa dạng về kiểu dáng, tính năng của hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV đến từ thị trường Nhật Bản luôn đáp ứng được nhu cầu cao nhất của khách hàng mặc dù giá sản phẩm thuộc phân khúc giá tầm trung tới cao cấp.Dù tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều biến động thì Nhật Bản đã xây dựng được chỗ đứng vững chắc trong thị trường tiêu thụ Việt Nam, tạo được niềm tin cho khách hàng và luôn đóng góp phần lớn doanh thu về sản phẩm cho công ty. Chính vì vậy, trong ba năm liên tiếp kim ngạch nhập khẩu từ thị trường trên luôn chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu đạt 935.065 USD ( tức là chiếm tỷ trọng 56,5% tổng số kim ngạch nhập khẩu). Các năm tiếp theo, dù công ty có hạn chế về số lượng nhập khẩu nhưng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thị trường nhập khẩu của công ty. Vào năm 2012, Nhật Bản chiếm 64,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty, đạt 853.109 USD giá trị nhập khẩu từ thị trường này.
• Thị trường Hoa Kỳ: Đây là thị trường có mối quan hệ làm ăn ngay từ những ngày đầu thành lập và xây dựng công ty. Ở thị trường này, các sản phẩm được công ty nhập khẩu phần lớn có mức giá cao, nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của nhóm khách hàng là lãnh sứ quán, Bộ quốc phòng, dòng sản phẩm tại thị trường Hoa Kỳ có nhiều tính năng tích hợp, thuận lợi cho việc giám sát an ninh nội bộ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ có xu hướng giảm. Năm 2010, giá trị nhập khẩu đạt 372.271 USD, sang năm 2011 giảm xuống còn 211.242 USD ( tức giảm thêm 161.029 USD) và chiếm 14,2% tổng kim ngạch nhập khẩu so với tỷ trọng 22,5 % đạt được vào năm 2010. Những năm tiếp theo, kim ngạch nhập khẩu có xu hướng giảm dần, giảm xuống còn 144.263 USD vào năm 2012 và chiếm 10,9% trong tổng tỷ trọng nhập khẩu của công ty. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới kết quả trên là công ty đang chuyển hướng kinh doanh sang dòng sản phẩm thuộc thị trường Nhật Bản và thị trường các nước khác với giá thành nhập khẩu cạnh tranh hơn, tính năng đơn giản và dễ dàng sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
• Thị trường Hàn Quốc: Đây là thị trường mới tại Việt Nam nhưng đã rất thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Chất lượng và kiểu dáng của hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV đến từ Hàn Quốc đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới và luôn có sự thay đổi về công nghệ truyền dẫn nhằm thỏa mãn nhu cầu trên thị trường. Do đó, công ty đã liên tục nhập khẩu sản phẩm từ Hàn Quốc trong ba năm vừa qua. Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu đạt 192.651 USD, chiếm 11,6% tổng kim ngạch nhập khẩu thì đến năm 2012, giá trị trên đạt 172.651 USD, giảm thêm 20000 USD nhưng lại chiếm 13% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty.
• Thị trường Đài Loan: Đài Loan là nguồn cung cấp những hệ thống thiết bị chuyên ngành có chất lượng tốt, giá cả vừa phải, đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng. Đây là thị trường mới nổi trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Dù kim ngạch nhập khẩu từ Đài Loan không cao nhưng trong tương lai sẽ có xu hướng gia tăng. Theo bảng 8, ta có thể thấy kim ngạch nhập
khẩu giữ vững ở mức 32.872 USD sau ba năm 2010-2012 và tỷ trọng có chiều hướng tăng dần.