Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV của công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật AT (Trang 28)

- Hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV là những mặt hàng có hàm lượng

THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU HỆ THỐNG THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH CCTV CỦA CÔNG TY TNHH

2.2.1. Các nhân tố khách quan

2.2.1.1. Môi trường luật pháp

Đây là nhân tố không chỉ tác động đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp ở hiện tại mà còn có cả trong tương lai. Vì vậy, một mặt doanh nghiệp phải tuân theo và hưởng ứng nó, mặt khác doanh nghiệp phải có các kế hoạch nhập khẩu tương lai phù hợp. Doanh nghiệp ngoại thương khi tham gia hoạt động nhập khẩu cần nhận biết và tuân theo cũng như hưởng ứng các chiến lược, chính sách và những quy đinh của Nhà nước về hoạt động nhập khẩu. Do vậy,doanh nghiệp cần tận dụng những khuyến khích của Nhà nước về hoạt động nhập khẩu cũng như không tham gia vào các hoạt động nhập khẩu mà Nhà nước không cho phép

Hệ thống luật pháp trong và ngoài nước được vận dụng vào các hoạt động thương mại quốc tế,do đó công ty TNHH phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật phải hiểu rõ và có trách nhiệm tuân thủ dung với các quy định của các tổ chức luật pháp quốc tế, các hiệp định thương mại và các thông lệ và tập quán

quốc tế đã được thông qua. Cụ thể vào năm 2008, Việt Nam và Nhật Bản đã kí kết Hiệp định thương mại Việt-Nhật, trong đó có thỏa thuận giảm thuế suất nhập khẩu xuống 3% trong vòng 2 năm, máy ảnh kỹ thuật số và hệ thống thiết bị chuyên ngành sẽ được giảm xuống 10% trong vòng 4 năm. Do đó công ty đã kịp thời nắm được quy định và đưa ra các quyết định lựa chọn thị trường và sản phẩm nhập khẩu hợp lý nhất. Thông qua các quy định và tập quán thương mại quốc tế, công ty có thể xác định được tính hợp pháp của mặt hàng nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng kèm theo

Kiến thức và khả năng vận dụng về hệ thống luật pháp quốc tế tại công ty TNHH phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật khá tốt nhưng vẫn cần được quan tâm và hoàn thiện thêm qua các khóa bồi dưỡng vì yêu cầu công việc và sự phức tạp trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, nhằm tránh xảy ra tranh chấp quốc tế về buôn bán hàng hóa nói riêng và vi phạm các quy định thuộc hệ thống luật pháp quốc tế nói chung. Chính vì vậy công ty cần đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng nhân sự ,tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên củng cố và nâng cao kiến thức, trình độ ngoại ngữ,sự đa dạng trong hệ thống luật pháp tại Việt Nam và quốc tế.

2.2.1.2. Chính sách nhập khẩu công nghệ tại Việt Nam

Trong thời gian qua, các chủ trương và chính sách đang áp dụng tại Việt Nam đều tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu và đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, không có khả năng thay thế.Thông qua những văn bản gián tiếp và trực tiếp điều chỉnh hoạt động nhập khẩu, có thể kể đến như những văn bản pháp quy liên quan đến công tác nhập khẩu và chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam ( Pháp lệnh chuyển giao công nghệ, Chính sách nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành, nghị định 49/HĐBT quy định chi tiết về việc thi hành pháp lệnh và chính sách nhập khẩu công nghệ tại Việt Nam..). Các văn bản, chính sách nhìn chung đã tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu và đổi mới công nghệ, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Không còn sự độc quyền ngoại thương về nhập khẩu công nghệ, tự mình nhập khẩu công nghệ hoặc ủy thác nhập khẩu qua các doanh nghiệp chuyên doanh khác.

Việt Nam rất nỗ lực trong công tác đối ngoại với chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản, cải thiện mối quan hệ chính trị đối với các quốc gia có nền công nghệ cao. Điển hình như năm 1994, lệnh cấm vận của Hoa Kỳ bị bãi bỏ, Việt Nam đã thực hiện hàng loạt chính sách khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, tác động lớn

đến số lượng, chủng loại, khiến cho trình độ công nghệ nhập khẩu được tăng lên rõ rệt. Điều này không những giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao trình độ sản xuất, gia tăng hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế mà còn thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, tạo vị thế trước các doanh nghiệp quốc tế, gia tăng sức cạnh tranh của mình trên thế giới.

