Giải pháp tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa” (Trang 84)

1350 1506 1700 1838 900 567 112 108 6.Thu tiền cho thuê mặt đất

3.2.4.4 Giải pháp tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra

Lĩnh vực thu thuế rất phức tạp đặc biệt là thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh ý thức tự giác chấp hành của người nộp thuế cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý những tiêu cực trong thi hành pháp luật về thuế, đảm bản nguồn thu cho NSNN. Với sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn quy mô của khu vực kinh tế cá thể, đồng thời các hành vi, thủ đoạn trốn thuế đang ngày càng tinh vi và nghiêm trọng hơn.

Từ thực tế này việc tăng cường thanh tra, kiểm tra đang là vấn đề cần được chú ý và tăng cường nhiều hơn nữa cho phù hợp với tình hình quản lý thuế hiện nay. Như đã phân tích ở phần thực trạng, công tác thanh tra, kiểm tra ở chi cục đang còn nhiều khó khăn và hạn chế như: tình trạng cán bộ thanh tra không đủ năng lực chuyên môn để tiến hành thanh- kiểm tra, một bộ phận cán bộ còn ngại va chạm, phiền hà, … Do vậy để đổi mới công tác thanh tra kiểm tra cần thực hiện các biện pháp sau:

- Trước khi quyết định thanh tra, kiểm tra cần phân tích, đánh giá, phân loại đối tượng nộp thuế theo hệ thống các tiêu thức quản lý rủi ro để lựa chọn đối tượng cần thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó còn tiến hành thanh tra, kiểm tra bất ngờ, đột xuất đối với các cán bộ quản lý trên địa bàn.

- Thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành chặt chẽ, nghiêm minh đúng quy định của pháp luật nhưng không được gây khó khăn, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể.

- Nếu trong quá trình thanh tra kiểm tra phát hiện vi phạm của đối tượng nộp thuế cần xữ lý ngay theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần thêm chứng cứ để kết luận thì phải báo cáo ngay lãnh đạo chi cục để có hướng giải quyết kịp thời.

- Thường xuyên rà soát, thu thập thông tin về đồi tượng nộp thuế để tiến hành điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho phù hợp với tình hình thực tế. Thiết lập đường dây nóng, thư điện tử để tiếp nhận các thông tin tố giác của người dân.

- Căn cứ vào đặc điểm tình hình từng cuộc thanh tra, kiểm tra cần lựa chọn cán bộ thanh tra, kiểm tra cho phù hợp. Việc tuyển chọn những cán bộ thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra phải có trình độ năng lực cao về chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế, khả năng phân tích tốt, có tư cách đạo đức, thẳng thắn, trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao để vừa có thể hoàn thành nhiệm vụ tránh phát sinh tiêu cực.

- Để công tác thanh tra, kiểm tra có hiệu quả đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cần xử lý, kỷ luật ngay những cán bộ thanh tra, kiểm tra có tiêu cực. Công tác thanh tra, kiểm tra không đơn thuần thực hiện đối với các đối tượng nộp thuế mà cần tiến hành ngay trọng nội bộ để phát hiện ngăn chặn và xữ lý kịp thời những vi phạm của cán bộ thuế.

- Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra thực tế nhất là thanh tra kiểm tra thực tế các đối tượng nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, nguy hiểm như: ăn uống, nhà nghỉ, nhà trọ, karaoke… cần có sự phối hợp, giúp đỡ của các cấp ngành có liên quan.

- Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh tế cá thể

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa” (Trang 84)