Một số giải pháp cụ thể để tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Huyện Cẩm Thủy

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa” (Trang 71)

1350 1506 1700 1838 900 567 112 108 6.Thu tiền cho thuê mặt đất

3.2 Một số giải pháp cụ thể để tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Huyện Cẩm Thủy

hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Huyện Cẩm Thủy

Từ phân tích và đánh giá tình hình thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, ta thấy chi cục thuế đã có nhiều thành tích trong công tác thu. Tuy nhiên có nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc đang tồn tại và diễn ra ở nhiều bộ phận với cả những vấn đề mang tích khách quan và cả chủ quan cần phải giải quyết. Để giải quyết triệt để các vấn đề trên đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, thích hợp hiệu quả và thiết thực ở mọi mặt trong công tác quản lý thuế.

3.2.1Giải pháp công tác quản lý đối tượng nộp thuế

Quản lý đối tượng nộp thuế là công việc mang tính tiên quyết trong quá trình quản lý thuế. Tuy nhiên thực tế ở chi cục thuế huyện Cẩm Thủy ta thấy công tác quản lý đối tượng nộp thuế vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế như: không quản lý hết các hộ, vẫn có các hộ kinh doanh hoạt động nhưng không đăng ký, theo dõi không thường xuyên kịp thời các hộ nghỉ, các hộ mới ra

kinh doanh. Điều này đang làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu NSNN, và sự công bằng giữa các hộ kinh doanh.

Để khắc phục những yếu kém trong quản lý đối tượng nộp thuế đang tồn tại nâng cao hiệu quả quản lý thuế trong thời gian tới cần xem xét và thực hiện các giải pháp sau:

- Việc đầu tiên cán bộ thuế phải tích cực bám sát địa bàn, tuyên truyền và giải thích quyền và nghĩa vụ nộp thuế của mỗi hộ sản xuất, kinh doanh đối với Nhà nước để mỗi hộ có thể hiểu được bản chất của thuế, tự giác, tự nguyện ra đăng ký nộp thuế.

- Tổ chức phân loại các hộ kinh doanh trên địa bàn theo ý thức tự giác chấp hành để có những biện pháp quản lý phù hợp cụ thể như sau :

+ Với các hộ sẵn sàng tuân thủ thì tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho các hộ này chấp hành tốt pháp luật thuế.

+ Với những hộ có ý thức chấp hành cao, cố gắng tuân thủ nhưng do hiểu biết pháp luật thuế của họ chưa cao nên không phải lúc nào họ cũng tuân thủ đúng pháp luật thuế. Thì với các hộ này cần phải tích cực tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện để họ hoàn thành đúng nghĩa vụ thuế.

+ Với những hộ không muốn tuân thủ nhưng sẽ tuân thủ nếu được cơ quan thuế quan tâm thì cần phải chú ý tập trung tuyên truyền, hỗ trợ để họ hiểu rõ việc không chịu chấp hành sẽ phải chịu hậu quả thế nào, tăng cường thanh tra,kiểm tra đối với các hộ này, ngăn chặn tình trạng lơ là trong quản lý. + Với những hộ cố tình không tuân thủ thì cần báo cáo với cấp trên để áp dụng toàn bộ quyền lực theo pháp luật để họ buộc phải tuân thủ.

- Hướng dẫn, tạo điều kiện làm thủ tục cấp MST cho các hộ mới ra kinh doanh đăng ký kinh doanh lần đầu.

- Kết hợp với UBND các xã, các cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ số lượng, tình hình biến động các hộ trên địa bàn.

Cơ quan thuế kết hợp với UBND xã, quản lý thị trường, ban quản lý các chợ thường xuyên kiểm tra các hộ kinh doanh, nếu có những biểu hiện tình trạng gian lận cần báo cáo ngay cho chi cục để có hướng giải quyết. Đối với các hộ nghỉ kinh doanh cần quản lý chặt chẽ, bởi đây là hiện tượng phổ biến để tránh thuế không chỉ riêng trên địa bàn huyện. Cần đưa ra những quy định cụ thể như hộ nghỉ hoặc mới ra kinh doanh phải báo cho cơ quan thuế và phải có xác nhận của chính quyền địa phương, đồng thời cho các hộ ký cam kết không tự ý nghỉ hoặc tiếp tục kinh doanh mà không báo cáo.

Việc quản lý đối tượng nộp thuế là các hộ kinh doanh cá thể rất phức tạp, khó khăn cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt được hiệu quả cao nhất và phải có sự quan tâm chặt chẽ và có sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan chức năng khác.

