Các văn bản pháp luật quốc tế khác

Một phần của tài liệu Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 55)

Ngoài ra chúng ta còn có thể kể tới hàng loạt văn bản quốc tế mang tính pháp lý về nhân quyền khác:

1. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, 1966. 2. Nghị định thư không bắt buộc Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, 2008.

3. Công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự, 1966.

4. Nghị định thư không bắt buộc thứ hai Công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự nhằm xoá bỏ hình phạt tử hình, 1966.

5. Nghị định thư không bắt buộc thứ hai Công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự nhằm xoá bỏ hình phạt tử hình, 1989.

6. Công ước quốc tế về bảo vệ mọi người khỏi mất tích cưỡng bức. 7. Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước chống tra tấn hoặc các hình thức đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục, 2002.

8. Các Quy tắc chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân, 1955. 9. Các nguyên tắc cơ bản về đối xử với tù nhân, 1990.

10. Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào, 1988.

11. Các quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do.

12. Tuyên bố về bảo vệ mọi người khỏi bị tra tấn và các hình thức đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác.

13. Các nguyên tắc về đạo đức y học liên quan đến vai trò của nhân viên y tế, đặc biệt là các thầy thuốc, trong việc bảo vệ tù nhân và những người bị giam chống lại sự tra tấn hoặc đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục, 1982.

14. Các nguyên tắc về điều tra và lưu trữ hiệu quả tư liệu về tra tấn hoặc đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục, 2000.

15. Các bảo đảm nhằm bảo vệ quyền của những người đang phải đối mặt với án tử hình, 1984.

16. Các quy tắc hành động của cán bộ thi hành pháp luật, 1979.

17. Các nguyên tắc cơ bản về sử dụng vũ lực và súng của cán bộ thi hành pháp luật, 1990.

18. Các Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về các biện pháp không giam giữ (Các Quy tắc Tô-ki-ô), 1990.

19. Các nguyên tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về hoạt động tư pháp với người chưa thành niên (Các Quy tắc Bắc Kinh), 1985.

20. Tuyên ngôn về các nguyên tắc công lý cơ bản cho các nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực, 1985.

21. Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của toà án, 1985. 22. Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư, 1990. 23. Các hướng dẫn về vai trò của công tố viên, 1990.

24. Những nguyên tắc về ngăn chặn và điều tra có hiệu quả mọi trường hợp thi hành tử hình không qua xét xử, tuỳ tiện và trái pháp luật, 1989.

25. Tuyên ngôn về bảo vệ tất cả mọi người khỏi sự cưỡng bức mất tích, 1982.

26. Các nguyên tắc và hướng dẫn cơ bản về quyền được khôi phục và bồi thường cho các nạn nhân của vi phạm nghiêm trọng luật nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế, 2006.

27. Tuyên bố về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, các nhóm và các tổ chức trong xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người và các tự do căn bản đã được thừa nhận rộng rãi, 1998.

28. Tuyên bố cam kết về HIV/AIDS.

29. Các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người, 1996. 30. Công ước bổ sung về xoá bỏ chế độ nô lệ, buôn bán nô lệ, các thể chế và tập tục khác tương tự chế độ nô lệ, 1956.

31. Công ước về lao động cưỡng bức (Công ước số 29 của ILO), 1930. 32. Công ước về xoá bỏ lao động cưỡng bức (Công ước số 105 của ILO), 1957.

2.2. Các quyền của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Việt Nam theo tiêu chí quốc tế

Một phần của tài liệu Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)