Sau hơn 20 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thu hút được hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Thêm vào đó, số lượng các dự án của các nhà đầu tư trong nước đang được triển khai liên quan tới tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tạo lên nhu cầu rất lớn về đảm bảo an ninh an toàn. Do đó, nhu cầu về hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV ngày một gia tăng, chính vì vậy, các Doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để nhập khẩu hệ thống thiết bị đảm bảo an ninh, giám sát phù hợp với nhu cầu đông đảo của khách hàng và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước cũng như nước ngoài phát triển.

2.2.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giao thông vận tải

Các yếu tố cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giao thông vận tải có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động trao đổi hàng hóa quốc tế, trong đó có hoạt đến nhập khẩu.

- Hệ thống giao thông vận tải : khi hệ thống giao thông vận tải phát triển ở trình độ cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại thì sẽ tiết kiệm được thời gian giao nhận, bốc xếp, lưu trữ hàng hóa và thực hiện đúng và đầy đủ các dịch vụ khác như dịch vụ vận tải, trung chuyển hàng hóa, làm đơn giản hóa thủ tục giao nhận. Hơn thế nữa, hàng hóa được đảm bảo tính nguyên vẹn trong quá trình vận chuyển, giao nhận, thúc đẩy hoạt động mua bán trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Do đó, quá trình nhập khẩu sẽ được thực hiện nhanh chóng, giúp cho doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện sớm các hoạt động kinh doanh thương mại, tạo ra nhiều doanh thu và lợi nhuận.

Hiện nay, công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV phần lớn ở cảng Hải Phòng. Cảng Hải Phòng là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, có hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn, phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế. Đây là cảng có hệ thống kho bãi xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao, được chia theo từng khu vực chuyên dùng phù hợp với điều kiện bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển từng loại hàng hoá.Tính đến

năm 2012, cảng Hải Phòng có kho bãi hàng hóa chiếm diện tích 300.052 m2 ,kho CFS rộng đến 6.498 m2 ,3 bãi container với tổng diện tích là 343.565 m2 cùng với bãi hàng bách hóa rộng 141.455 m2 . Tổng sức chứa lên đến 176.000 tấn. Bên cạnh đó, cảng Hải Phòng còn có hệ thống cầu bến phù hợp với từng loại hàng hoá, đáp ứng và thoả mãn nhu cầu vận chuyển bằng nhiều phương tiện. với 21cầu tàu với tổng chiều dài là 3.567m, bảo đảm an toàn với độ sâu trước bến từ -8,4m đến -8,7m. Do đó, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giao thông vận tải tại cảng Hải Phòng đã tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV của công ty.

2.2.1.4. Hệ thống tài chính ngân hàng

Hệ thống tài chính ngân hàng có tác động tới mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nếu hệ thống tài chính ngân hàng phát triển mạnh mẽ thì sẽ đảm bảo cung cấp vốn và tính tiện lợi, nhanh chóng trong thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp. Cụ thể đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thì hoạt động nhập khẩu sẽ không thực hiện được nếu không có sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Nếu các nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng phát triển thì sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa , các doanh nghiệp được các ngân hàng đứng ra bảo lãnh hay cho vay với lượng vốn lớn, đảm bảo quyền lợi, lợi ích, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay, công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật chủ yếu thanh toán tiền hàng nhập khẩu qua ngân hàng Agribank- ngân hàng Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, có nhiều kinh nghiệp và uy tín trong thương mại quốc tế. Agribank đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty vay vốn qua các chính sách tín dụng và đơn giản hóa các thủ tục thanh toán quốc tế, giúp cho công ty thực hiện hoạt động nhập khẩu nhanh chóng, thuận lợi.

2.2.1.5. Thuế nhập khẩu

Từ tháng 1/2012, giá thiết bị truyền dẫn dùng cho mục đích an ninh có dấu hiệu tăng làm cho giá mặt hàng hệ thống CCTV cũng có xu hướng tăng dần. Do đó đến tháng 6 ,Thứ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 134/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 8525 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Cụ thể, Bộ Tài chính đã giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng CCTV từ 15% xuống 10%. Sự điều chỉnh trên đem lại lợi ích không những cho các doanh nghiệp đang nhập khẩu CCTV nói chung mà còn có tác động tích cực đối với công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật AT nói riêng. Công ty đã kịp thời điều chỉnh giá

mua vào và cung cấp ra thị trường nội địa mặt hàng với giá cạnh tranh hơn.

Cụ thể, vào năm 2011, thuế nhập khẩu mặt hàng hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV là 15% và giá chưa tính thuế là 545 USD/hệ thống CCTV, do đó giá mặt hàng hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV sau thuế VAT (10%) là 689 USD. Đến năm 2012, mức thuế nhập khẩu giảm xuống còn 10% nên giá sau thuế còn 659,5 USD/ hệ thống thiêt bị chuyên ngành CCTV. Chính vì vậy cùng một lượng vốn thì công ty có thể gia tăng số lượng nhập khẩu mặt hàng trên.