3.2.2Giải pháp về công tác quản lý xác định căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế là yếu tố quan trọng quyết định đến số thuế phải nộp của các hộ kinh doanh. Do vậy để đảm bảo nguồn thu NSNN thì cần phải quản lý chặt căn cứ tính thuế nhất là trong tình trạng gian lận căn cứ tính thuế đang ngày càng diễn ra và mang tính phức tạp tinh vi hơn.

Hiện nay quản lý căn cứ tính thuế và nhất là doanh thu đang có rất nhiều khuyết điểm cần phải khắc phục như ngay cụ thể như sau:

Đối với hộ nộp thuế theo hình thức thuế khoán

Đây đang là hình thức có thể nói rất thiếu công bằng giữa các hộ, do thiếu căn cứ chính xác nên việc ấn định doanh thu nhiều khi còn mang tính chủ quan, áp đặt, thiếu dân chủ gây tâm lý khó chịu đối với các hộ nộp thuế. Để giải quyết những hạn chế này cần phải thực hiện các biện pháp như sau: - Thường xuyên rà soát thu nhập thực tế của các hộ kinh doanh nếu có phát sinh tăng hoặc biến động để đưa vào quản lý thu thuế. Đối với những trường hợp trong tháng mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh, nhiều mặt

hàng mới kinh doanh thêm, cán bộ thuế trên địa bàn cần phải nắm được để điều chỉnh mức thuế khoán trong tháng.

- Thực hiện công khai doanh thu, mức thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn. Theo chủ trương “dân biết, dân làm, dân kiểm tra” , việc công khai cần thực hiện rộng rãi, mức thuế ấn định cho các hộ cần niêm yết ở đội thuế liên xã và tại trụ sở UBND xã. Bên cạnh đó, vào thời điểm công bố tại các xã mức thuế khoán cho từng hộ khoán sẽ được thông báo trên loa đài phát thanh của xã, phường để các hộ theo dõi và đảm bảo tính công bằng. Qua công khai mức thuế, nếu có ý kiến thắc mắc, khiếu nại phản hồi thì đội thuế phải ghi nhận để giải quyết xử lý. Công tác giải đáp thắc mắc về mức thuế khoán xác định cho từng hộ cũng cần chi cục tăng cường triển khai có hiệu quả, nhất vào thời điểm công bố mức thuế khoán ổn định cho cả năm.

- Thường xuyên mở các cuộc họp, hội nghị tại đại bàn các xã, để các hộ khoán trình bày ý kiến một cách dân chủ về mức thuế cơ quan thuế ấn định, những vấn đề liên quan công tác xác định mức thuế khoán đối với từng hộ của chi cục. Từ đó, chi cục thuế có những điều chỉnh sao cho công tác ấn định thuế sát với thực tế, đảm bảo công bằng giữa các hộ, giảm tình trạng số thu cao khiến các hộ tìm cách trốn thuế, góp phần giúp công tác thu thuế GTGT đối với hộ khoán được hiệu quả nhất.

- Khuyến khích các hộ khoán thực hiện kê khai doanh thu, làm cơ sở cho cơ quan thuế xác định mức thuế khoán. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ được ủy nhiệm thu và hội đổng tư vấn thuế, đội thuế liên xã trong việc điều tra, xác minh doanh thu kê khai của hộ khoán.

- Chi cục cùng với ban tư vấn thuế xã phải điều tra doanh thu thực tế để làm căn cứ khách quan ấn định mức doanh thu cho các hộ. Khi điều tra cần chú ý đến những điều kiện cụ thể như quy mô, đặc điểm ngành nghề, thời vụ để có thể ấn định doanh thu chính xác nhất.

- Tăng cường sự công khai, minh bạch dân chủ trong ấn định doanh thu tính thuế. Sau khi điều tra thực tế xác định doanh thu tính thuế, chi cục thuế cần niêm yết công khai danh sách các hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, danh sách các hộ phải nộp và dự kiến doanh thu, mức thuế của các hộ kinh doanh phải nộp để lấy ý kiến phản hồi. Đồng thời ghi rõ địa chỉ nhận giải quyết công khai những thắc mắc, bố trí cán bộ thường trực để tiếp nhận thông tin, ý kiến phản hồi và giải đáp những thắc mắc của các hộ kinh doanh về nội dung đã được niêm yết.

- Thiết lập hệ thống thông tin về hộ khoán, quản lý theo rủi ro đối với hộ khoán làm cơ sở cho cán bộ thuế tại thôn, xã tiến hành kiểm tra. Những hộ khoán thường xuyên kê khai doanh thu thấp, hay thay đổi ngành nghề kinh doanh…thì cán bộ thuế phải tiến hành điều tra, kiểm tra kỹ để xác định doanh thu sát với thực tế.

