Các giải pháp khác nâng cao đảm bảo về quyền con người

Một phần của tài liệu Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 106)

3.3.3.1. Giải pháp về tổ chức các cơ quan THTT

Các cơ quan THTT cần có sự phân định rõ ràng hơn về trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với hoạt động giải quyết các vụ án. Đối với hệ thống cơ quan điều tra, VKSND, TAND cần có sự phối kết hợp nhưng phải gắn liền giữa quyền và nghĩa vụ của những cơ quan này. Các hoạt động điều tra hiện nay tuy dưới danh nghĩa có sự kiểm sát của cơ quan VKS nhưng các hoạt động điều tra thường khá độc lập và nhiều khi không phải lúc nào VKS cũng giám sát hoặc định hướng được cho cơ quan điều tra. Nhiều khi VKS phải chịu trách nhiệm từ khi tiến hành gia hạn tạm giữ để điều tra song thực tế hoạt động tạm giữ đã được cơ quan điều tra tiến hành từ trước đó. VKS nhiều khi không đủ nhân lực, phương tiện, chức năng để tiến hành các hoạt động điều tra độc lập nhưng lại phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động điều tra. Rõ ràng với hai thực thể khác nhau với chức năng, nhiệm vụ độc lập nhưng VKSND lại phải chịu trách nhiệm thay cho các hoạt động mà mình không trực tiếp tiến hành sẽ vô hình tạo áp lực lên VKS trong các hoạt động như: phê chuẩn khởi tố bị can rất dễ xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm. Cần phải có những quy định cụ thể hơn, phân định hợp lý hơn, quyền và trách nhiệm giữa hai cơ quan này.

Việc xét xử của TAND cũng vậy, hiện tại các thẩm phán chưa độc lập hoàn toàn trong khi xét xử. Họ phải chịu áp lực về tư duy nhiệm kỳ, về việc tái bổ nhiệm cũng như một số sự can thiệp khác từ bên ngoài, Hiện nay TAND các tỉnh đang rất khó khăn trong việc xét xử các vụ án do thiếu thẩm phán. Lực lượng thẩm phán hiện nay còn thiếu nhưng hiện nay càng thiếu hơn vì do một số thẩm phán đã hết nhiệm kỳ mà chưa được tái bổ nhiệm. Áp lực xét xử sẽ gia tăng lên các thẩm phán ít ỏi còn lại đang trong nhiệm kỳ khi số lượng án nhiều và rơi vào thời điểm cuối năm với lịch xét xử dày đặc. Công

việc nhiều càng dễ đẫn đến những sai sót không đáng có khi xét xử. Chúng ta nên có những quy định để kéo dài nhiệm kỳ của thẩm phán hoặc có những giải pháp khác để giải tỏa áp lực, đảm bảo tính độc lập, khách quan của các thẩm phán khi xét xử [7, tr.113 - 129].

3.3.3.2. Giải pháp về con người

Giải quyết vấn đề kinh tế và công ăn việc làm cho những người sau khi chấp hành án phạt tù

Những phạm nhân sau khi chấp hành án phạt tù trở về địa phương rất khó tìm được công việc ổn định. Lý do phổ biến là do số lượng công ăn việc làm trong xã hội ít, những người bình thường để kiếm được một công việc có thu nhập đã khó nên đối với những phạm nhân chấp hành xong án phạt tù lại càng khó hơn. Bên cạnh đó là những định kiến của người xung quanh cũng như sự mặc cảm của bản thân họ. Chính vì thế rất cần những chính sách giúp đỡ của Nhà nước cũng như sự nhận thức của xã hội đối với những con người đã từng “lầm lỡ”. Ngoài ra cũng phải kể đến sự nỗ lực của chính họ vì họ phải cố gắng hơn những người bình thường rất nhiều để tìm kiếm được chỗ đứng trong xã hội hay nói đơn giản hơn là có việc làm ổn định.

