1350 1506 1700 1838 900 567 112 108 6.Thu tiền cho thuê mặt đất
2.2.1 Thực trạng chung
Việc quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện đang diễn ra hết sức phức tạp và khó khăn tồn tại nhiều bất cập cần xử lý. Với số lượng hộ kinh doanh nhiều, ý thức tự giác chấp hành của một bộ phận chưa cao trong khi đó lực lượng của cơ quan thuế lại mỏng và sự phối hợp quản lý với UBND các xã chưa thực sự chặt chẽ.
Do vậy hàng năm số thu từ thuế GTGT thực hiện được thường dưới mức dự toán thu. Theo thống kê của chi cục thì chỉ tiêu và số thu các năm 2011, 2012 và 2013 như sau:
Bảng 3: Số thuế GTGT thu được cuả hộ kinh doanh theo dự toán, và số thuế thực hiện được
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu thu Số thu thực hiện Tỷ lệ hoàn thành % Chỉ tiêu thu Số thu thực hiện Tỷ lệ hoàn thành % Chỉ tiêu thu Số thu thực hiện Tỷ lệ hoàn thàn h % 1515 1500 99 1620 1572 97 1650 1620 98
Nguồn: Tổng hợp kết quả thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể năm 2011, 2012, 2013
Từ bảng tổng hợp số thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể, ta có thể thấy 3 năm gần đây đều không hoàn thành chỉ tiêu thu. Năm 2011 tỷ lệ hoàn thành cao cũng chỉ đạt 99%, năm 2012 là 97% đến năm 2013 là 98%.
Theo nhận xét của các cán bộ chi cục thì việc thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn rất khó hoàn thành do rất nhiều nguyên nhân khác quan và chủ quan. Quản lý và thu thuế GTGT gặp rất nhiều khó khăn từ công tác theo dõi quản lý số lượng hộ kinh doanh, xác định doanh thu, đến công tác thanh kiểm tra. Do vậy tình trạng bỏ sót hộ kinh doanh, cập nhật không đầy đủ, liên tục các hộ đang kinh doanh hay nghỉ và xác định doanh thu chưa chính xác đang còn diễn ra.
2.2.2Công tác quản lý đối tượng nộp thuế
Luật thuế GTGT hiện nay, quy định tất cả các cơ sở mới ra kinh doanh đều phải đăng ký thuế với Chi cục thuế, thông qua đó chi cục thuế nắm được số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn để tiến hành thu thuế và lập kế hoạch thu thuế cho các năm. Từ việc đăng ký thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp mã số thuế cho các hộ, mã số thuế là cơ sở để theo dõi, quản lý thu thuế đối với đối tượng nộp thuế.
Do đặc điểm của sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể là nhỏ lẻ, phân bố rộng rãi, dàn trải trên địa bàn rộng, địa điểm kinh doanh không cố định nên chi cục thuế đã phối hợp với đội thuế liên phường và hội đồng tư vấn thuế xã thường xuyên rà soát trên địa bàn, đồng thời nâng cao công tác quản lý các hộ kinh doanh cá thể trên các mặt: quản lý về số lượng và quản lý số hộ nghỉ, quản lý theo ngành nghề.
• Quản lý về số lượng và quản lý số hộ nghỉ
Theo số liệu tổng hợp của chi cục, đến hết năm 2013 trên địa bàn toàn chi cục có số hộ đang hoạt động và được quản lý là 1153 hộ, với 1081 hộ nộp thuế theo phương pháp giao khoán, và 72 hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Thực hiện chỉ đạo của chi cục trưởng, toàn đội phấn đấu hoàn thành mục tiêu quản lý 100% số hộ kinh doanh, chấm dứt tình trạng bỏ sót làm thất thu thuế trên địa bàn.Tính đến ngày 31/12/2012 toàn chi cục đã hoàn thành 100% việc làm thủ tục cấp mã số thuế và vào bộ cho các hộ có đơn xin đăng ký kinh doanh trên địa bàn huyện.Tuy nhiên dưới sự kiểm tra, chỉ đạo của ban lãnh đạo Chi cục sự hợp tác của UBND các xã với ban quản lý chợ, ban quản lý thị trường, để rà soát các hộ sản xuất kinh doanh, các hộ đã đăng ký nộp thuế, các hộ chưa đưa vào quản lý thuế.