- Thường xuyên phân tích biến động giá cả, cung, cầu trên thị trường để có những điều chỉnh kịp thời. Khi có quyết định điều chỉnh thuế phải thông báo kịp thời cho bộ phận ra thông báo thuế, đồng thời phải giải thích cụ thể về lý do điều chỉnh thuế đối với các hộ được điều chỉnh. Những hộ kinh doanh có quy mô như nhau, ngành nghề như nhau, ở cùng một khu vực nên thực hiện điều chỉnh hàng loạt, tránh sự thắc mắc, kêu ca, phàn nàn từ các hộ kinh doanh.

- Đối với các hộ kinh doanh vãng lai, nên có biện pháp quản lý như hình thức buôn chuyến sẽ ấn định thuế theo từng lần phát sinh và ở từng khu vực vị trí. Muốn làm được điều này thì cần phải phối hợp với ban quản lý chợ, ban quản lý thị trường, hàng ngày rà soát kiểm tra ấn định luôn trong ngày.

Phương pháp kê khai đảm bảo công bằng cho các hộ kinh doanh tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thất thu ngân sách như: che dấu doanh thu, bán hàng không xuất hóa đơn, sử dụng hóa đơn không hợp pháp, gian lận trong kê khai… điều này đang gây khó khăn lớn trong việc kiểm tra và xác minh tính chính xác của doanh thu kê khai. Đây không chỉ là vấn đề lớn đối với riêng Chi cục mà còn là vấn đề chung của toàn Ngành thuế. Để khắc phục cần phải có những giải pháp đồng bộ và có sự phối hợp của các cơ quan ban ngành có liên quan với các biện pháp cụ thể như sau:

- Đối với những hộ bán hàng phải xuất hóa đơn thì cơ quan thuế cần yêu cầu các hộ này phải có bảng thông báo cho khách hàng biết là khi mua hàng phải lấy hóa đơn. Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng giáo giục ý thức người dân, tạo thói quen mua hàng lấy hóa đơn. Vận động người tiêu dùng tố giác và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế về các cơ sở bán hàng không xuất hóa đơn.

- Chi cục thuế cần thường xuyên kiểm tra sổ sách kế toán, hộ kinh doanh. Tăng cường xác minh đối chiếu hóa đơn đầu ra, đầu vào, xác định nguồn cung cấp hàng hóa để làm căn cứ đấu tranh tăng doanh thu.

- Tạo mọi điều kiện, đơn giản thủ tục trong khâu cấp, bán hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT cho hộ kê khai. Khuyến khích hộ kê khai thực hiện tốt chế độ hóa đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán và chi cục thuế cần thường xuyên mở các lớp kế toán tư nhân đối với hộ kê khai, bồi dưỡng kiến thức kế toán cho các hộ kê khai. Đồng thời chỉ cho những hộ kê khai thấy được lợi ích đối với họ trong việc thực hiện tốt chế độ hóa đơn, ghi chép sổ sách kế toán đầy đủ.

- Tổ chức các buổi tư vấn, phổ biến kiến thức về thuế, trên cơ sở đó khuyến khích các hộ đang mở rộng quy mô kinh doanh, nên chuyển phương

pháp nộp thuế từ nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

- Đối với những hộ kê khai nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu, chi cục thuế cần tăng cường kiểm tra hóa đơn, sổ sách ghi chép doanh thu đầu ra, đảm bảo doanh thu kê khai sát với thực tế, đảm bảo số thu ngân sách.

- Kết hợp kiểm tra số liệu trên sổ sách kế toán, trên kê khai với thực tế kinh doanh của hộ, kiểm tra về số lượng , mẫu mã hàng hóa. Cần xem xét kỹ chất lượng hàng hóa, có bị hư hỏng, quá hạn sử dụng không, sử đụng hóa đơn đầu vào với giá vốn cao đối với những hàng hóa kém phẩm chất, hư hòng thường xảy ra.

- Cần có những chế tài đủ mạnh, có tính răn đe với những trường hợp sử dụng hóa đơn giả, buôn bán hóa đơn giả để kê khai doanh thu thấp, khai khống chi phí, trốn thuế.

- Tăng cường kiểm tra, nhất là kiểm tra đột xuất các hộ nhất là các hộ được đánh giá là có ý thức chấp hành pháp luật kém, xem bán hàng có xuất hóa đơn hay không, nếu có vi phạm cần lập biên bản xữ lý ngay để răn đe các hộ khác.

- Phối hợp với công an kinh tế tìm và bắt những vụ sử dụng hóa đơn trái pháp luật. Xử lý nghiêm minh những hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

- Phân công cho cán bộ quản lý địa bàn theo dõi, kiểm tra chặt chẽ tình hình ghi chép sổ sách, hóa đơn của các hộ kê khai.

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa” (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w