Quyền sống

Một phần của tài liệu Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 57)

Quyền sống là quyền đầu tiên của con người được đề cập trong Điều 3 UDHR, theo đó: Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống, Điều 6 ICCPR

ghi nhận đây là quyền mà bất kỳ pháp luật của Nhà nước nào cũng phải bảo vệ,

“không ai có thể bị tước đi mạng sống một cách tùy tiện” [10, Khoản 1, tr.158].

Các khoản còn lại của Điều này có thể tóm tắt như sau:

Chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng nhất, căn cứ vào pháp luật hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện. Hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án đã có hiệu lực pháp luật, do một tòa án có thẩm quyền phán quyết; Bất kỳ người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin và được xét ân giảm hoặc thay đổi mức hình phạt. Không áp dụng hình phạt tử hình với người dưới 18 tuổi và phụ nữ đang mang thai [8, tr.119].

Quyền sống của con người phải được bảo vệ vì đây là quyền cơ bản nhất. Đây là quyền đầu tiên là điều kiện cơ bản nhất để thực hiện tất cả các vấn đề khác của con người “…trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình

trạng khẩn cấp của quốc gia, cũng không thể bị vi phạm…” [11, tr.148].

Quyền sống cần phải được hiểu theo khía cạnh chung nhằm đảm bảo sự tồn tại của con người. Theo đó các quốc gia phải có những biện pháp nâng cao đời sống của những người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân để họ tránh được những cái chết về bệnh tật, suy dinh dưỡng…

Nhà nước cũng có những biện pháp, những thiết chế giúp cho “những

người bị hạn chế tự do” không bị tước đoạt tính mạng hay có những hành động

tội phạm gây nguy hại cho họ từ phía các người khác thậm chí là từ cả những nhân viên an ninh của nhà nước. Tóm lại đối với quyền sống của con người pháp luật Việt Nam tuân thủ đúng theo tiêu chí quốc tế về quyền con người.

Pháp luật quốc tế cũng yêu cầu các quốc gia hạn chế sử dụng hình phạt tử hình. Một số quốc gia trên thế giới biện đã bãi bỏ hình phạt tử hình (Na Uy, Thụy Điển, Ca - na - đa…). Các quốc gia hiện đang áp dụng hình phạt này phải có nghĩa vụ đảm bảo thủ tục tố tụng để sao cho thể hiện sự công

bằng nhất như: không áp dụng hồi tố, phải xét xử công khai, đảm bảo quyền bào chữa, thủ tục ân giảm…

Một phần của tài liệu Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 57)