Đảm bảo bằng pháp luật

Một phần của tài liệu Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 33)

1.2.1.1. Hệ thống pháp luật tố tụng xây dựng trên cơ sở tiêu chí quốc tế về quyền con người

Quyền con người trong quản lý tư pháp (administration of justice), hay còn gọi là quyền con người trong hoạt động tư pháp, hoạt động tố tụng, là một

khái niệm dùng để chỉ những quyền liên quan đến hoạt động tư pháp. Quyền con người liên quan đến lĩnh vực này rất đa dạng, nhưng đặc biệt quan trọng là những quyền dân sự cơ bản. Các quyền cơ bản có thể kể đến là quyền sống, tự do, an ninh cá nhân và quyền được xét xử công bằng.

Quyền sống, tự do và an ninh cá nhân bao hàm một tập hợp các bảo đảm tố tụng nhằm bảo vệ sự an toàn về tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm và tự do của con người. Quyền này hàm chứa nhiều quyền cụ thể, trong đó bao gồm quyền sống; quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục; quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ hoặc nô dịch; quyền được bảo vệ khỏi bị bắt giữ tùy tiện; và quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do...Tập hợp các quyền cụ thể này, cùng với những bảo đảm về xét xử công bằng, cấu thành một trong những mảng rất quan trọng của luật quốc tế về quyền con người mà thường được gọi là quyền con người trong hoạt động tố tụng. Pháp luật quốc gia cũng phải hướng tới quyền con người theo các tiêu chí:

- Bên cạnh mục đích trong tố tụng đảm bảo công lý thì còn phải có mục đích tôn trọng, đảm bảo các quyền con người.

- Việc ghi nhận mục đích nói trên phải được thể hiện vào trong các nguyên tắc cụ thể trong điều luật: nguyên tắc đảm bảo tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; nguyên tắc bình đẳng; nguyên tắc xét xử công bằng...

- Hình thức tố tụng hay trình tự, thủ tục tố tụng được lựa chọn phải phù hợp vào điều kiện thực tế của từng quốc gia. Các bước (giai đoạn) trong tố tụng phải chặt chẽ ngăn chặn tối đa sự tùy tiện hoặc lạm dụng của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng với sự vi phạm quyền con người.

- Phân định rõ ràng chức năng của các chủ thể tố tụng và quy định nghĩa vụ của cơ quan - người tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo quyền con người.

quá trình tố tụng đảm bảo cho các hoạt động tố tụng không thể vi phạm nhân quyền.

- Các quyền tố tụng của người bị giam giữ phải được hiện thực, cụ thể hóa trong tố tụng một cách công khai, minh bạch.

- Quy định rõ ràng trong việc bồi thường oan, sai trong tiến hành tố tụng của cơ quan - người tiến hành tố tụng.

Hệ thống pháp luật tố tụng hình sự nói riêng được hiểu là là tập hợp các quy định tố tụng hình sự nhằm bảo đảm quá trình xét xử được công bằng, trong đó bao gồm các khía cạnh như được bình đẳng trước tòa án (equality

before a court), được suy đoán vô tội (assumption of innocence); không bị áp

dụng hồi tố (prohibition of ex post facto laws); và không bị bỏ tù chỉ vì không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng (prohibition of imprisonment for debt). Trong một số tài liệu, mỗi bảo đảm này được coi như là một quyền con người cụ thể. Quyền được xét xử công bằng được đề cập trong các Điều 10 và 11 UDHR. Theo Điều 10, mọi người đều bình đẳng về quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án độc lập và khách quan để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ. Điều 11 bổ sung thêm một số khía cạnh cụ thể. Các quy định kể trên sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 14, 15 và 11 ICCPR.

Bên cạnh việc đề cập đến nội dung các quyền và bảo đảm các quyền như trên, lĩnh vực này còn bao gồm những khuyến nghị về địa vị pháp lý, vai trò, nguyên tắc hoạt động của các chủ thể tiến hành hoặc tham gia tố tụng như quan chức bảo vệ pháp luật, nhân viên y tế, luật sư, công tố viên, thẩm phán. Các văn kiện đó là Các quy tắc đạo đức trong ứng xử của quan chức thực thi pháp luật (1979), Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của toà án (1985), Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư (1990), Các hướng dẫn về vai trò của công tố viên (1990)…

Trong lĩnh vực này, ở Việt Nam có một số đạo luật quan trong liên quan là: BLTTHS (năm 2003, đã sửa đổi), Pháp lệnh điều tra hình sự, Luật thi hành án hình sự...Việt Nam cũng đang xem xét sửa đổi một số điều luật cho phù hợp với định nghĩa quốc tế về tra tấn.

Các pháp luật quy định về tổ chức cơ quan – người tiến hành tố tụng. - Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án mà trọng tâm là đảm bảo Tòa án xét xử độc lập, đúng pháp luật.

- Đảm bảo sự độc lập của Thẩm phán và những người xét xử. - Hoàn thiện chức năng của cơ quan công tố.

- Hoàn thiện pháp luật về điều tra và cơ quan tiến hành hoạt động này. Các quy định của pháp luật về đảm bảo điều kiện vật chất, chế độ đối với các co quan – người tiến hành tố tụng nêu trên.

1.2.1.2. Đảm bảo các nguyên tắc cơ bản đối xử với người bị giam, giữ Đảm bảo về tính mạng, thân thể

Trong Điều 3 UDHR đề cập đến vấn đề bảo vệ mạng sống của con người, Điều luật này gắn kết quyền sống với các khía cạnh có liên quan khác thành một quyền gọi là quyền sống, tự do và an ninh cá nhân. Điều 6 ICCPR cụ thể hóa điều này, theo đó: “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống và được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ

tiện” [10, Điều 6, khoản 1, tr.158].

Ngoài việc đảm bảo về tính mạng thì còn phải bảo vệ về thân thể, tránh việc xâm phạm từ những cơ quan, cá nhân thực thi quyền lực Nhà nước. Vấn đề này được đề cập trong Điều 5 UDHR, trong đó nêu rằng, không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Điều 7 ICCPR cụ thể hóa:

Trong đó nêu rõ, không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; không ai có thể

bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó. Bên cạnh các quy định trên của UDHR và ICCPR, vấn đề chống tra tấn còn được đề cập trong một số điều ước quốc tế khác về quyền con người, đặc biệt là Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT, 1984). Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là, chống tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được coi là một quy phạm tập quán quốc tế

(international custom law) về quyền con người, bởi vậy, tất cả các

quốc gia trên thế giới đều có nghĩa vụ phải tuân thủ, bất kể quốc gia đó có là thành viên của ICCPR, CAT hay bất cứ điều ước quốc tế nào khác có liên quan hay không [10, tr. 61].

Định nghĩa về hành động tra tấn được đã được nêu ở Điều 1 của CAT. Tuy nhiên, như Điều này cũng nêu rõ, khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp.

Định nghĩa về tra tấn trong Điều 1 CAT hiện được sử dụng như một quy định tham chiếu chung trong luật quốc tế về quyền con người và luật hình sự quốc tế khi đề cập đến vấn đề tra tấn, tuy nó bị phê phán là đã loại trừ những đối tượng và hoàn cảnh mà hành động tra tấn được thực hiện bởi những thủ phạm phi công chức (ví dụ, việc một nhóm phiến quân bắt cóc con tin và tra tấn họ hay việc một người chồng đánh đập vợ mình sẽ không thuộc nội hàm của hành động tra tấn theo định nghĩa này) [10, tr.161, 162].

Ngoài ra pháp luật quốc tế cũng quy định về việc không được bắt, giam giữ một cách tùy tiện được thể hiện đầu tiên được trong Điều 9 UDHR, trong đó nêu rằng, không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tuỳ tiện. Điều 9 ICCPR cụ thể hóa Điều 9 UDHR bằng những quy định khá chi tiết. Ngoài

những nội dung này, trong Bình luận chung số 8 thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982, HRC đã giải thích thêm một số khía cạnh có liên quan đến Điều 9 ICCPR.

Đảm bảo về danh dự, nhân phẩm

ICCPR quy định về việc tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người bị mất tự do. Theo đó:

Họ phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người. Khoản 2 Điều này quy định cho những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm giam. Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt. Đặc biệt, Khoản 3 Điều này đề cập đến một nguyên tắc định hướng việc đối xử với những người bị tước tự do, theo đó, việc đối xử với tù nhân trong hệ thống trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội, chứ không phải nhằm mục đích chính là trừng phạt hay hành hạ họ [10, Điều 10, tr.166].

Những văn kiện của Liên Hợp Quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện quyền được đối xử nhân đạo khi bị tước tự do và để lập báo cáo quốc gia về việc thực hiện quyền này bao gồm: Các tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về việc đối xử với tù nhân (1955); Tập hợp các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào (1988)… Các chuẩn mực quốc tế khuyến nghị các quốc gia nên xác định dưới 18 là độ tuổi được coi là vị thành niên trong tố tụng hình sự. Việc đối xử phù hợp với lứa tuổi và tư cách pháp lý của người chưa thành niên nêu ở Khoản 3 Điều 10 ICCPR phải thể hiện ở những yếu tố như: điều kiện giam

giữ tốt hơn phạm nhân đã thành niên; giờ lao động ngắn hơn; được liên lạc với người thân...Văn kiện của Liên Hợp Quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện và để lập báo cáo quốc gia trong vấn đề này là Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về hoạt động tư pháp với người chưa thành niên (Các quy tắc Bắc Kinh, 1985 - đoạn 5).

Đảm bảo quyền được trợ giúp từ luật sư, người bào chữa trong quá trình giam, giữ

Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của những người bị giam, giữ mà pháp luật chưa tước bỏ hoặc để tránh sự xâm hại (Được thông qua tại Hội nghị lần thứ tám về phòng chống tội phạm và xử lý người phạm tội của Liên Hợp Quốc, họp tại Havana, Cuba, từ ngày 27/8 đến 7/9/1990).

Những nguyên tắc này cũng cần được áp dụng một cách thích hợp đối với những người thực hiện các chức năng của luật sư nhưng chưa được hưởng quy chế chính thức của luật sư. Sau đây là các nguyên tắc cơ bản nhất:

1. Mọi người đều có quyền yêu cầu sự giúp đỡ của luật sư theo sự lựa chọn của mình trong mọi giai đoạn của tố tụng hình sự. Các chính phủ phải bảo đảm cơ chế nhanh chóng để việc tiếp cận luật sư có hiệu quả và bình đẳng cho mọi người không có bất kỳ sự phân biệt đối xử.

2. Những bảo vệ đặc biệt trong các vấn đề tư pháp hình sự: Các chính phủ phải bảo đảm rằng, mọi người đều được cơ quan chức năng có thẩm quyền thông báo ngay lập tức về quyền được một luật sư trợ giúp theo sự lựa chọn của họ, ngay khi bị bắt hay bị giam giữ hoặc khi bị cáo buộc phạm tội hình sự.

3. Các chính phủ còn phải bảo đảm rằng, tất cả những người bị bắt hay bị giam, dù có bị cáo buộc phạm tội hình sự hay không, đều phải được nhanh chóng tiếp cận luật sư và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không chậm quá 48 giờ kể từ khi bị bắt hay bị giam.

4. Tất cả những người bị bắt, giam hay cầm tù phải được tạo ra các cơ hội, thời gian và phương tiện đầy đủ để luật sư đến thăm, và được trao đổi hay tư vấn hoàn toàn riêng với luật sư không chậm trễ, không bị theo dõi hay kiểm duyệt. Những cuộc tiếp xúc hay tư vấn như vậy, có thể được tiến hành trong tầm nhìn, nhưng không trong tầm nghe của các nhân viên thi hành luật pháp.

5. Các chính phủ phải đảm bảo cho các hoạt động đúng chức năng của luật sư không bị cản trở [15].

1.2.1.3. Bảo đảm các tiêu chuẩn cơ bản của người bị giam giữ

Tại cuộc họp lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc về Ngăn ngừa Tội phạm và Đối xử với Người phạm tội, tổ chức tại Giơ-ne-vơ năm 1955 Các quy tắc, tiêu chuẩn tối thiểu đối xử với tù nhân được thông qua và được Hội đồng Kinh tế - Xã hội phê chuẩn bằng các Nghị quyết 663C (XXIV) ngày 31/7/1957 và 2076 (LXII) ngày 13/5/1977. Các tiêu chuẩn cơ bản của người bị giam giữ quy định như sau:

Phân loại giam, giữ

Các loại tù nhân, người tạm giữ, tạm giam khác nhau phải được giam, giữ trong các nhà tù, nhà tạm giữ hoặc các khu riêng biệt có tính đến độ tuổi, giới tính, lý lịch phạm tội, lý do pháp lý của việc giam giữ và những điều cần thiết trong đối xử với họ. Nam và nữ phải được giam giữ riêng; Tách riêng những tù nhân chưa xét xử khỏi các tù nhân đã bị kết án; Người bị tù dân sự khác phải được giam tách riêng với người bị tù vì phạm tội hình sự; Tù nhân thanh thiếu niên phải được giam tách riêng với tù nhân là người trưởng thành.

Việc ăn, ở

Nơi nào mà chỗ ngủ là buồng hoặc phòng cá nhân thì vào buổi tối, mỗi tù nhân phải được ở trong một buồng hay phòng của chính người đó. Nếu vì những lý do đặc biệt, chẳng hạn như tạm thời có quá đông tù nhân, thì việc

ban quản lý trung ương của nhà tù thực hiện một ngoại lệ đối với quy tắc này là cần thiết. Không nên có hai tù nhân trong một phòng hay một buồng.

Nơi nào sử dụng phòng tập thể thì tù nhân phải được lựa chọn cẩn thận để phù hợp cho việc kết giao giữa họ với nhau trong những điều kiện đó. Phải có sự giám sát thường xuyên vào buổi tối theo đúng bản chất của loại nhà tù này.

Nơi ăn, ở cho tù nhân và đặc biệt là nơi ngủ phải đáp ứng được các yêu cầu về y tế, có chú ý đúng mức đến các điều kiện khí hậu và đặc biệt là các điều kiện về dung tích không khí, diện tích sàn tối thiểu, ánh sáng, sưởi ấm và thông hơi.

Ở tất cả những nơi có tù nhân ở hay lao động: Cửa sổ phải đủ lớn để tù nhân có thể đọc hoặc lao động được dưới ánh sáng tự nhiên, phải được xây sao cho không khí trong lành có thể vào được, dù có đường thông hơi nhân tạo hay không; Phải cung cấp đủ ánh sáng nhân tạo để tù nhân có thể đọc và làm việc mà không hại đến thị lực;

Khu vệ sinh phải có thể đáp ứng được nhu cầu tự nhiên khi cần thiết của tù nhân. Phải có chỗ tắm thoả đáng sao cho mỗi tù nhân có thể và buộc

Một phần của tài liệu Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)