Tình hình quản lý đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Huyện được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4 Tình hình quản lý hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Cẩm Thủy
Chỉ tiêu Đến ngày31/12/2012 Đến ngày 31/12/2013 Số hộ thực tế đang hoạt
động
1185 1160
Số hộ quản lý 1177 1153
Đi sâu phân tích bảng trên ta thấy số hộ không quản lý được năm 2012 là 8 hộ chiếm 0,675%, đến hết năm 2013 số hộ không quản lý hết là 7 hộ chiếm 0,603%.
Như vậy có thể thấy tình trạng bỏ sót hộ kinh doanh trong quản lý trên địa bàn huyện Cẩm Thủy vẫn còn tồn tại, do việc quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện đang diễn ra hết sức phức tạp và khó khăn tồn tại nhiều bất cập cần xử lý. Với số lượng hộ kinh doanh nhiều, ý thức tự giác chấp hành của một bộ phận chưa cao trong khi đó lực lượng của cơ quan thuế lại mỏng và sự phối hợp quản lý với UBND các xã chưa thực sự chặt chẽ.
Theo như thống kê của chi cục được của chi cục thì tình các hộ mới ra và các hộ nghỉ hàng năm như sau:
Bảng 5: Tình hình hộ mới ra kinh doanh
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
Số hộ mới ra kinh doanh trong năm
72 56
Nguồn: Sổ bộ quản lý hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Cẩm Thủy
Bảng 6: Tình hình hộ nghỉ kinh doanh Chỉ tiê u Năm 2012 Năm 2013 Tạm nghỉ Nghỉ hẳn Tạm nghỉ Nghỉ hẳn
Số
hộ 75 28 52 27
Nguồn: Sổ bộ quản lý hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Cẩm Thủy
Từ bảng phân tích tình hình thay đổi số lượng các hộ kinh doanh trên địa bàn ta thấy: cả hai năm số hộ nghỉ kinh doanh ( kể cả tạm nghỉ và nghỉ hẳn) đều nhiều hơn các hộ mới ra kinh doanh. Cụ thể năm 2012 số hộ mới ra kinh doanh là 72 hộ và số hộ nghỉ là 103 hộ, năm 2012 số hộ mới ra kinh doanh là 56 hộ và số hộ nghỉ là 79 hộ
Nguyên nhân dẫn đến số hộ nghỉ nhiều hơn số hộ tham gia mới chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn hơn. Thêm vào đó lợi dụng quy định của chính sách hiện hành, các hộ cá thể thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán, có nguyện vọng tạm nghỉ sản xuất kinh doanh hoặc đột xuất nghỉ kinh doanh với lý do khách quan như ốm, tai nạn… thực tế có xin nghỉ kinh doanh thì được xét miễn giảm, giảm thuế, các hộ làm đơn nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.
Ta thấy rằng ý thức chấp hành luật thuế của các hộ chưa cao, lợi dụng các điều kiện miễn giảm thuế để trốn tránh trách nhiệm đối với Nhà nước một cách bất hợp pháp.