Khi những phạm nhân chấp hành án phạt tù xong họ rất khó khăn về kinh tế. Bởi lẽ họ chưa thể kiếm ngay được công ăn việc làm để có thu nhập. Như câu nói châm ngôn “an cư lạc nghiệp”. Họ phải có nơi ở ổn định cũng như có một chút kinh tế ổn định thì việc tìm kiếm công việc cũng như để tái hòa nhập với cộng đồng mới thuận lợi và trở nên dàng hơn.

Nâng cao trình độ nhận thức và những cơ chế đảm bảo để người thi hành công vụ thực hiện tót hơn việc bảo vệ quyền con người

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng cán bộ làm quản giáo chủ yếu theo chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc được phân công từ các bộ phận khác của ngành Công an chuyển sang. Việc đào tạo mang tính chuyên biệt chưa có,

cũng như việc tập huấn chuyên sâu cho cán bộ làm công tác này chưa nhiều dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ quản giáo, nhân viên, người thi hành công vụ trong công tác giam, giữ vẫn còn một số hạn chế nhất định. Các sai phạm chủ yếu tại nhà tạm giữ, tạm giam, trại giam bắt nguồn từ nguyên nhân chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền con người trong lĩnh vực này. Tiếp đến đó là tư tưởng đặc quyền, đặc lợi của những người thi hành công vụ. Nhiều cán bộ, quản giáo có tư tưởng rằng những người bị tạm giữ, tạm giam hay phạm nhân là người phạm tội và bị tước hết tự do do vậy việc giam giữ nhằm mục đích trừng trị là chính và các quyền con người sẽ bị tước bỏ.

Việc thực hiện nhân quyền một cách triệt để phải bắt nguồn từ hành lang pháp lý cơ bản đó chính là Hiến pháp, văn bản luật cao nhất của Nhà nước. Hiến pháp mới năm 2013 đã cho thấy sự thay đổi rất sâu sắc về hoạt động nhân quyền trong đó các quyền con người được công khai, minh bạch thay đổi cả về chất lẫn về lượng. Hiến pháp mới chỉ ra rằng người bị tạm giữ, tạm giam không phải là người phạm tội mà họ vẫn phải được coi là chưa có tội và là người bình thường. Chỉ khi có bản án của Tòa án có thẩm quyền đã có hiệu lực thì họ mới bị coi là có tội và kể cả khi họ phải chấp hành án những quyền con người mà pháp luật chưa tước bỏ phải được tôn trọng và thực hiện triệt để. Nhà nước ta đang tích cực đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến nội dung bản Hiến pháp mới này trong đó có nội dung rất quan trọng về quyền con người. Việc chỉnh sửa lại từ mặt nhận thức sẽ tạo ra kết quả trong hành động. Các văn bản luật, dưới luật để thực hiện cụ thể nhân quyền sẽ được triển khai. Các điều kiện thực tế, nhân lực thực thi công vụ trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam, lưu giam sẽ do hệ thống cơ quan hành pháp đảm nhiệm. Việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng Công an làm việc cần chuyên trách hơn, đòi hỏi chuyên môn tốt hơn và những yếu tố về phẩm chất, đạo đức cần có.

vệ con người hay cụ thể hơn là bảo vệ nhân quyền. Hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật ở Việt Nam khá hoàn chỉnh với đầy đủ các thành phần TAND, VKSND các cấp từ trung ương, đến địa phương. Với vai trò của mình, hệ thống này đã tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức pháp luật cho các công dân giúp Nhà nước ta giải quyết các vấn đề trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên thực tế đã và đang cho thấy nhiều bất cập trong các khâu từ điều tra, truy tố cho tới xét xử, thi hành án. Nhiều trường hợp vi phạm pháp luật vì thiếu hiểu biết cũng như không có thói quen tôn trọng pháp luật. Vì vậy việc cải cách tư pháp trọng tâm là tòa án với yếu tố hàng đầu là coi trọng pháp luật kết hợp cùng với các yếu tố lập pháp, hành pháp sẽ tạo ra cơ chế đồng bộ thúc đẩy sự phát triển bảo vệ quyền con người một cách toàn diện.

Hoàn thiện cơ sở vật chất trại tạm giam, trại giam cũng như nâng cao các chế độ cho người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân

Tuy đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội, tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong các năm qua Việt Nam vẫn là một nước nghèo, xuất phát điểm thấp, đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai, còn rất nhiều khó khăn. Mặc dù Chính phủ cũng đã có những chính sách hỗ trợ ở nhiều địa phương nhưng nhìn chung cơ sở vật chất về y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, thông tin… còn thiếu thốn, ảnh hưởng tới sự hưởng thụ đầy đủ các quyền của người dân nói chung cũng như người bị giam, giữ nói riêng.

Việc tiếp cận các nguồn thông tin, các dịch vụ xã hội còn thấp nên sự hiểu biết pháp luật, ý thức tuân thủ pháp chế chưa cao. Các trại giam, trại tạm giam thường được thiết lập ở các khu vực hẻo lánh, xa dân cư. Đường đi tới những nơi này thường khó khăn, hiểm trở. Chính vì thế những phạm nhân, người bị tạm giam thường bị cô lập với thế giới bên ngoài và rất ít có cơ hội tiếp xúc với cuộc sống xã hội thường nhật một cách đúng nghĩa. Các Trại

giam, trại tạm giam thường được tận dụng những cơ sở vật chất từ nhiều năm về trước, hệ thống thiết bị, các buồng giam, giữ nhiều khi đã xuống cấp trầm trọng theo thời gian, điều kiện ăn, ở, sinh hoạt nhiều khi rất tồi tệ hoặc quá tải. Cũng có cơ sở vật chất được xây mới nhưng lại chịu một số sự quy định ràng buộc của pháp luật nên không được sử dụng. Chẳng hạn phân trại quản lý và giáo dục phạm nhân Kiến An thuộc Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng được thiết kế, xây dựng dành cho khoảng 500 phạm nhân nhưng theo quy định thì số phạm nhân được ở lại phân trại không quá 15% trên tổng số bị can, bị cáo tương đương với từ 150 – 170 người hiện đang chấp hành án phạt tù tại đây. Trong khi đó ở trại chính thì tình trạng can phạm nhân không đủ diện tích tối thiểu thường xuyên diễn ra và hầu như không có cách khắc phục. Bệnh xá trại theo tiêu chuẩn chỉ được 18 - 20 giường nhưng thường xuyên có đến 35 - 40 can phạm nhân điều trị. Các thiết bị y tế ở đây hầu như không có. Mỗi khi can phạm nhân điều trị chuyển bệnh nặng phải chuyển sang bệnh viện dân y gây tốn kém, vất vả cho trại tạm giam. Việc thông tin, liên lạc đáp ứng nhu cầu thăm, gặp thân nhân của phạm nhân được thực hiện đúng quy định tại Trại giam Xuân Nguyên, còn Trại tạm giam Hải Phòng hiện vẫn mới bắt đầu thực hiện tại phân trại Kiến An và chưa thực hiện đối với phạm nhân ở trại chính Trại tạm giam Công an thành phố. Theo báo cáo của Ban Giám thị Trại phải xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an thành phố cũng như kinh phí để xây dựng, cải tạo đường dây của bộ phận hậu cần Công an thành phố. Việc nấu ăn cho can phạm nhân nhiều lúc vẫn chưa hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm. Sau nhiều lần kiến nghị của Viện kiểm sát cùng cấp thì Trại tạm giam Công an thành phố mới xin được kinh phí để sửa chữa, nâng cấp bếp ăn phục vụ cho những người bị giam, giữ.

Nhìn chung việc hoàn thiện các cơ sở vật chất cho Trại giam, trại tạm giam khiến cho việc phục vụ các nhu cầu của con người được tốt hơn, các chế

độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù được đảm bảo hơn. Đây là trách nhiệm của nhà nước mà cụ thể là các cơ quan liên quan tới viện giam, giữ người bị tạm giữ, can phạm nhân. Ngoài những cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu thiết yếu cũng cần có những cơ sở vật chất để nâng cao ý thức, trình độ, tính sáng tạo phục vụ tốt hơn về tinh thần của người bị giam, giữ. Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và để người bị giam, giữ tham gia tốt hơn vào đời sống văn hóa – xã hội.

KẾT LUẬN

Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự là vấn đề liên quan đến những quyền cơ bản nhất của con người ngay cả đối với những quyền con người tối thiểu. Người bị giam giữ theo pháp luật quốc gia đó họ là những người bị tước một số quyền tự do, bị hạn chế một số quyền công dân. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ có thể bị chà đạp một cách vô cớ và mất hết những quyền con người cơ bản nhất. Trước hết họ vẫn phải được coi là con người với những phẩm giá nhất định để chứng minh điều đó. Các quyền sống, quyền được ăn, mặc, sinh hoạt, chăm sóc y tế là những việc mà các Nhà nước có nghĩa vụ phải thực hiện đối với bất kỳ công dân nào. Pháp luật Việt Nam hiện đại có những quy định góp phần thay đổi tư duy xã hội theo hướng tiến bộ hơn. Người bị tạm giữ, tạm giam có thể bị mất đi một số quyền nhưng về cơ bản họ vẫn được xem là chưa có tội, chưa phải chịu hình phạt, có đầy đủ các quyền của một công dân thông thường. Chỉ khi họ đã bị xét xử bởi một tòa án có thẩm quyền bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì họ mới trở thành phạm nhân và phải chấp hành hình phạt tù trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu khoa học về quyền con người trong lĩnh vực này sẽ giúp thiết chế của Nhà nước dần được nâng cao, việc thực thi công vụ cũng được quy định rõ ràng để bảo vệ con người.

Luận văn đề cập đến quyền con người đang bị tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự hay chính xác hơn là đang chấp hành hình phạt tù. Việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu sâu hơn về những quy định của pháp luật cũng như so sánh giữa quy định pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế để tìm ra sự khác biệt cũng như các đặc điểm của nó. Đồng thời tiếp cận tới những gì được coi là chân lý về quyền con người được cả cộng đồng quốc tế thừa nhận và đang nỗ lực thực hiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, (http://www.tracuuphapluat.info/2011/09/toan-van-nghi-quyet-49-nqtw- nam-2005-ve.html).

2. Bộ Ngoại giao (2005), Sách trắng nhân quyền Việt Nam, (http://www.mofa. gov.vn). 3. Bộ Quốc phòng (2014), Bài Nhân quyền trong tuyên ngôn độc lập của

Chủ tịch Hồ Chí Minh, (http:/www.bienphong.com.vn).

4. Chính phủ (1998) Quy chế về tạm giữ, tạm giam, Ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ – CP ngày 07/11/1998, (http:/vbqppl.moj.vn). 5. Chính phủ (2011), Công báo số 654 + 646 ngày 23 tháng 12 năm 2011

Nghị định số 117/2011/NĐ – CP ngày 15/12/2011, Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với

phạm nhân (http:/www.chinhphu.vn).

6. Nguyễn Ngọc Chí (chủ trì) (2011), Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo

vệ quyền con người, Đề tài nghiên cứu khoa học (Đề tài nhóm B), Hà Nội.

7. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Gudmundur Alfredsson & Asbiorn Eide (2011), Tuyên Ngôn Quốc tế

nhân quyền 1948, Nxb Lao động - Xã hội.

9. Jacques Mourgon (1995), Quyền con người, Trung tâm nghiên cứu Quyền con người – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

10. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận và

11. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Hỏi đáp về quyền con

người, Trung tâm nghiên cứu quyền con người – quyền công dân, Nxb

Hồng Đức, Hà Nội.

12. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Bảo vệ và thúc đẩy quyền

con người trong khu vực Asean, Trung tâm nghiên cứu quyền con người

Một phần của tài liệu Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)