Hoàn thiện các quy định pháp luật

Một phần của tài liệu Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 94)

Mở rộng hơn các quy định về quyền con người

Các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân tuy được quy định rất nhiều trong các văn bản pháp luật nằm rải rác trong Hiến pháp, các bộ luật, luật, văn bản dưới luật… tuy nhiên theo xu hướng phát triển của xã hội, của Thế giới thì các quyền con người cũng ngày càng được mở rộng. Về cơ bản quyền con người được hiểu theo 2 cách: quyền tự nhiên và quyền pháp lý.

Chúng ta cần hiểu rằng quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm tuy gần gũi nhưng không đồng nhất với nhau. Về bản chất quyền công dân là những quyền con người được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình. Tuy nhiên quyền công dân không phải là hình thức cuối cùng và toàn diện của quyền con người. Với ý nghĩa là một khái niệm gắn liền nhà nước, thể hiện quan hệ giữa công dân với nhà nước và được nhà nước đảm bảo chủ yếu dành cho người có quốc tịch của nước đó. Không phải ai cũng được hưởng các quyền công dân của một quốc gia nhất định và không phải hệ

thống quyền công dân của mọi quốc gia đều giống hệt nhau cũng như đều hoàn toàn tương thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.

Xét trên các góc độ quyền con người rộng hơn quyền công dân vì nó không chịu sự bó hẹp của quan hệ Nhà nước với cá nhân mà là với toàn thể nhân loại, không bị hạn chế về quốc tịch hay bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào. Diều đó thể hiện tính bình đẳng. Nhưng dù hiểu theo cách nào thì quyết định đó vẫn là việc thực hiện quyền con người trên thực tế và phụ thuộc vào các hai yếu tố cơ bản:

- Nhận thức của con người.

- Trình độ phát triển của từng quốc gia.

Đối với người bị tạm giữ, tạm giam hay phạm nhân thì những quyền của họ bị hạn chế hơn nữa so với quyền của công dân. Họ bị coi là những người đã bị tước quyền tự do. Họ không thể có một số quyền như công dân bình thường như: tự do đi lại, tự do tìm kiếm việc làm, tự do thể hiện ý chí…

Chẳng hạn pháp luật Việt Nam quy định đối với người bị tạm giam họ không có quyền tham gia bầu cử. Điều này cũng gây nhiều ý kiến tranh cãi. Điều 25 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 được sửa đổi bổ sung năm 2010 và hợp nhất theo văn bản số 04 ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Văn phòng Quốc hội, quy định như sau:

1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.

2. Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu hai mươi bốn giờ mà được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực

hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.

3. Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Toà án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù, bị bắt tạm giam hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì Uỷ ban nhân dân cấp xã xoá tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri [17, Điều 25].

Theo các quy định trên thì những người bị tạm giữ có quyền tham gia bầu cử, còn người bị tạm giam hay đang chấp hành hình phạt tù sẽ không được tham gia bầu cử, nhưng họ vẫn là công dân vì có quốc tịch Việt Nam do vậy một số ý kiến cho rằng vẫn nên quy định mở rộng quyền dân chủ đối với cả người bị tạm giam và phạm nhân có quốc tịch Việt Nam..

Có các quy định tạo điều kiện cho những người chấp hành án sớm hòa nhập cộng đồng

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền kể cả đối với những người bị tước tự do. Có rất nhiều quy định cụ thể nằm trong các văn bản luật, dưới luật thể hiện sự dân chủ cũng như thúc đẩy một cách hiệu quả quyền con người. Những tiến bộ đạt được sẽ là những tiêu chí để đánh giá quyền con người trên thực tế.

Cụ thể tại Điều 28 và Điều 29 Luật thi hành án hình sự quy định: Chế độ học tập, học nghề và được thông tin của phạm nhân

1. Phạm nhân phải học pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hoá, học nghề. Phạm nhân chưa biết chữ phải học văn hoá để xoá mù chữ. Phạm nhân là người nước ngoài được khuyến khích học tiếng Việt. Phạm nhân được bố trí ngày thứ bảy để học tập, học nghề và được nghỉ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Căn cứ yêu cầu quản lý, giáo dục phạm nhân và thời hạn chấp

hành án, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức dạy học cho phạm nhân theo chương trình, nội dung do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định.

2. Phạm nhân được cung cấp thông tin về thời sự, chính sách, pháp luật của Nhà nước [18, tr.36, Điều 28].

Chế độ lao động của phạm nhân:

1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng; được nghỉ lao động các ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Thời gian phạm nhân lao động và học tập, học nghề không quá 08 giờ trong 01 ngày. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 02 giờ trong 01 ngày. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.

2. Phạm nhân nữ được bố trí làm những công việc phù hợp với giới tính, sức khoẻ và độ tuổi; không làm công việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ.

3. Phạm nhân mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì tuỳ mức độ, tính chất của bệnh tật và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động [18, Điều 29, tr.36, 37].

Quy chế Trại giam ban hành kèm theo Nghị đinh số 117/NĐ –CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ quy định:

3. Phạm nhân là người chưa thành niên phải thực hiện bắt buộc học chương trình tiểu học, phổ cập trung học cơ sở; phải học văn hóa vào tất cả các ngày trong tuần, trừ ngày chủ nhật, ngày lễ,

tết; mỗi ngày một buổi, mỗi buổi bốn giờ (4h); được giáo dục chuẩn mực đạo đức, các kỹ năng sống cơ bản; được phổ biến thời sự, chính sách, pháp luật, giáo dục công dân theo chương trình, nội dung do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp biên soạn; được tư vấn, trợ giúp về tâm lý, giáo dục, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết để có điều kiện thuận lợi tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội.

4. Phạm nhân là người chưa thành niên được ưu tiên bố trí học nghề, nâng cao tay nghề theo nguyện vọng phù hợp với độ tuổi, trình độ văn hóa, giới tính, sức khỏe, điều kiện thực tế của trại giam [5, Điều 14, khoản 3, 4, tr.12].

Ngoài ra Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT – BTC – BCA – BQP ngày 12/01/2010 cũng đã hướng dẫn việc thực hiện chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động, dạy nghề của phạm nhân trong các trại giam để giúp đảm bảo quyền con người. Trong văn bản này ngay tại Điều 1 quy định các phạm nhân phải được lao động và học tập, đây là quyền của họ. Nhưng việc lao động phải dựa trên những tiêu chí phù hợp với các phạm nhân như: sức khỏe, giới tính, độ tuổi… Ngoài ra cũng quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi cũng như việc bồi dưỡng, sử dụng kết quả lao động của họ.

Các quy định trên cho thấy Nhà nước ta mong muốn tạo điều kiện thúc đẩy và bảo vệ các chế độ để các phạm nhân có hiểu biết, kiến thức để tái hòa nhập cộng đồng cũng như tạo điều kiện cho họ được học nghề để sau khi tái hòa nhập cộng đồng họ có một cơ hội tìm kiếm công việc ổn định, có thu nhập nuối sống bản thân.

Tạo hành lang pháp lý cho việc thực thi các quyền con người một cách đầy đủ hơn tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam

giam hoặc chấp hành hình phạt tù khá đầy đủ nhưng để đi vào thực tiễn cuộc sống thì cần có một cơ chế ràng buộc cụ thể. Đó chính là cơ chế giám sát, cơ chế thực hiện và chế tài.

Đối với cơ chế giám sát thì có rất nhiều bộ phận để có thể giam sát. Ngay bản thân những người bị tạm giữ, tạm giam hay phạm nhân cũng có quyền gửi đơn tới những cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi ích của mình. Ngoài ra còn có sự giám sát của Mặt trận tổ quốc, Viện kiểm sát, cùng cơ quan cấp trên trực tiếp… Tuy nhiên để thực sự hiệu quả phải đưa ra một hình thức giám sát cụ thể chứ không phải chung chung và không ai chịu trách nhiệm chính. Hiện nay tuy có các cơ quan chức năng có thể giám sát việc thực thi quyền con người trong Nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam song để có một cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chính vẫn chưa cụ thể nên hiệu quả chưa cao. Chẳng hạn như Mặt trận tổ quốc có khi được mời tham gia hoặc không được mời tham gia vào các vụ án hình sự hoặc các cuộc kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam. Viện kiểm sát nhiều khi phải được phép của Giám thị trại tạm giam hay trại giam mới được tiếp xúc với can phạm nhân. Thực tế cho thấy Viện kiểm sát rất khó chủ động tiếp cận can phạm nhân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ hay các diễn biến tình hình thực tế. Thực tế tại Hải Phòng cho thấy kiểm sát viên tại các quận, huyện tiến hành kiểm sát hàng ngày các Nhà tạm giữ Công an cùng cấp có thể tiếp cận hàng ngày với các đối tượng tạm giữ nhưng tại cấp tỉnh kiểm sát viên hàng tuần vào kiểm sát trại tạm giam hầu như rất ít khi được tiếp cận người bị tạm giam, phạm nhân để tìm hiểu, nắm bắt tình hình. Khi tiếp xúc với họ phải được Giám thị trại cho phép. Các cuộc kiểm sát 3 tháng, 6 tháng đối với Trại tạm giam, trại giam đều phải lên kế hoạch, lịch công tác để trại tạm giam, trại giam chuẩn bị trước. Pháp luật quy định Viện kiểm sát có quyền kiểm sát đột xuất khi có vi phạm pháp luật tại nhà tạm giữ, trại tạm giam hay trại giam. Trên thực tế Viện

kiểm sát do không thể nắm bắt được cụ thể tình hình nên toàn tiến hành kiểm sát khi vụ việc đã xảy ra hoặc việc vi phạm tại đây đã được xử lý xong.

Thiết nghĩ để có cơ chế giám sát hiệu quả việc thực hiện quyền con người phải là cơ quan có năng lực (có chuyên môn, có đủ nhân lực, điều kiện vật chất để thực hiện…) và đảm bảo yếu tố khách quan. Gắn với trách nhiệm thì cũng phải là quyền năng pháp lý và quyền năng thực tế dành cho cơ quan đó để họ thực hiện triệt để hơn.

Cơ chế thực thi quyền con người cũng là một vấn đề cần quan tâm. Hiện tại trên địa bàn thành phố Hải Phòng việc thực hiện các chế độ đối với người bị tạm giữ, can phạm nhân được thực hiện khá tốt. Cụ thể đối với chế độ ăn của can phạm nhân: Thời điểm năm 2009 bình quân mỗi can phạm nhân được ăn 260 ngàn đồng/ 1 tháng tính ra là 9 ngàn đồng/ 1 ngày. Đến năm 2010 trung bình chi ăn cho mỗi phạm nhân là trên 380 đồng/ 1 tháng tính ra là trên 12 ngàn đồng 1 ngày. Năm 2011 trung bình chi ăn cho mỗi phạm nhân là trên 377 ngàn đồng/ 1 tháng và trên 12 ngàn đòng/ 1 ngày. Như vậy trong các thời điểm đó việc chi ăn cho người bị tạm giữ, can phạm nhân đầy đủ theo định lượng đã quy định của nhà nước. Tuy nhiên việc thực hiện các chế độ với họ tốt nhưng không có nghĩa là chúng ta không cần phải xây dựng cơ chế thực thi đảm bảo cho việc thực hiện quyền con người đối với họ. Đây đó vẫn có những hành vi vi phạm thường gặp mà chúng ta đã thấy ở trên (mục 3.2.2).

Do vậy để việc thực thi quyền con người đi vào thực tế phải có cơ chế thực hiện, thẩm tra trực tiếp tại chỗ, phải có người thực hiện chính và chịu trách nhiệm. Phải kiểm tra ngay khi những quyền đó đang được thực hiện. Việc sắp xếp, phân công hợp lý, chuẩn bị sẵn sàng. Ví dụ qua cuộc kiểm sát Trại giam Xuân Nguyên năm 2011 phát hiện việc cấp phát công, tư trang cho phạm nhân chưa đủ theo quy định (mặc dù đã là thời điểm tháng 9). Theo cán bộ trại giải thích việc cấp phát trên phụ thuộc vào Tổng cục VIII - Bộ Công an. Sau đó

Tổng cục đã chủ động cho các Trại giam quyền tự chủ và cấp phát ngay tư đầu năm theo đề xuất của trại giam. Đến năm 2013 việc cấp phát công, tư trang cho phạm nhân được thực hiện đầy đủ nhưng cấp phát thêm cho phạm nhân vị thành niên theo quy định vẫn còn thiếu. Nguyên nhân là do cán bộ hậu cần trại giam chưa nắm được các quy định này của pháp luật nên chưa kịp mua bổ sung. Như vậy rõ ràng việc cấp phát công, tư trang cho phạm nhân theo chế độ đã không thực hiện làm phạm nhân bị thiệt thòi về quyền lợi mà nguyên nhân là không có sự đối chiếu kiểm tra ngay khi thực hiện.

Chế tài thực hiện là những biện pháp để phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi vi phạm hoặc làm sai quy định. Tuy nhiên thực tế xảy ra cho thấy chỉ có những hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự xảy ra thì chế tài mới được áp dụng còn những hành vi làm sai quy định, không đảm bảo các chế độ của người bị tạm giữ, can phạm nhân thì cho dù đã có văn bản yêu cầu nhưng việc thực hiện hay không thực hiện theo đúng quy định lại không có cơ chế ràng buộc. Trong trường hợp Mặt trận tổ quốc (được mời tham gia), Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ khắc phục vi phạm. Nhưng nếu vi phạm đó không được khắc phục thì cũng không có hành lang pháp lý hay căn cứ pháp luật nào để xử lý… Các vi phạm đôi khi vẫn tồn tại từ năm này qua năm khác và thực tế vẫn không có cơ quan nào chịu trách nhiệm hay bị ràng buộc vê pháp lý nếu không thực hiện. Cho nên để đảm bảo quyền con người được thực hiện cũng cần phải có một khung pháp lý để ràng buộc về mặt chế tài.

Xây dựng các quy định cụ thể nâng cao ý thức pháp luật về quyền con người cho những người đang thực thi nhiệm vụ trong bộ máy công quyền

Việt Nam là quốc gia phần nhiều ảnh hưởng của văn hóa Á Đông. Tôn giáo đa dạng, sự cách biệt về địa lý, điều kiện kinh tế giữa các khu vực cũng

Một phần của tài liệu Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 94)