• Quản lý ngành nghề kinh doanh
Quản lý ngành nghề kinh doanh là một khâu quan trọng trong việc quản lý đối tượng nộp thuế. Từ đó mới đảm bảo tính thuế đúng và đủ, việc quản lý này giúp cho cơ quan thuế nắm bắt được tình hình kinh doanh trên địa bàn, triển khai tốt được công tác thu thuế. Do vậy, trong công tác quản lý thu, chi cục thuế đã thực hiện phân loại các ngành nghề kinh doanh đối với hộ cá thể,
đối với hộ nộp thuế theo phương pháp khoán và hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai. Được thể hiện qua các bảng số liệu sau:
Bảng 7: Quản lý theo ngành nghề kinh doanh (hộ khoán) – Năm 2013
Ngành nghề kinh doanh Hộ khoán có môn bài bậc 1,2
Chênh lệch Hộ khoán có môn bài bậc 3, 4, 5, 6 Chênh lệch Đầu năm Cuối năm Tuyệ t đối Tỷ lệ (%) Đầu năm Cuối năm Tuyệ t đối Tỷ lệ (%) Sản xuất 4 6 2 150 53 59 6 111,3 Thương nghiệp 22 7 -15 -31,8 808 773 -35 -95,7 Vận tải 12 5 -7 41,7 10 6 -4 -60 Ăn uống 15 19 4 126,7 113 122 9 107,9 Dịch vụ 8 10 2 125 70 74 4 105,7
Nguồn: Sổ bộ quản lý hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Cẩm Thủy
Chúng ta thấy, số lượng hộ khoán giảm xuống cuối năm so với đầu năm, do tình hình kinh tế toàn cầu đang bị khủng hoảng và suy thoái, do đó, huyện Cẩm Thủy cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, buôn bán gặp khó khăn hơn so với những năm trước. Nhưng vẫn phát triển mạnh ở dịch vụ, ăn uống và sản xuất và giảm ở ngành thương nghiệp, vận tải.Cụ thể, ngành dịch vụ cuối năm so với đầu năm tăng 6 hộ, ngành ăn uống tăng 13 hộ, ngành sản xuất tăng 8 hộ, ngành thương nghiệp giảm 50 hộ, nghành vận tải giảm 11 hộ. Nguyên nhân của sự biến động này, ngoài ý thức chấp hành pháp luật đăng ký thuế thì một là do nhu cầu kinh tế của vùng, một số ngành nghề mới ra đời, phát triển mạnh ; hai là, công tác kiểm tra trên địa bàn của cơ quan thuế được thực hiện tốt, phát hiện thường xuyên các hộ trốn đăng ký kinh doanh, hoạt động chui vào đêm, tối. Bên cạnh đó, thấy số lượng các hộ ngành thương nghiệp và vận tải giảm xuống cơ quan thuế cũng phải xác minh xem các hộ nghỉ thật hay
giả, còn hoạt động kinh doanh hay không. Sau khi đánh giá công tác quản lý của chi cục đối với hộ khoán, chúng ta đi tới tình hình quản lý hộ kê khai theo ngành nghề kinh doanh của chi cục thuế năm 2013 qua bảng sau:
Bảng 8: Quản lý theo ngành nghề kinh doanh (hộ kê khai) – Năm 2013
Ngành nghề kinh doanh
Hộ kê khai Chệnh lệch
Đầu năm Cuối năm Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
Sản xuất 23 25 2 108,7%
Thương nghiệp 6 7 1 116,7%
Vận tải 8 9 1 112,5%
Ăn uống 13 15 2 115,4%
Dịch vụ 13 16 3 123,1%
Nguồn: Sổ bộ quản lý hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Cẩm Thủy
Năm 2013, số lượng hộ kê khai tăng lên đáng kể, cụ thể ngành thương nghiệp, vận tải năm 2013 so với năm 2012 tăng 1 hộ, tiếp theo là ngành sản xuất, ăn uống tăng thêm 2 hộ, ngành dịch vụ tăng thêm 3 hộ.Theo số liệu chi cục, năm 2009 số lượng hộ kê khai tăng nhiều hơn so với các năm là do có 6 hộ từ hộ khoán chuyển sang nộp thuế theo phương pháp kê khai trực tiếp trên doanh thu, và 2 hộ khoán chuyển sang nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng, đó là 2 hộ Trần Ngọc Minh và Hoàng Văn Hưng hoạt động trong lĩnh vực thương mại ( lương thực, thực phẩm ).
Như vậy, có thể thấy bên cạnh kiến thức pháp luật thuế của các hộ đã được nâng cao còn là nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, công
tác kế toán được nâng cao và nhu cầu sử dụng hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT của các hộ trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ.