Quyền được giáo dục

Một phần của tài liệu Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 68)

Giáo dục vừa là quyền con người vừa là một phương tiện không thể thiếu để thực hiện các quyền con người khác. Giáo dục nhằm nâng cao tri thức cho con người, thúc đẩy quyền con người và dân chủ. Tất cả mọi người bị giam giữ đều được tiếp cận với giáo dục trên thực tế cũng như trên phương diện pháp lý, không có bất kỳ sự phân biệt, đối xử nào. Đào tạo bậc tiểu học được miễn phí cho tất cả mọi người. Hình thức, nôi dung đào tạo có thể chấp nhận được phù hợp với người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân.

Chương trình giáo dục phải đảm bảo hoàn thành những việc giáo dục cơ bản, là nền móng cho họ có thể học tập suốt đời. Trong giáo dục cũng phải giáo dục kỹ thuật và hướng nghiệp nhằm tạo cho những người bị giam giữ sau một thời gian vẫn có thể tái hòa nhập cộng đồng và không mất đi cơ hội trong cuộc sống. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của từng nơi mà có những phương pháp, cách thức đào tạo cho phù hợp để họ có thể dễ dàng tiếp cận.

Đội ngũ giáo viên giảng dạy phải đảm bảo về chất lượng cũng như có chế độ cải thiện điều kiện vật chất của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Trong môi trường giáo dục, hình phạt thể chất không phù hợp với các nguyên tắc căn bản của luật nhân quyền quốc tế là tôn trọng nhân phẩm, ngoài ra kỷ luật lớp học trong trại giam hay nơi giam giữ không được mang tính chất hạ nhục học viên (người học)

Cắc quốc gia thành viên Công ước ICESCR phải đảm bảo rằng giáo trình giảng dạy cho tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục – đạo tạo (kể cả cho người bị giam giữ) đều hướng tới mục tiêu phát triển đầy đủ về nhân cách, ý thức về nhân phẩm, tăng cường sự tôn trọng và các quyền tự do cơ bản của con người; thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung và tình hữu nghị của các dân tộc. Có một môi trường hiệu quả, minh bạch để duy trì sự giám sát việc thực hiện trên thực tế những mục tiêu giáo dục. Ngoài ra những quốc gia thành viên còn phải không được ban hành hoặc phải loại bỏ các quy định mang tính phân biệt đối xử về giáo dục. Xử lý các hành vi này cũng như những hành vi phản giáo dục; sử dụng giáo trình giảng dạy không phù hợp với mục tiêu giáo dục. Tiêu chuẩn tối thiểu với tù nhân quy định:

Phải có quy định về việc ưu tiên giáo dục cho tất cả những tù nhân có khả năng hưởng lợi ích từ giáo dục, kể cả các giáo lý tín ngưỡng ở những quốc gia có thể thực hiện được điều này. Giáo dục cho người mù chữ và tù nhân trẻ là bắt buộc và ban quản lý nhà tù phải chú ý đặc biệt đến việc này.

Nếu có thể được, giáo dục cho tù nhân phải được kết hợp với hệ thống giáo dục của quốc gia đó, sao cho sau khi được thả, họ có thể tiếp tục việc học tập mà không gặp khó khăn.

Các hoạt động giải trí và văn hoá phải có ở mọi nhà tù để phục vụ cho sức khoẻ thể chất và tâm thần của tù nhân [10, tr.217 – 226].

Chương 3

THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ NGƢỜI

CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)