Xét đến nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, nếu một hợp đồng nhập khẩu trị giá 5000 USD trong năm 2011 là 5000*15%= 750 USD, thì đến năm 2012, số tiền thuế phải nộp giảm thêm 250 USD, chỉ còn 5000*10%= 500 USD. Do đó công ty đã giảm được chi phí mua hàng là 250 USD so với năm 2011.

Chính vì vậy , thuế nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty sẽ cần vạch ra các chiến lược, mục tiêu cụ thể để tận dụng ưu đãi về thuế nhập khẩu và tránh khỏi rủi ro trong tương lai.

2.2.1.6. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ tính theo đồng nội tệ, hay quan hệ so sánh về giá trị giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Trong hoạt động nhập khẩu, doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố này vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ. và ngược lại, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền trong nước và đồng tiền nước ngoài liên tục thay đổi. Nếu như đồng nội tệ bị mất giá so với ngoại tệ thì hoạt động nhập khẩu của công ty sẽ bị hạn chế, vì lúc này công ty phải bỏ ra một số tiền nhiều hơn để có được một sản phẩm hàng hoá. Còn khi đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ, lúc này số tiền mà công ty phải bỏ ra để có một sản phẩm hàng hoá sẽ ít hơn, do đó, lượng hàng hóa nhập về có thể nhiều hơn.

Do đó công ty cần đưa ra các chiến lược dài hạn để hạn chế rủi ro về tỷ giá đang ngày một gia tăng Ngoài ra, cần nắm rõ các cơ chế quản lý tỷ giá thả nổi có sự quản lý của Nhà nước để cơ cấu lại lượng sản phẩm nhập khẩu, đối tác kinh doanh nhằm giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Tính đến cuối tháng 4/2013, tỷ giá mua USD/VND tại thị trường tự do đã leo qua mốc 21.500 VND, bất chấp tỷ giá chính thức của ngân hàng vẫn giữ ở mức 20.828 VND trong suốt nhiều tháng qua. Mức tỷ giá tại thị trường tự do cao hơn tỷ giá chính thức của ngân hàng khoảng 600-700 VND. Mặt khác các ngân hàng hạn chế bán USD, việc mua ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại rất khó

khăn, khiến cho khách hàng thường tìm mua tại thị trường tự do, việc này đã đẩy giá mua USD trên thị trường tự do gia tăng, làm tăng thêm sự chênh lệch về tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng. Điều này tác động xấu tới những doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa như công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật.

Cụ thể, vào năm 2010, tỷ giá USD/VND ≈ 18544 VND, thì với một lô hàng nhập khẩu trị giá 5000 USD, thì chi phí phải trả cho lô hàng này là 5000*18544 = 92720 000 VND. Nhưng đến năm 2012,khi tỷ giá USD/VND ≈ 20 828 USD thì công ty phải bỏ ra 5000*20 828 = 104 140 000 VND để mua 5000 USD như trên. Do đó công ty sẽ mất thêm 11 420 000 VND do biến động tỷ giá. Hơn thế nữa, giá mặt hàng hệ thống thiế bị chuyên ngành thiết bị CCTV có chiều hướng gia tăng nên dù bỏ ra một lượng USD như nhau nhưng số mặt hàng nhập về lại giảm đi, gây khó khăn không những trong hoạt động nhập khẩu mà còn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.

2.2.1.7. Các quan hệ kinh tế quốc tế

Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Trong toàn bộ Biểu cam kết giảm thuế theo WTO, Việt Nam cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế), Việt Nam sẽ dần hạ mức thuế nhập khẩu xuống còn từ 0-5% áp dụng cho đa số các mặt hàng.Còn trong cam kết với các FTA khu vực khoảng 90% số dòng thuế (tính theo dòng thuế của kim ngạch nhập khẩu) với khung thời gian thực hiện cắt giảm xuống 0% trong vòng 10 năm, có một số ít tỉ lệ dòng thuế được phép linh hoạt trong khoảng thời gian kéo dài thêm 2 – 6 năm. Tính riêng trong giai đoạn 2007-2010, là giai đoạn sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có lượng xuất khẩu tăng bình quân 14% năm, nhập khẩu tăng bình quân 11% năm.Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật nói riêng, bởi vì khi thuế quan giảm thì giá sản phẩm nhập khẩu sẽ được giảm xuống, công ty sẽ cung cấp ra thị trường hệ thống thiết bị chuyên ngành với giá cạnh tranh hơn, nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng, đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV của công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật AT (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w